Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế – thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam

4 641 1
Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế – thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế – thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam

Tên đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập KTQT thực trạng giải pháp đối với Việt Nam 1. Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài Xuất khẩu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng ngày càng đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hàng hóa xuất khẩu có khối lượng lớn, chất lượng cao còn làm tăng vị thế kinh tế quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với chiến lược kinh tế mở, các quốc gia đều thực thi những biện pháp tác động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhằm phát huy lợi thế quốc gia trên trường quốc tế, trong đó các biện pháp tài chính thường được vận dụng khai thác triệt để theo chiều hướng tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Sau 5 năm là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang tiếp tục đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước lớn, môi trường thương mại đang sẽ có nhiều cơ hội cùng những thách thức mới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng cho mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, hướng tới 100 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn manh mún, chất lượng chưa cao, giá cả còn thấp so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại, vì vậy tăng trưởng xuất khẩu chưa mang tính bền vững. Có nhiều nguyên nhân, trong đó những chính sách tài chính của chúng ta còn nhiều bất cập chưa đồng bộ, nên chưa thực sự có tác động mạnh đến việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa theo định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cần có những nghiên cứu thỏa đáng về các chính sách kinh tế nói chung, chính sách tài chính nói riêng phù hợp với môi trường kinh tế quốc tế mới điều kiện kinh tế trong nước. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những kiến thức lý luận về những chính sách tài chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa; tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong nước quốc tế để rút ra những kết luận về cơ hội, thách thức, những thành công, hạn chế nguên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các chính sách tài chính của Việt Nam trong thời gian tới nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Xác định đây là một nội dung có ý nghĩa thiết thực, nhóm giảng viên chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập KTQT thực trạng giải pháp đối với Việt Nam”, với mong muốn sản phẩm nghiên cứu vừa gắn với thực tiễn, nhưng cũng là một phần phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu của môn học. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách tài chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa; những cơ hội thách thức mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế các chính sách tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc xuất khẩu hàng hóa (không đề cập đến dịch vụ, vốn, sức lao động…) của Việt Nam; các chính sách tài chính được phân tích tập trung vào chính sách đầu tư, chính sách thuế chính sách tiền tệ. Trong chính sách tiền tệ, đề tài tập trung phân tích chính sách tỷ giá tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Thời gian nghiên cứu thựu tiễn chủ yếu từ thời kỳ đổi mới kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tập trung trong 5 năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Thông qua các tài liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin, so sánh, phân tích; kết hợp với khảo cứu ý kiến của một số chuyên gia để rút ra các kết luận phù hợp. 5. Nội dung chính của đề tài Nội dung chính của đề tài được viết trong 128 trang, chia làm 3 chương: Chương 1: Tác động của chính sách tài chính đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Chương 1 nghiên cứu với 3 nội dung sau: - Thứ nhất, khái quát những nhận thức cơ bản về xuất khẩu hàng hóa; những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa, bao gồm các yếu tố vi mô (năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản phẩm; năng lực điều hành doanh nghiệp); các yếu tố vĩ mô (pháp luật; yếu tố kinh tế; khoa học công nghệ; yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội; mức độ hội nhập kinh tế quốc tế) tác động đến số lượng chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Phân tích tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hóa đến phát triển kinh tế quốc gia. - Thứ hai, thời lượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số chính sách tài chính chủ yếu có tác động nhiều đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm chính sách đầu tư (khuyến khích đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài); chính sách thuế (thuế xuất nhập khẩu, chính sách tiền tệ (chủ yếu là tỷ giá hối đoái tín dụng xuất khẩu). - Thứ ba, khảo cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan để rút ra một số bài học cho việc sử dụng các chính sách tài chính tác động thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian tới. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu các chính sách tài chính tác động đến xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam Chương 2 bao gồm các nội dung sau: - Thứ nhất, thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được đánh giá thông qua 5 bảng số liệu phân tích về số lượng hàng hóa xuất khẩu, chất lượng hàng hóa xuất khẩu, thị trường xuất khẩu khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam thời gian qua. - Thứ hai, thời lượng chủ yếu của chương 2 được tập trung để nghiên cứu thực trạng các chính sách tài chính đối với xuất khẩu hàng hóa đã được thực hiện trong thời gian qua, bao gồm chính sách khuyến khích đầu tư (đầu tư trong nước, đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, đầu tư nước ngoài), chính sách thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa, vấn đề hoàn thuế…), chính sách tài chính (chính sách tỷ giá hối đoái, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu…). - Thứ ba, với những thông tin được cung cấp từ 7 bảng số liệu (từ bảng 2.6 đến bảng 2.12) nhóm tác giả đã phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của chính sách tài chính nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất tại chương 3. Chương 3: Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu ở chương 3 thể hiện qua 3 nội dung sau: - Thứ nhất: trên cơ sở phân tích tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thể hiện qua những cơ hội thách thức trước bối cảnh kinh tế mới, nhóm nghiên cứu đưa ra một số quan điểm khi thực hiện các chính sách tài chính tác động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới. - Thứ hai, kết hợp những vấn đề lý luận, thực tiễn bám sát quan điểm trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hoàn thiện ba nhóm chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phù hợp với bối cảnh kinh tế mới, bao gồm: chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách tiền tệ (tập trung vào chính sách tỷ giá hối đoái chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu). - Thứ ba, để cho các giải pháp tài chính thực hiện có hiệu quả, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất 4 biện pháp đồng bộ khác, như: ổn định kinh tế vĩ mô, thận trọng trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế quản lý. Hi vọng những đề xuất của nhóm tác giả có ý nghĩa nhất định cho quá trình nghiên cứu áp dụng các chính sách tài chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở nước ta trong thời gian tới. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên không thể tránh khỏi các sai sót. Nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học để có kết quả nghiên cứu tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn./. . lớn, chất lượng cao còn làm tăng vị thế kinh tế quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với chiến lược kinh tế mở, các quốc gia đều thực thi những biện pháp. đáng về các chính sách kinh tế nói chung, chính sách tài chính nói riêng phù hợp với môi trường kinh tế quốc tế mới và điều kiện kinh tế trong nước. 2. Mục

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan