Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

47 698 5
Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG NUÔI SINH KHỐI LUÂN TRÙNG (Brachinonus plicatilis Muller, 1786 ) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHẤT GIỐNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Người thực hiện: Bùi Văn Chính Lớp: 48K – NTTS Người hướng dẫn khoa học: KS. Lê Minh Hải VINH - 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo KS. Lê Minh Hải là người thầy đã định hướng và tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư, cùng sự giúp đỡ của Ban giám đốc, kỹ sư và anh em công nhân Công ty Cổ phần thuỷ sản Nhất Giống, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và khắc ghi tất cả sự giúp đỡ quý báu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 7 năm 2011 Sinh viên Bùi Văn Chính i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . i DANH MỤC VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG . v DANH MỤC CÁC HÌNH . vi DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ CT Công thức Ctv Cộng tác viên DO Oxi hòa tan NH 3 Amoniac QTLT Quần thể luân trùng vi TLS Tỷ lệ sống iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luân trùng nước lợ (Branchionus plicatilis) phân bố rộng rãi trong các thuỷ vực nước lợ được xem là loại thức ăn ưa thích cho ấu trùng tôm cá biển như: Cá Chẽm, cá Mú, cá Nâu. Do là loài thích nghi rộng với môi trường và có nhiều đặc điểm phù hợp với hoạt động bắt mồi của ấu trùng các loài cá biển và giáp xác như: Kích thước nhỏ phù hợp với cỡ miệng, tốc độ bơi chậm, sống lơ lửng trong nước, . Bên cạnh đó nó còn có hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là chứa các acid béo no, enzym kích hoạt hệ thống tiêu hoá. Vì vậy luân trùng còn có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng cá, giáp xác ở giai đoạn đầu mà không một loại thức ăn nào có thể thay thế được. Mặt khác nó có khả năng sinh sản nhanh và có thể bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng các loại cá, giáp xác nên có thể sản xuất với với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Hiện tại luân trùng được sử dụng trong sản xuất giống của 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác có giá trị kinh tế cao. Sự chủ động sẵn có của nguồn luân trùng sẽ quyết định sự thành công trong lĩnh vực sản xuất giống cá biển (Dhert, 1997 trích bởi Như Văn Cẩn, 1999) [3]. Hiện tại trong các trại giống nuôi trồng thuỷ sản người ta thường sử dụng men bánh mỳ và tảo để nuôi luân trùng. Luân trùng được nuôi bằng tảo cho sinh khối lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao tuy vậy giá thành sản xuất bị đẩy lên cao, còn với men bánh mỳ mặc dù thuận tiện trong sản xuất nhưng men bánh mỳ có giá trị dinh dưỡng kém, tuy hàm lượng protein chiếm tới 45% - 52 % nhưng thiếu các chất khác hoặc có nhưng rất thấp, giá thành cũng khá cao. 1 Qua tìm hiểu các tài liệu tôi thấy rằng một số loại thức ăn như: bột cá, bột đậu nành… cũng phù hợp với nuôi sinh khối luân trùng do chúng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nếu so với tảo và men bánh mỳ, nguồn cung giá thành rẻ và chủ động hơn so với sử dụng tảo hay men bánh mỳ. Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng bột cá hay bột đậu nành làm thức ăn cho luân trùng. Chính vì vậy tôi đã tiến hành đề tài: “ Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (Brachionus plicatilis Muller, 1786)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng. - Tìm ra được loại thức ăn thích hợp nhất để nuôi sinh khối luân trùng. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Vị trí phân loại Ngành : Nemathelminthes Lớp : Rotatoria (Rotifera) Bộ : Monogonota Họ : Brachionidae Giống : Brachionus Loài : Brachionus plicatilis Muller, 1786. 1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo Hình1.1. Hình thái cấu tạo luân trùng Brachionus plicatilis 3 Dựa vào kích thước vỏ giáp, hình dạng cơ thể, cấu tạo các gai luân trùng được chia thành ba dòng khác nhau, chủ yếu theo kích thước. Dòng lớn L: (Brachionus plicatilis) có kích thước cá thể từ 130-340µm (trung bình là 239 μm), khối lượng khô khoảng 0,33 µg/cá thể. Dòng nhỏ S: (Brachionus rotundiformis) có kích thước cá thể từ 100-210µm (Trung bình là 160µm), khối lượng khô khoảng 0,22 µg/cá thể. Dòng siêu nhỏ: (Super small trian) thường có kích thước cá thể trung bình 140µm (Nguyễn quyền và ctv, 1998) [7]. Cơ thể luân trùng có vỏ giáp bao bọc, dẹp theo hướng lưng bụng. Bờ bụng trước có 4 gai dạng u lồi, giữa có khe hình chữ V. Bờ lưng trước có 6 gai, các gai dài xấp xỉ nhau. Vết xẻ lỗ chân hình chữ U nhìn rất rõ (Rudescu, 1960; Kuticova, 1970). Cơ thể luân trùng được chia làm ba phần: Đầu, chân và thân. Phần đầu: Có bộ máy tiêm mao với chức năng là cơ quan vận chuyển và tạo thành dòng nước để đưa thức ăn vào miệng. Phần thân: Là phần phình lớn, chiếm thể tích chủ yếu của cơ thể, được bao bọc bởi lớp vỏ, trên mặt vỏ có các gai phân bố. Phân chân: Chân có dạng vòng, có khả năng co rút, phần tận cùng không phân đốt với hai mấu chân tiết chất dính giúp cơ thể bám vào giá thể. Cấu tạo trong của luân trùng rất đơn giản. Hệ tiêu hoá có miệng nằm ở mặt bụng, bao quanh miệng là một hệ thốnh vành tiêm mao. Bên trong xoang miệng là hệ thống nghiền với hầu cơ có răng kitin, có tác dụng như cối xay nghiền thức ăn. Sau bộ máy nghiền là ống tiêu hoá hẹp và dạ dày tuyến có kích thước lớn. Do không có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp nên sự trao đổi chất trong cơ thể được thực hiện bằng con đường khuếch tán đơn giản từ hệ tiêu hoá vào dịch xoang, đến các mô và ngược lại. Hệ sinh dục đã phân tính nhưng con cái thường gặp nhiều hơn con đực. Con cái thường có một buồng trứng 4 nằm ở phía sau của thân dưới ruột, tiếp theo là ống dẫn trứng ngắn đổ vào huyệt. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái, hệ tiêu hoá và hệ bài tiết tiêu giảm, hệ sinh dục gồm có một tinh hoàn duy nhất, ống dẫn tinh đỗ ra ngoài lỗ huyệt tận cùng bằng cơ quan giao cấu [7]. 1.1.3. Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và chu kỳ sống 5 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG NUÔI SINH KHỐI LUÂN TRÙNG (Brachinonus plicatilis Muller, 1786 ) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHẤT GIỐNG. số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (Brachionus plicatilis Muller, 1786) . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại thức

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:23

Hình ảnh liên quan

1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

1.1.2..

Đặc điểm hình thái cấu tạo Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 1.2. Chu kỳ sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis (theo Hoff và Snell, 1987) - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Hình 1.2..

Chu kỳ sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis (theo Hoff và Snell, 1987) Xem tại trang 11 của tài liệu.
2.3.2. Sơ đồ khối nghiên cứu - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

2.3.2..

Sơ đồ khối nghiên cứu Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 2.1. Sơ đồ - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Hình 2.1..

Sơ đồ Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 3.1..

Các yếu tố môi trường thí nghiệm Xem tại trang 28 của tài liệu.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm trong thí nghiệm 1 - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

3.1..

Các yếu tố môi trường thí nghiệm trong thí nghiệm 1 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3.2. Mật độ quần thể luân trùng Ngày  - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 3.2..

Mật độ quần thể luân trùng Ngày Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởngcủa quần thể luân trùng với 4 công thức thức ăn - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 3.3..

Tốc độ tăng trưởngcủa quần thể luân trùng với 4 công thức thức ăn Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3.4. Tỷ lệ mang trứng của quần thể luân trùng(%) Ngày  - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 3.4..

Tỷ lệ mang trứng của quần thể luân trùng(%) Ngày Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi luân trùng - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 3.5..

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi luân trùng Xem tại trang 38 của tài liệu.
3.2.4. Dự toán kinh tế nuôi luân trùng bằng các loại thức ăn khác nhau - Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống luận văn tốt nghiệp đại học

3.2.4..

Dự toán kinh tế nuôi luân trùng bằng các loại thức ăn khác nhau Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan