Đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng luận văn thạc sỹ giáo dục học

121 710 3
Đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng luận văn thạc sỹ giáo dục học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH đậu thế tuấn đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức,kỹ năng Chuyên ngành: lý luận và phơng pháp dạy học bộ môn toán Mã số: 60.14.10 Luận văn thạcgiáo dục học Ngời hớng dẫn khoa học: ts. trần anh tuấn Nghệ An, 2011 MỤC LỤC Trang NghÖ An, 2011 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HS : Học sinh GV : Giáo viên SGK : Sách giáo khoa Nxb : Nhà xuất bản ĐG : Đánh giá KT : Kiểm tra KT-ĐG : Kiểm tra-Đánh giá THPT :Trung Học Phổ thông PPDH : phương pháp dạy học TNKQ : Trắc nghiệm khách quan GS : Giáo sư TSKH : Tiến sỹ khoa học 2 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước ta đang trên đường đổi mới, cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện năng động và sáng tạo. Muốn vậy phải bắt đầu từ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đổi mới về mọi mặt như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, đánh giá. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, các bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Với mục tiêu đó hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh mà còn phải đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh. 1.2. Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy - học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Và đặc biệt, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những vấn đề được coi trọng trong hoạt động dạy - học. Nắm bắt được năng lực của học trò sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy học; Việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập sẽ giúp đỡ các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên và học sinh có những thông tin xác thực và tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh bổ sung hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy - học. 1.3. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải tiến hành đổi mới đồng bộ ở các khâu, trong đó có đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra là hình thức và là phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới kết quả học tập của học sinh trước hết phải đổi mới kiểm tra. Trong quá trình dạy - học, kiểm tra đánh giá diễn ra thường xuyên 4 hoặc định kỳ. Kết quả kiểm tra vừa giúp đánh giá được chất lượng học tập của học sinh, vừa giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng sư phạm của mình, giúp họ điều chỉnh phương pháp dạy - học cho phù hợp với các nhóm đối tượng. Hoạt động đánh giá còn giúp học sinh tự đánh giá được khả năng tiếp thu bài giảng, tự điều chỉnh cách học, hoặc khắc phục những thiếu sót trong việc tiếp nhận tri thức, phát triển kĩ năng và xây dựng thái độ cần thiết. Có thể nói đánh giá như thế nào sẽ có điều chỉnh cách dạy như thế ấy. Vì vậy không đổi mới trong đánh giá thì khó đạt được mục đích yêu cầu của đổi mới phương pháp. 1.4 Việc đánh giá kết quả học tập học sinh phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên hiện nay đánh giá của giáo viên hiện nay chưa có sự thống nhất, chủ yếu mang dựa vào kinh nghiệm bản thân. Dùng chuẩn kiến thức, kỹ năng vào đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nhiều khó khăn. 1.5 Những năm gần đây nền giáo dục nước ta đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Nhiều phương pháp giảng dạy không truyền thống bắt đầu đưa vào giảng dạy để đào tạo con người năng động.Tuy nhiên đánh giá hiện nay chưa phát huy tính tích cực của học sinh. Điều này dẫn đến sự học tập của học sinh một cách thụ động. Chính điều này muốn phát huy tính tích cực của học sinh cần đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học. 1.6 Từ những yêu cầu nói trên đã đặt ra yêu cầu cho việc nghiên cứu những biện pháp để đánh giá học sinh theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năngqua đó kích thích sự chủ động, sáng tạo của các em. Vì tất cả lí do trên, tôi đã chọn đề tài: Đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức,kỹ năng 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn và vận dụng những biện pháp để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT một cách thực chất và tích cực hơn. 5 Nhằm xác định rõ hơn chuẩn kiến thức và kỹ năng, cũng như việc ra đề kiểm tra và đánh giá dựa chuẩn kiến thức và kỹ năng. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các biện pháp sư phạm thích hợp và vận dụng các biện pháp đó vào đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng thì đóng góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các quan điểm của các nhà khoa học nghiên cứu về đánh giá kiểm tra, qua đó nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Đề xuất một số biện pháp hoạt động kiểm tra -đánh giá, một vài ý kiến để xây dựng hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT - Đề xuất cách ra đề kiểm tra sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về đánh giá kiểm tra môn Toán học sinh THPT có liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát: quan sát thực trạng hoạt động đánh giá kiểm tra môn Toán THPT. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Xây dựng các lưu ý vào việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT 6 - Đưa ra một số biện pháp đối với việc ra đề kiểm tra đánh giá và quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sát với chương trình chuẩn bộ giáo dục đề ra. 7. Cấu trúc luận văn Chương 1: Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Đánh giá kết quả học tập hình học 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Các vấn đề chung của kiểm tra và đánh giá 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm đánh giá "Đánh giá" là thuật ngữ có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi và có rất nhiều định nghĩa khác nhau.Sau đậy là một số định nghĩa về đánh giá trong giáo dục: Theo GS.TSKH Nguyễn Bá Kim thì: "Đánh giáquá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”. [6, tr. 321]. Định nghĩa tổng quát đó có thể áp dụng vào giáo dục với nhiều cấp độ khác nhau. Đánh giá hệ thống giáo dục của một Quốc gia, đánh giá một đơn vị giáo dục, đánh giá giáo viên và đánh giá học sinh. Nếu xét về đánh giá, sử dụng trong hệ thống giáo dục thì nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa như: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” (Ralph Tyler). [15, tr 19] “Đánh giá chất lượng là mọi hoạt động có cấu trúc nhằm đưa đến sự xem xét về chất lượng của quá trình dạy học, bao gồm tự đánh giá hay đánh giá bởi các chuyên gia từ bên ngoài” (A.I Vroeijenstijn). [15, tr 19] “Đánh giáquá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” (Trần Bá Hoành) 8 Xem xét các định nghĩa nói trên, có thể đi đến những ý tưởng chung sau đây: • Đánh giá là một quá trình. • Đánh giáquá trình thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng và hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của học sinh. • Đánh giá gắn bó chặt chẽ với các mục tiêu, chuẩn giáo dục. • Đánh giá tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy họcgiáo dục. Đánh giá trong giáo dục thì quan trọng nhất đó đánh giá kết quả học tập của học sinh bởi vì kết quả hoạt động của học sinh chính là mục tiêu giáo dục tiến tới. Mọi đánh giá khác trong giáo dục đều nhằm năng cao hiệu quả học tập của học sinh. 1.1.1.2 Khái niệm kiểm tra Theo GS. Nguyễn Bá Kim cho rằng: "Kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học, trước hết là về tri thức và kỹ năng của từng học sinh nhưng cũng lưu ý cả về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của họ cùng với sự diễn biến của quá trình dạy học” [6, tr. 321]. Việc KT luôn luôn có mục đích kép: mục đích đối với thầy và mục đích đối với trò, giúp thầy và trò điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kiểm tra với tư cách là phương tiện và hình thức của đánh giá. 1.1.1.3 Khái niệm chuẩn kiến thức và kĩ năng a) Định nghĩa chuẩn kiến thức,kĩ năng Theo định nghĩa của hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán của tác giả Nguyễn Thế Thạch chủ biên chuẩn kiến thức,năng của chương trình môn học là: 9 Các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,năng của của môn họchọc sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun. Chuẩn kiến thức,năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức,năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức,nănghọc sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. [11, tr5] b) Sử dụng chuẩn kiến thức- kỹ năng Chuẩn kiến thức kĩ năng căn cứ biên soạn sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chuẩn kiến thức kĩ năng căn cứ chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục. Chuẩn kiến thức,năng căn cứ xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 1.1.1.4 Các khái niệm liên quan a) Quá trình đánh giá 10 Lượng hoá Lượng giá Đánh giá Ra quyết định

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:55

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2 Quy trỡnh đỏnh giỏ - Đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng luận văn thạc sỹ giáo dục học

Bảng 1.2.

Quy trỡnh đỏnh giỏ Xem tại trang 19 của tài liệu.
Cú bảng tớnh chưa   cú   bản  - Đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng luận văn thạc sỹ giáo dục học

b.

ảng tớnh chưa cú bản Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng phõn phối tần suất của hai lớp - Đánh giá kết quả học tập hình học 10 của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng luận văn thạc sỹ giáo dục học

Bảng ph.

õn phối tần suất của hai lớp Xem tại trang 116 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan