Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Thế Giới Số Trần Anh

18 1.5K 26
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Thế Giới Số Trần Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I: LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC 1.1 Văn hóa tổ chức 1.1.1 Khái niệm Văn hóa tổ chức Văn hóa tổ chức cũng tương tự như văn hóa nói chung là một khái khó nắm bắt, mang tính tiềm ẩn và tự nhiên. Tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả mà văn hóa tổ chức được tiếp cận và khai thác dưới những góc độ khác nhau. Từ đó đã hình thành nên những quan niệm khác nhau về văn hóa tổ chức và hệ thống khái niệm về văn hóa tổ chức cũng rất đa dạng và phong phú. Với mục đích nghiên cứu của đề tài này thì khái niệm văn hóa tổ chức được hiểu: Văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị bao gồm: Truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng chuẩn mực, niềm tin…. được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng và tác động sâu sắc đến tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiêp. 1.1.2 Các cấp độ thể hiện của Văn hóa tổ chức 1.1.2.1 Những giá trị thực thể hữu hình Các yếu tố hữu hình gồm: Kiến trúc, ngôn từ, công nghệ và sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, trang phục, những câu chuyện truyền miệng, các hình thức lễ nghi, sinh hoạt… ; các giá trị này rất gần gũi với các giá trị của văn hoá xã hội. Đối với lớp văn hóa này, thể hiện ra bên ngoài về quy mô và khả năng của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng rất lớn đến sự nhìn nhận, đánh giá ban đầu của đối tượng. Tuy nhiên, không nên đánh giá hoặc lựa chọn hay coi các giá trị hữu hình này là định hướng xây dựng văn hoá tổ chức. 1.1.2.2 Hệ thống chuẩn mực Hệ thống chuẩn mực: Bao gồm hệ thống các quy tắc, các tiêu chuẩn, quy định, hành vi ứng xử… được thể hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu giữa các cá nhân, những quy định trong doanh nghiệp được thể hiện cụ thể bằng nội quy, quy định và một số nguyên tắc cụ thể mà bất cứ thành viên nào trong tổ chức cũng phải tuân thủ. Đối với lớp văn hóa thứ hai này thường được biểu hiện rõ nhất qua các mối quan hệ trong một doanh nghiệp. 1.1.2.3 Giá trinh nền tảng Giá trị nền tảng bao gồm những giá trị cốt lõi, khi các giá trị được thừa nhận và phổ biến đến mức gần như không sự thay đổi, chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng. Lý tưởng, niềm tin và thái độ được hình thành khi hệ thống chuẩn mực được phát huy để các giá trị được thực hiện chấp nhận. 1.1.3 Nguyên tắc khi xây dựng (thay đổi) văn hóa tổ chức Phải thời gian: Không thể nóng vội thay đổi ngay lập tức, cần phải chuẩn bị kỹ càng. Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên, người định hướng và đi tiên phong trong việc thực hiện các giá trị văn hóa của tổ chức. Phải được sự thống nhất của mọi thành viên trong tổ chức: Văn hóa tổ chức phản ánh một cách sâu sắc quan điểm, hành vi…của tổ chức. Văn hóa tổ chức phải hướng về con người: Con người là chủ thể nền văn hóa tổ chức, con người là phương tiện tạo dựng và cũng là mục đích phát triển văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. 1.2 Tiến trình xây dựng văn hóa tổ chức 1.2.1 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố làm thay đổi văn hóa của tổ chức trong tương lai Xem xét các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô tác động đến tổ chức. Từ đó, đánh giá mức độ và phạm vi thích nghi mà sẽ được yêu cầu. 1.2.2 Xác định đâu là giá trị văn hóa của tổ chức Đây là bước mấu chốt trong việc thay đổi văn tổ chức là “khám phá” trong số các giá trị của đơn vị, giá trị nào là giá trị văn hóa cốt lõi, giá trị văn hóa là những nguyên lý bản, mang tính dẫn đường và những giá trị nào tầm quan trọng nội tại đối với những thành viên trong tổ chức. 1.2.3 Xây dựng mục tiêu chiến lược, viễn cảnh tương lai của tổ chức Mục tiêu chiến lược: là lý do bản cho việc tồn tại của đơn vị. Hình dung tương lai: Hình dung tương lai bao gồm các mục tiêu lớn, thách thức, đầy tham vọng và phải được mô tả hấp dẫn, rung động và mạnh mẽ. 1.2.4 Đánh giá văn hóa hiện tại và lựa chọn các giá trị văn hóa cần thay đổi Việc đánh giá văn hóa nhằm cung cấp một bản mô tả lược cho phép đơn vị đánh giá sự khác nhau giữa văn hóa hiện tại với văn hóa mà chúng ta hướng đến. Trên sở đó xác định, lựa chọn các giá trị cần thay đổi cho phù hợp với mục tiêu, giá trị cốt lõi của tổ chức. 1.2.5 Rút dần khoảng cách Khi chúng ta đã xác định được văn hoá lý tưởng cho tổ chức mình và cũng đã sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong tổ chức, lúc này sự tập trung tiếp theo là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện và những giá trị chúng ta mong muốn. 1.2.6 Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc ẫn dắt thay đổi các giá trị văn hóa Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho các thành viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để tạo dựng các giá trị văn hóa cho tổ chức. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của các thành viên trong tổ chức. 1.2.7 Xây dựng kế hoạch hành động Điều gì sẽ là ưu tiên? Chúng ta cần phải tập trung sức lực vào cái gì và ở đâu? Đâu là nguồn lực cần thiết? Chúng ta cần phối hợp hành động như thế nào? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho các phần việc khác nhau? Thời gian và chi phí hoàn thành? 1.2.8 Phổ biến nhu cầu thay đổi, lập kế hoạch hành động, động viên tinh thần và tạo động lực cho sự thay đổi. Cần phải tuyên truyền thận trọng và sức thuyết phục đến mọi người lao động trong tổ chức hiểu đủ, hiểu đúng về nhu cầu thay đổi, tạo dựng những giá trị văn hóa mới. 1.2.9 Nhận biết các trở ngại, nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó. Rất khó khăn mới thể đưa người lao động thoát khỏi môi trường vốn dĩ ăn sâu vào cuộc sống và trở thành thói quen hàng ngày của họ. Để giúp người lao động dễ thích ứng với thay đổi là phân chia thay đổi văn hóa thành từng khâu nhỏ hơn. Bên cạnh đó, tìm cách khắc phục những hạn chế, thiếu sót của văn hóa đang xây dựng để phù hợp hơn với tổ chức. 1.2.10 Thể chế, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi các giá trị văn hóa Đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò chủ chốt trong việc làm hình mẫu, ủng hộ và khen thưởng những thay đổi. Khi các quyết định và hành vi của đội ngũ lãnh đạo trái ngược với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra cho sự thay đổi, tạo dựng các giá trị văn hóa mới, điều này làm cho kế hoạch thực hiện việc thay đổi không đạt hiệu quả. 1.2.11 Tiếp tục đánh giá văn hóa của tổ chức và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Xây dựng văn hoá trước hết làm sao truyền tải những quy định vào trong mọi hoạt động của tổ chức và từng hành động, nếp nghĩ của từng thành viên trong tổ chức. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH 2.1 lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1 Giới thiệu về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh - Tên giao dịch tiếng Anh: Trần Anh Digital World Joint Stock Company - Địa chỉ: 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại: 04.7666666 Fax: 04.7667708 - Email: sales@trananh.com.vn Website: www.trananh.com.vn - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Ngành nghề kinh doanh chính: • Buôn bán thiết bị tin học, thiết bị văn phòng • Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa • Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn phòng • Lắp ráp các sản phẩm điện tử, tin học • Mua bán điện thoại di động • Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông • Sản xuất và mua bán các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện máy, đồ gia dụng 2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh tiền thân là công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trần Anh đăng kí hoạt động cung cấp các linh, phụ kiện và dịch vụ lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử, tin học. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển không ngừng hiện này Trần Anh là một trong những địa điểm mua sắm máy tính, thiết bị IT, thiết bị số… hàng đầu toàn quốc. Gắn liền với sự hoạt động và phát triển của Trần Anh là những sự kiện,chính sách kinh doanh mang tính đột phá, và một điều không thể không kể đến trong đóng góp vào thành công của Trần Anh hiện nay là văn hóa phục phụ của Trần Anh. Với đội ngũ nhân viên thân thiện, và văn hóa phục vụ tận tình, chu đáo cùng với dịch vụ hậu mãi uy tín đã góp phần giúp Trần Anh trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức rất cao và vững chắc trên mọi mặt và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. 2.2. Những yếu tố bản ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại công ty 2.2.1 Các yếu tố bên ngoài 2.2.1.1 Văn hóa dân tộc Một doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều phải chấp hành các quy định, luật pháp của Nhà nước. Đây là khía cạnh bản nhất của một DN được coi là kinh doanh văn hóa. Luật pháp là của riêng mỗi quốc gia vì vậy nó mang những nét đặc trưng của quốc gia đó. Văn hóa dân tộc tác động đến sự hình thành và phát triển VHDN qua việc tạo ra các đặc trưng văn hóa tổ doanh nghiệp. 2.2.1.2 Các giá trị văn hóa học hỏi từ bên ngoài Qua hợp tác trao đổi và kinh doanh với các đối tác nước ngoài, văn hóa tổ chức bên trong Trần Anh cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ văn hóa tổ chức của các công ty bạn, của văn hóa kinh doanh quốc tế. 2.2.1.3 Văn hóa cá nhân Tổ chức là tập hợp các cá nhân hoạt động vì một mục đích chung nào đó. DN tập hợp các cá nhân cùng hoạt động vì mục đích chung là lợi nhuận. Tuy nhiên, VHDN không phải là tổng hợp VH của các cá nhân mà là tập hợp những giá trị bản mà tất cả các thành viên trong DN cho là đúng và thống nhất thực hiện. VH cá nhân bao gồm các chuẩn mực, quy tắc mà mỗi cá nhân cho là đúng và tự quy ước thực hiện hành vi theo những chuẩn mực đó. Mỗi cá nhân khi tham gia vào tổ chức đều mang những đặc điểm riêng về giới tính, độ tuổi, tính cách, lối sống, trình độ,…Các đặc điểm này không mất đi trong quá trình DN đi vào hoạt động mà sẽ dần biến đổi để thích nghi dần với môi trường của DN. Những cá nhân mà cái tôi quá lớn sẽ dễ bị tẩy chay. Một DN nhiều cá nhân tốt sẽ tác động tích cực tới VHDN và ngược lại. 2.2.2 Những yếu tố thuộc về công ty 2.2.2.1 tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn và sứ mệnh thể hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. Do đó thể hiện mức độ phát triển của tổ chức. Nó cho thấy tính chất hoạt động định huớng kế hoạch của tổ chức. 2.2.2.2 cấu tổ chức hoạt động của các phòng ban cấu tổ chức vai trò quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức . cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, một tổ chức cấu không hợp lý với nhiều đầu mối, nhiều bộ phận chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. cấu tổ chức được coi là phần cứng của tổ chức. VHDN được coi là phần mềm và nó hoạt động trên sở phần cứng đó. Tổ chức cần thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển vì thế tổ chức cần xây dựng cho minh một cấu tổ chức phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để xây dựng được một cấu phù hợp cần xem xét trên hai khía cạnh sau: 2.2.3. Quan điểm, phong cách, triết lý quản lý của người lãnh đạo VHDN hình thành cùng với sự ra đời của tổ chức vì thế những người sáng lập ra tổ chức cũng là những người đặt những nền móng đầu tiên cho VH của tổ chức. Các quan điểm, tập quán, cách thức giải quyết công việc của DN thường được duy trì qua các thế hệ, và bị ảnh hưởng bởi các quan điểm của nguời lãnh đạo cao nhất 2.2.4.Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và lao động trong ngành Kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì chất lượng phục vụ là yếu tố quyết định uy tín và sự phát triển của công ty. Nhận thức được điều đó, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra triết lý kinh doanh mà toàn thể nhân viên của công ty đang ngày đêm tâm niệm và phục vụ: Lấy sự hài lòng của khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta, làm lợi cho khách hàng là thành công của công ty. Trung thành với triết lý kinh doanh này sẽ đảm bảo cho việc xây dựng nét văn hóa đặc trưng cho công ty. 2.2.5.Thị trường và khách hàng Gĩư chữ tín là một biểu hiện hết sức quan trọng của VHDN. Sự tôn trọng khách hàng sẽ tạo được uy tín lâu dài và những mối quan hệ kinh doanh bền chắc. Việc đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ luôn chất lượng cao sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng, trực tiếp làm nâng cao vị thế của DN trên thương trường. III. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. 2.Văn hóa công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. 2.1. Các giá trị hữu hình 2.1.1 Kiến trúc, sở hạ tầng Trụ sở công ty nằm tại địa chỉ 1174 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đó là một tòa nhà 4 tầng được thiết kế giống như một siêu thị mini. Tầng 1 là phòng họp và phòng tiếp khách, tầng 2 và 3 là nơi trưng bày và bán sản phẩm. Tầng 4 là nơi đặt văn phòng làm việc của các phòng chức năng. Được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, sở vật chất ở đây được trang bị khá tốt với đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị hiện đại, không gian rộng rãi và được trang trí bắt mắt. Văn phòng làm việc diện tích rộng rãi, nội thất trong phòng được trang bị đầy đủ phục vụ tốt nhất cho quá trình thực hiện công việc của mọi nhân viên. Mỗi nhân viên một bàn làm việc với một chiếc máy tính được nối mạng nội bộ và mạng internet. Điều này tạo nên một phong cách làm việc chuyên nghiệp, giúp nhân viên tiếp cận hệ thống thông tin trong nội bộ DN và bên ngoài một cách dễ dàng. Các cửa hàng ở các địa điểm khác cũng được đầu tư trang bị đầy đủ tiện nghi, đặt ở những vị trí thuận lợi gần các trục đường giao thông chính, đông dân cư thuận tiện cho việc buôn bán. Nhìn chung sở vật chất của công ty được xây dựng khá hoàn chỉnh, khang trang, hiện đại thể hiện năng lực tài chính của công ty và uy thế của công ty trước các đối tác và khách hàng. 2.1.2 Logo và khẩu hiệu: Mô tả logo của công ty: Logo hiện nay của công ty bao gồm hình 2 mũi tên khổ rộng, uốn cong, một nửa màu tím nhạt, một nửa màu xanh lá cây được cách điệu hẹp ở giữa, đặt đối diện nhau nhưng không khép kín, tạo thành một hình tròn hơi dẹt. Tâm điểm của hình tròn là chữ @ màu đỏ. Bên dưới hình tròn là tên công ty “Trần Anh Company” cũng màu đỏ. Ý nghĩa logo: Mũi tên tượng trưng cho sự thay đổi không ngừng của ngành công nghệ thông tin Màu xanh và tím tượng trưng cho sức trẻ, sáng tạo, năng động và làm việc nghiêm túc tính kỷ luật cao. Ký tự @ tượng trưng cho thời đại của kỹ thuật số, thể hiện lĩnh vực kinh doanh của công ty. Màu đỏ làm nổi bật logo thể hiện sự trung thành và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Logo của công ty tuy rằng đã bản nói lên được tinh thần làm việc của công ty và ngành nghề kinh doanh, nhưng không thể hiện được những đặc trưng riêng và sức phát triển của công ty. Hiện nay công ty cũng chưa một khẩu hiệu chính thức nào. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các đặc trưng VH riêng trong đó logo và khẩu hiệu là một đặc trưng không thể thiếu vừa qua công ty đã phát động cuộc thi sáng tạo logo và slogan (khẩu hiệu) nhằm tìm ra sản phẩm thích hợp để triển khai sử dụng trong hệ thống nhận diện và phát triển thương hiệu của công ty. Đây là cuộc thi quy mô và ý nghĩa quan trọng với công ty. Đặc biệt, tất cả các cán bộ nhân viên đang làm việc trong công ty không phân biệt thời gian làm việc chính thức hay thử việc và các khách hàng của công ty đều được khuyến khích tham gia. Sản phẩm dự thi phải đảm bảo thể hiện được ý nghĩa quảng bá công ty trên thị trường, thiết kế đơn giản, đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc và bố cục hài hoà, trang trọng, hiện đại và phù hợp với định hướng phát triển và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Hình ảnh logo đảm bảo dễ nhớ, dễ nhận biết, thể hiện được sức phát triển của công ty. Nội dung slogan đảm bảo dễ nhớ và giàu ý nghĩa, gợi được triết lý, phương châm và chiến lược kinh doanh của công ty. logo và slogan riêng sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động của và quảng bá hình ảnh của công ty rộng rãi hơn. 2.1.3 Các chuẩn mực hành vi Công ty Trần Anh ra đời khi thị trường máy tính đã khá phát triển và trước đó đã nhiều công ty cùng lĩnh vực hoạt động. Để tồn tại và phát triển, công ty cần hướng đi riêng và tạo được sự khác biệt. Sau khi bỏ công sức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hoạt động của các đối thủ, ban lãnh đạo công ty nhận thấy thị trường máy tính đang nổi cộm vấn đề dịch vụ bảo hành, khi khách mua hàng thì không cam kết bảo hành cụ thể. Hơn nữa, một số công ty đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu nên đã bán hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, và bán hàng với giá quá cao so với giá trị thực của sản phẩm. Khách hàng phải mất thời gian để kiểm tra giá sản phẩm trước khi quyết định mua vì mỗi công ty một giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Xác định phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và tạo cho họ sự tin tưởng tuyệt đối khi đến mua hàng ở công ty, Trần Anh đưa ra cam kết bảo hành đúng giá, các sản phẩm mua ở công ty được cam kết bảo hành cụ thể và là đơn vị đầu tiên đưa ra những cam kết chỉ bán hàng chính hãng. Chính bằng những chính sách đó khách hàng đã đặt niềm tin vào công ty những khách hàng đến đặt vấn đề mua hàng cho quan. Họ đưa ra yêu cầu chỉ cần hàng chất lượng như vậy, với mức giá như vậy. Chênh lệch sinh ra sẽ chia đôi. Tuy nhiên, công ty không bao giờ chấp nhận như vậy để đảm bảo mua hàng ở công ty chỉ hàng “xịn”. Công ty đã lập trang web để niêm yết giá công khai với nguồn gốc, chất lượng cụ thể cho khách hàng đỡ phải đi lại đến các cửa hàng xem báo giá để so sánh. Nhờ vậy đã thu hút được rất nhiều khách hàng và họ còn giới thiệu cho những người khác. Việc tạo dựng một môi trường văn hóa trong bán hàng để được thương hiệu và niềm tin của khách hàng là điều mấu chốt, không vì lợi nhuận trước mắt mà mất đi cái lợi lâu dài. Cho đến thời điểm này, Trần Anh vẫn trung thành với triết lý kinh doanh của mình là “làm lợi cho khách hàng là thành công của công ty”. Điều này thể hiện qua các quan điểm kinh doanh mà mọi nhân viên của công ty luôn hiểu rõ, thấm nhuần và tuyệt đối tuân thủ: • Không bán hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng,… • Luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt với giá cạnh tranh nhất đi kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất. • Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng,… • Luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để những quyết định, cư xử phải lẽ nhất. • Luôn làm hài lòng mọi khách hàng đến với Trần Anh bằng việc thấu hiểu và thực hiện theo quan điểm: “Khách hàng luôn luôn đúng”. Bám sát quan điểm kinh doanh đó, công ty đưa ra các chính sách kinh doanh đáp ứng được những điều khách hàng mong muốn và quan tâm. Đó là: • Bán hàng đúng giá cả: Khách hàng được bảo đảm về giá và tuyệt đối không bị hớ • Bán hàng đúng chất lượng: Chất lượng hàng hóa được đảm bảo bằng hợp đồng ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và đúng tính năng kỹ thuật như đã chào hàng. • Gía cả cạnh tranh: Khách hàng được mua số lượng đơn lẻ với giá bán buôn • Thái độ phục vụ: Khách hàng sẽ được phục vụ theo đúng phương châm: “Khách hàng là thượng đế”. • Dịch vụ hoàn hảo • Độ bền công ty: Với sự đầu tư bản về sở hạ tầng, với một ý thức trách nhiệm cao, công ty muốn mang lại sự an toàn tuyệt đối cho các khách hàng đã mua hàng tại công ty bằng những cam kết bảo hành giá trị pháp lý và giá trị thực tế đúng như những gì đã thỏa thuận. Với tinh thần coi sự hài lòng của khách hàng là niềm hạnh phúc của công ty, công ty luôn chú trọng việc tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và thân thiện khi đến thực hiện các giao dịch tại công ty, từ người bảo vệ đến các nhân viên trực tiếp bán hàng luôn được nhắc nhở phải thái độ niềm nở khi đón tiếp khách hàng. Công ty cũng xây dựng hệ thống thông tin rộng rãi, phục vụ khách hàng ở mức tối đa. Khi bất kỳ sự thắc mắc nào, khách hàng luôn được giải đáp tận tình, mọi hợp đồng được ký kết đều được thực hiện đúng. Đây cũng là cách thức công ty giữ chân và tạo dựng lòng tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên đầy lòng nhiệt tình và thái độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Nhân viên của công ty luôn xác định một điều là không phải công ty đánh giá năng lực của họ mà chính khách hàng đánh giá họ và quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của công ty. Các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, về việc mặc đồng phục và đeo thẻ nhân sự được các nhân viên chấp hành khá nghiêm chỉnh. Tất cả các nhân viên đều mặc đồng phục khi đến công ty vào tất cả các ngày trong tuần. Điều đó góp phần làm tăng niềm tự hào của của các thành viên về DN khi khoác lên mình bộ đồng phục đó. 2.1.4 Các lễ nghi và sinh hoạt văn hóa. Công ty những quy định rõ ràng về những buổi hội họp và phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ nhân viên qua e-mail cá nhân và trang web của công ty. Trong các buổi họp các thành viên phải ăn mặc lịch sự, đến đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu thể hiện thái độ nghiêm túc với công việc. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mại, giảm giá, tổ chức các cuộc thi, tham gia các hoạt động giao lưu, tài trợ với các đơn vị khác. Công việc này đòi hỏi thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Sự thành công của các hoạt động này chứng tỏ tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm tổ chức sự kiện của công ty. Tuy nhiên, các sinh hoạt văn hóa của công ty thì còn khá mờ nhạt. Hoạt động duy nhất mà công ty tổ chức là các đợt đi tham quan, nghỉ mát cho nhân viên vào các dịp lễ. Đây là dịp để mọi người tăng cường sự giao lưu và mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty. Đây là hoạt động mang lại giá trị lớn vì nó củng cố được tinh thần đoàn kết và đáp ứng được nhu cầu giao lưu của nhân viên mà công ty cần phải duy trì để thể tạo ra những giá trị lớn hơn nữa. 2.2 Các giá trị được tuyên bố 2.2.1 Tầm nhìn - Trở thành công ty hệ thống siêu thị bán lẻ các thiết bị số quy mô, chuyên nghiệp và lớn nhất Việt Nam. - Xây dựng Trần Anh trở thành công ty môi trường làm việc chuyên nghiệp trong đó các cá nhân thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh đạo và hội nghề nghiệp với tinh thần dân chủ rất cao. - Xây dựng Trần Anh trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho mọi ngưòi trong công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng và minh bạch. Tầm nhìn của công ty hướng hoạt động của công ty theo một con đường nhất định. Tầm nhìn của công ty hết sức cụ thể, tác dụng khuyến khích mọi người cố gắng nỗ lực hết mình, nhìn vào cái chưa đạt được để cố gắng. Tầm nhìn thể hiện rõ ràng quyết tâm xây dựng một môi trường VH mang đặc trưng riêng của Trần Anh. Đó là quy mô, tính chuyên nghiệp và một môi trường VH lành mạnh, dân chủ. 2.2.2 Sứ mệnh Sứ mệnh mà công ty đặt ra cho mình là: Trần Anh mong muốn xây dựng hình ảnh một công ty kinh doanh kỹ thuật số tiên phong + tối ưu + tiêu chuẩn, sáng tạo, nỗ lực làm hài lòng khách hàng, góp phần hưng thịnh quốc gia và đem lại cho các thành viên điều kiện phát triển tốt nhất. Trong quá trình hoạt động của mình công ty luôn theo sát sứ mệnh đó. Sứ mệnh là con đường đưa công ty tới điểm đích là tầm nhìn mà công ty xác định. Công ty luôn đặt vấn đề lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, điều đó cũng chứng tỏ chính sách “luôn hướng tới khách hàng” của công ty. Công ty cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên bằng các chế độ đãi ngộ về lương bổng, khen thưởng, tổ chức tham quan du lịch,… 2.3 Các ngầm định VHDN chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền VH dân tộc – VH của người phương Đông. Ngày nay, cùng với sự giao lưu, hội nhập phát triển kinh tế các giá trị VH, xã hội cũng được lan tỏa và giao thoa với nhau. Tuy nhiên, cái bản chất cốt lõi thì vẫn nằm trong tiềm thức và không mấy thay đổi. Tuy nhiên, ở những DN khác nhau thì các quan điểm cũng sự khác nhau. Tại Trần Anh, lãnh đạo công ty luôn khuyến khích sự độc lập, chủ động, sáng tạo, tinh thần trung thành thực hiện các cam kết với khách hàng, đặc biệt họ luôn tâm niệm phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đây là điểm nổi bật và mang nét đặc trưng của riêng Trần Anh. . Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. 2 .Văn hóa công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. 2.1. Các. ĐỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH 2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan