Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

97 6.3K 71
Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HOẠ MY MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC MÃ SỐ: 60.14.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS . TS. NGUYỄN THỊ MỸ TRINH VINH 2011 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Trinh là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Vinh và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học 17- Giáo dục tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và đào tạo Lộc Hà, Ban giám hiệu, giáo viênhọc sinh của các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã nhiệt tình cộng tác và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Chữ không viết tắt GD& ĐT Giáo dục và đào tạo GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh GVTH Giáo viên tiểu học GVCN Giáo viên chủ nhiệm CTCNL Công tác chủ nhiệm lớp ĐTB Điểm trung bình TW Trung ương KT - XH Kinh tế và xã hội NXB Nhà xuất bản XHCN Xã hội chủ nghĩa HSTH Học sinh tiểu học CT – KT - XH Chính trị, kinh tế, xã hội MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XXI, con người được xem là vị trí trung tâm, là nhân tố quyết định mục tiêu của sự phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến nguồn lực con người, xem nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 2 của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã “Thực sự coi GD& ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT-XH” Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa quan trọng, là bậc học nền tảng của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học này có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, và thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường đều nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Một trong những hoạt động không thể thiếu trong nhà trường tiểu họccông tác chủ nhiệm lớp. Nó góp phần quyết định nề nếp hoạt động của một nhà trường. Ở bất kì lớp học ở bậc phổ thông nào cũng cần có giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế hiệu trưởng, quản lý toàn diện tập thể học sinh trong một lớp học. Đặc biệt ở tiểu học, học sinh còn nhỏ, kinh nghiệm còn hạn chế, các em vừa được bước vào giai đoạn học tập nghiêm túc, cho nên các em còn nhiều cái bỡ ngỡ. Do vậy, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm càng quan trọng, mỗi giáo viên tiểu học hầu như đều là giáo viên chủ nhiệm. Họ là người dìu dắt thế hệ trẻ chập chững bước vào môi trường mới, là người gần gũi với các em, giúp các em học tập vui chơi, giải toả những băn 5 khoăn, vướng mắc. Từ đó cho ta thấy để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Thực tế ở trường tiểu học cho thấy hầu hết tất cả các giáo viên giảng dạy đều làm công tác chủ nhiệm lớp.Tuy nhiên, các giáo viên chỉ mới làm để hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường đặt ra chứ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công tác chủ nhiệm. Các giáo viên thường chú trọng vào công tác giảng dạỵ kiến thức của mình mà chưa tìm kiếm những biện pháp sáng tạo, tích cực để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm lớp. Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh chưa đầy đủ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình - nhà trường - xã hội. Giáo viên chưa phát huy khả năng tự quản của học sinh. Việc đánh giá, xếp loại học sinh còn mang tính chất định tính, ít khuyến khích động viên các em… Xuất phát từ thực tế giáo dục tiểu học chúng tôi nhận thấy cần phải tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu: Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học. 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và áp dụng được những biện pháp có tính khoa học, khả thi, thì có thể nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sởluận về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của người GVTH trong các trường tiểu học . - Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Số lượng lớp: 12 lớp (HS lớp 4,5), tại 3 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trường Tiểu học Bình Lộc, Trường Tiểu học Thạch Châu, Trường Tiểu học Thạch Bằng. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết - Phân loại- hệ thống hóa lý thuyết - Phương pháp giả thuyết 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Lấy ý kiến chuyên gia - Điều tra kết hợp với phỏng vấn, quan sát - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Thử nghiệm sư phạm 7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được. 8. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác chủ nhiệm lớptiểu học. - Làm rõ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trong các trường tiểu học ở Hà Tĩnh. 7 - Xây dựng được các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có 3 chương. Chương 1: Cơ sởluận về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học. Chương 2: Thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học. Chương 3. Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞLUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu mang lại những lời khuyên bổ ích cho công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp như: V.A.Xukhômlinxki với tác phẩm: “Nhà trường trung học Pavlưusơ” và “Trái tim tôi dâng hiến cho trẻ”; của V.L.Lêômiđôva với tác phẩm: “Từ nhà đến trường”; của I.K.Mariencô với tác phẩm: “Giáo dục đạo đức cho học sinh”. Ở Việt Nam, khi đề cập đến công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đã có một số nghiên cứu của tác giả tiêu biểu sau: - Cải tiến việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Hiệu trưởng trường phổ thông (đề tài cấp trường) của Lưu Xuân Mới (chủ nhiệm đề tài). Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, HN, 1998. - Giáo dục học (Chương XVI. Người giáo viên chủ nhiệm lớp) của Phạm Viết Vượng. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. - Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT của Hà Nhật Thăng (chủ biên). NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. - Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông của Hà Nhật Thăng (chủ biên). NXB Giáo dục, Hà Nội. Trong nhiều hội thảo khoa học, trên tạp chí khoa học Giáo dục vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp đã được nhiều nhà sư phạm, nhà nghiên cứu đề cập: - Tại hội thảo bàn về công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 8/2010 vừa qua có nhiều bài viết của nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục có giá trị, có thể kể đến: 9 + “Nâng cao chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS. Bùi Văn Quân. + “Phương hướng nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông” của PGS.TS Nguyễn Dục Quang. + “Nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên” của PGS.TS. Nguyễn Văn Khôi. + “Sứ mệnh và vai trò của giáo viên chủ nhiệm” của PGS.TS. Mạc Văn Trang. - Nguyễn Lân với công trình nghiên cứu: “Công tác chủ nhiệm lớp” đã đề cập tới những vấn đề về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm lớp. - Rèn luyện một sốnăng làm công tác giáo viên chủ nhiệm cho sinh viên cao đẳng sư phạm của Vũ Đình Mạnh. Tạp chí GD số 126 (11/2005) - Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên cao đẳng sư phạm của Vũ Đình Mạnh. Tạp chí GD số 135 (Kỳ 1- 4/2006)… Nhìn chung, các tài liệu, công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức khái quát chung công tác giáo viên chủ nhiệm, chưa đi sâu và đề xuất các biện pháp quản lý cụ thể. Cho nên vấn đề này vẫn cần phải được tiếp tục đầu tư nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản: 1.2.1. Học sinh tiểu học Điều 22 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi 2009 qui định: “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh vào lớp 1 có độ tuổi là 6 tuổi”. - Độ tuổi học sinh tiểu học được tính từ 6-11,12 tuổi. Đây là một giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của các giai đoạn lứa tuổi 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:43

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh tiểu học - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 2.1.

Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh tiểu học Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.3: Nhận thức về các biện pháp được sử dụng trong công tác chủ nhiệm lớp - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 2.3.

Nhận thức về các biện pháp được sử dụng trong công tác chủ nhiệm lớp Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.4: Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác chủ nhiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 2.4.

Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác chủ nhiệm Xem tại trang 48 của tài liệu.
Theo kết quả khảo sát ở bảng chúng ta thấy đa số GVCN đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác chủ nhiệm lớp đã nêu, tuy nhiên, mức độ đánh giá khác nhau: - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

heo.

kết quả khảo sát ở bảng chúng ta thấy đa số GVCN đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác chủ nhiệm lớp đã nêu, tuy nhiên, mức độ đánh giá khác nhau: Xem tại trang 49 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy rằng: Tất cả các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp đều được đánh giá ở mức độ tốt - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

ua.

bảng trên ta thấy rằng: Tất cả các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp đều được đánh giá ở mức độ tốt Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.6: Đánh giá về năng lực của đội ngũ GVCN lớp - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 2.6.

Đánh giá về năng lực của đội ngũ GVCN lớp Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.7: Đánh giá về phẩm chất của đội ngũ GVCN lớp - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 2.7.

Đánh giá về phẩm chất của đội ngũ GVCN lớp Xem tại trang 53 của tài liệu.
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp từ Ban giám hiệu trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lộc Hà: có 60,04% số ý kiến được hỏi cho là Ban giám hiệu làm tương đối tốt - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

ua.

bảng số liệu cho chúng ta thấy việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp từ Ban giám hiệu trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lộc Hà: có 60,04% số ý kiến được hỏi cho là Ban giám hiệu làm tương đối tốt Xem tại trang 55 của tài liệu.
- Hình thức hoạt động. - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Hình th.

ức hoạt động Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 3.1.

Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 3.2.

Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng số liệu cho thấy các biện pháp đưa ra về cơ bản đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là có tính khả thi cao, mức điểm TB của tất cả các biện pháp đều được đánh giá với mức từ 2,64 đến 2,81 - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng s.

ố liệu cho thấy các biện pháp đưa ra về cơ bản đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là có tính khả thi cao, mức điểm TB của tất cả các biện pháp đều được đánh giá với mức từ 2,64 đến 2,81 Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp  - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bảng 3.3.

Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp Xem tại trang 83 của tài liệu.
9 Có những hiểu biết về tình hình CT-KT- CT-KT-XH của đất nước và địa phương. - Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học luận văn thạc sĩ giáo dục học

9.

Có những hiểu biết về tình hình CT-KT- CT-KT-XH của đất nước và địa phương Xem tại trang 93 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan