Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an

65 996 1
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương chính sách đồng bộ huy động sức mạnh tổng hợp toàn hội để thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, giải quyết công ăn việc làm và ổn định hội. Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách (Nghị định số 78/2002/NĐ-CP). Sau hơn 4 năm triển khai (từ 2003 - 2007), chính sách tín dụng của Chính phủ đã giúp hơn 900.000 hộ gia đình thoát nghèo; tạo công ăn việc làm cho hơn 1,2 triệu lao động trong hội; xây dựng hơn 230.000 công trình vệ sinh nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hơn 80.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập . Đây là những kết quả hết sức to lớn của chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong thời gian qua. Hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn thời gian gần đây cũng đã có những bước phát triển nhất định. Mạng lưới cho vay nông nghiệp nông thôn ngày càng được mở rộng. Nguồn vốn, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng ngày càng tăng (tính đến 31/10/2008 dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 294.853 tỷ đồng chiếm 23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế). Đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng được mở rộng với trên 9 triệu hộ và doanh nghiệp ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong giai đoạn từ 1994 - 2007 tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được vay tiền từ các tổ chức tài chính tăng từ 9% lên đến 70%. Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn với làng, bản, xóm thôn, gần gũi với bà con nông dân nhất là các hộ nghèo. Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo. Nhưng vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón, vốn giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các tài sản khác, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ 1 hội. Nói cách khác, trong những thảo luận về phát triển kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng được xem là một yếu tố quan trọng để “tăng thế lực” cho người nghèo. Đồng thời nó cũng là động lực để người nghèo, đặc biệt là PNN học hỏi và phát huy khả năng tiềm ẩn của mình. Và riêng đối với phụ nữ thì nó còn là công cụ tạo ra bình đẳng giới nữa. Những năm gần đây, trong các chương trình dự án phát triển nông thôn XĐGN tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng tạo mọi điều kiện để người nghèo nhất là PNN có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Việc giao vốn cho phụ nữ thường tạo ra cảm giác yên tâm trong tâm lý của những tổ chức tín dụng vì họ cho rằng phụ nữ có khả năng thanh toán cao hơn và ít “bùng” nợ hơn nam giới. Chống đói nghèo là một cuộc chiến đấu lâu dài và quyết liệt. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên giành nguồn lực để XĐGN. Một trong những quyết tâm đầu của Nhà nước cho XĐGN phải kể đến sự ra đời của NHCSXH, đây có thể coi là “người cứu tinh” của người nghèo. Từ khi ra đời, từ đồng vốn vay với lãi suất ưu đãi đã giúp cho hàng triệu hộ đã và đang thoát nghèo. Văn Sơn là một thuần nông thuộc huyện Đô lương. Trong những năm gần đây, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tỷ lệ hộ nghèo luôn giảm qua các năm (cụ thể tỷ lệ hộ nghèo qua các năm của Văn Sơn: năm 2006 là 14,06%, năm 2007 là 11,55%, năm 2008 là 9,39%). Tuy nhiên đời sống của nhân dân trong cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, với cách là người bạn đồng hành của người nghèo trong những năm qua NHCSXH đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ sản xuất có hoàn cảnh khó khăn trong xã, góp phần tạo công ăn việc làm giúp nông dân làm giàu chính đáng bằng nội lực từ các hộ. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hoạt động này, món vay nhỏ lẻ, địa bàn hoạt động rộng nên việc cho vay hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thực tế hiện nay nhiều chi nhánh NHCSXH gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng đối với loại hình này, khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng nhất là PNN còn nhiều vấn đề bất cập. NHCSXH huyện Đô Lương cũng không tránh khỏi những khó khăn này khi mà 2 khách hàng có quan hệ với Ngân hàng đa số là các hộ nông dân nằm trong đối tượng chính sách. Với ý nghĩa đó, để xem xét mức độ tham gia của hộ nông dân nói chung và PNN nói riêng trong các chương trình XĐGN như thế nào? Khả năng tiếp cận nguồn vốn của họ ra sao? Hiệu quả sử dụng vốn vay của họ như thế nào? Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho PNN? Chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Đáng giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ Ngân hàng chính sách hội cho phụ nữ nghèo Văn Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của PNN Văn Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn tín dụng nông thôn cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của PNN trong xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng nông thôn và tín dụng cho PNN. - Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay của PNN trong xã. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vay của PNN trong xã. - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả của PNN. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng vốn vayhiệu quả. 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ Ngân hàng chính sách hội cho phụ nữ nghèo Văn Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ an”, nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là - Vốn vay XĐGN từ NHCSXH - Những PNN trong vay vốn từ NHCSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Văn Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An. 3 - Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 16/02/2009 đến ngày 10/5/2009. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ NHCSXH cho phụ nữ nghèo Văn Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ an”, vì vậy nội dung nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá thực trạng, nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn vay từ đó tìm ra những vấn đề tồn tại trong quá trình cho vayvay vốn của PNN Văn Sơn. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của PNN và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của PNN trong xã. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nghèo và tín dụng trong quá trình XĐGN 1.1.1.1 Bản chất nghèo Nghèo luôn tồn tại như một tất yếu tự nhiên trong mọi hội, cả ở những nơi mà trình độ phát triển kinh tế đã đạt đến mức độ cao như các nước bản phát triển. Ở các nước đang phát triển, đói nghèotình trạng khá phổ biến ở nông thôn với những mức độ khác nhau. Nghèovấn đề KT - XH phức tạp, đa phương diện và không thuần túy chỉ là vấn đề kinh tế, cho dù thước đo của nó trước hết và chủ yếu dựa trên thước đo về kinh tế. Điều này có nghĩa, nghèo không chỉ phản ánh sự thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu phương tiện sản xuất và sinh hoạt . mà còn phản ánh sự thiệt thòi trên bình diện sức khỏe, giáo dục, địa vị hội, tiếng nói. Nghèotình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng . [16] Tại hội nghị bàn về đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc tháng 9 năm 1993 đưa ra định nghĩa nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được hội công nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT - XH và phong tục tập quán của các địa phương”. [7] Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và không có khả năng thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở, nhu cầu văn hoá, y tế, giáo dục và giao tiếp) để duy trì cuộc sống mà những nhu cầu này đã được hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. 5 Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện tại nơi đang xét [15]. Khái niệm nghèo mà khóa luận dùng để nghiên cứu tập trung vào nghèo tương đối và được đo lường bằng mức chuẩn nghèo chung do Chính phủ đề ra. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 Về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Như vậy, dựa trên khái niệm và chuẩn nghèo này, người nghèo được định nghĩa như sau: Người nghèo là những người có thu nhập và chi tiêu không đủ để đảm bảo tiêu dùng và có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng trên phương diện tại nơi đang xét. Họ thiếu năng lực tham gia vào đời sống KT - XH của quốc gia, đặc biệt họ thiếu khả năng tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực của sự phát triển một cách có hiệu quả. Trên cơ sở khái niệm nghèo, người nghèo, chúng ta hãy xem xét bản chất đa phương diện của nghèo. Xét trên phương diện kinh tế, nghèo gắn bó mật thiết với yếu tố phổ biến là thiếu tài sản. Thiếu tài sản vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tình trạng nghèo khổ. Tài sản này tồn tại dưới các dạng như: Tài sản con người đó là khả năng có được sức lao động, kỹ năng và sức khỏe; tài sản tự nhiên như đất đai; tài sản tài chính như tiết kiệm và tiếp cận được vốn vay; tài sản hội như các mối quan hệ và trách nhiệm đối với nhau để khi cần có thể nhờ cậy. Tuy nhiên, có những người có tài sản có nghĩa là khả năng bị tổn thương ít nhưng do năng lực thấp kém, họ không biết dùng tài sản đó để tạo ra thu nhập cho bản thân. Vì thế, việc sở hữu tài sản chỉ là một khía cạnh, yếu tố quan trọng là khả năng sử dụng tài sản đó như thế nào để tạo ra hàng hóa, tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. 6 Trên phương diện hội, nghèo phản ánh trình độ thấp kém phát triển về mặt hội của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân và khả năng tham gia vào các dịch vụ y tế, giáo dục, . của mỗi cá nhân rất hạn hẹp. Sức khỏe yếu, năng lực kém, khả năng tiếp cận các dịch vụ và cảm giác bị tự ti và hội không quan tâm cũng phản ánh sự khốn cùng của tài sản cá nhân. Vì thế, dưới góc độ KT - XH hay chính trị, nghèodo con người thiếu sự lựa chọn và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế và hội của quốc gia. Chính khả năng lựa chọn và năng lực tham gia là hai nhân tố quan trọng quyết định quá trình phát triển của mỗi một quốc gia, vùng miền, hộ gia đình và cá nhân người lao động. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, ở Việt Nam thị trường và cơ chế thị trường đã đặt ra những yêu cầu liên quan tới sự phát triển KT - XH mà mỗi cá nhân người lao động phải đáp ứng. Chính khả năng đáp ứng đó là khác nhau giữa các cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên kết quả của nó là hiện tượng phân hóa giàu nghèo trong hội. Nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều khả năng cho con người phát triển, cung cấp cho con người nhiều phương án lựa chọn nhưng nó cũng làm cho tình trạng phân hóa giàu nghèo càng thêm sâu sắc. Bộ phận dân cư nghèo đa phần tập trung ở nông thôn, lúc này lại càng khó thâm nhập vào kinh tế thị trường, cũng như khó tiếp cận các nguồn lực của kinh tế thị trường do năng lực yếu kém không đạt được những yêu cầu đặt ra của kinh tế thị trường so với nhóm những người giàu. Chính vì thế nghèo trong giai đoạn hiện nay ở nông thôn Việt Nam là nghèo trong tiến trình phát triển chung của đất nước. Như vậy bản chất đa phương diện của nghèo đã giúp chúng ta hiểu sâu về những nguyên nhân của nghèo đói. Từ đó chỉ ra rằng muốn nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo tới các nguồn lực của thị trường đặc biệt là nguồn lực tín dụng để giúp giảm nghèo thì vấn đề là phải có một tập hợp toàn diện hơn các giải pháp hỗ trợ và lồng ghép ngoài giải pháp trực tiếp về tín dụng. 1.1.1.2. Nghèo với nguồn lực tín dụng: Quan điểm tiếp cận nghèo của Amartys Sen 7 Ở hầu hết những nước đang phát triển, đặc biệt là ở nông thôn, nghèo là hiện tượng phổ biến và thường diễn ra với nhiều lý do phức tạp. Theo Sen và một số nhà khoa học khác như Nolan và Devewexu, thì nghèo không chỉ đơn giản là vấn đề giảm tổng số phúc lợi trên đầu người và nó không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nghèo của con người. Sen đã đưa ra một sự giải thích sâu sắc hơn về những điều đã xảy ra đối với vấn đề nghèo khổ và lý giải tại sao mọi người (đặc biệt là những người sống ở nông thôn và phụ thuộc vào nông nghiệp) lại thường lâm vào cảnh nghèo [15]. Cách tiếp cận của Sen chỉ ra rằng, khi phân tích vấn đề nghèo khổ và những vấn đề khác chúng ta nên nhìn vào “tài sản có sở hữu” mà mọi người có khi tham gia vào thị trường, có nghĩa là nhìn vào “quyền sử dụng hay cách thức tiếp cận và kiểm soát tài sản đã sở hữu”(entitlement). Đây là một cách tiếp cận mới của Sen. Cách tiếp cận này tập trung vào khả năng mà con người đạt được hàng hóa thông qua việc tiếp cận, kiểm soát hay sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nói cách khác, cách tiếp cận này tập trung vào “entitlement” của mỗi con người đối với hàng hóa và xem xét nghèo như là kết quả của một sự thất bại về “entitlement”. “Entetlement”, theo Sen đósự tiếp cận và sử dụng hay kiểm soát mà mỗi con người có thể đạt được đối với hàng hóa theo hai cách: 1) Sử dụng những nguồn lực riêng của họ bằng con đường sản xuất trực tiếp; 2) Sử dụng chúng để trao đổi, mua và bán trên thị trường. Trên thực tế, một số người có thể có tài sản và có sức lao động nhưng họ sẽ không có “entitlement” nếu những tài sản đó không được bán, trao đổi, sử dụng hoặc nếu việc làm của họ không được trả công để từ đó giúp họ có thể có được hàng hóa. Sen phân biệt những dạng khác nhau của “entitlement”: “Entitlement” trực tiếp là thông qua sản xuất và tiêu dùng riêng của con người để có được hàng hóa; “entitlement” thương mại là thông qua việc bán sản phẩm hàng hóa mà có được hàng hóa thích hợp khác; “entitlement” trao đổi là sự đạt được hàng hóa thông qua việc bán sức lao động. Sen đã phân tích vấn đề nghèo đói dưới dạng những ảnh hưởng có tính chất nguyên nhân mà làm “entitlement” của một bộ phận dân cư giảm mạnh. Nét nổi bật của “entitlement” và các nhân tố có tính chất nguyên nhân mà ảnh hưởng tới 8 chúng tập trung vào các biến như: mô hình sử dụng đất đai, vốn, lao động, thất nghiệp, . Bởi vì, những biến nguyên nhân quan trọng này, trên thực tế thường bị lờ đi trong nhiều trường hợp phân tích nạn đói nghèo, cho nên vấn đề có ý nghĩa quan trọng của hướng nghiên cứu trong cách tiếp cận của Sen đã được ông đặt ra ở đây. Sen đã phân tích nạn đói ở một số nước và rút ra kết luận: Nguyên nhân của nghèo đói là do có một sự thất bại của “entitlement”. Điều này có nghĩa: Nghèodo con người không có khả năng với các nguồn lực trên thị trường hay sử dụng các nguồn lực mà họ có để tạo ra hàng hóa chứ không phải đơn thuần là họ không có các nguồn lực sản xuất. Như vậy, theo cách tiếp cận của Sen, nguyên nhân nghèo khổ của mỗi cá nhân là do sự thất bại của cách tiếp cận và sử dụng nguồn lực vốn tín dụng. Sự thất bại này có thể xảy ra hoặc là sự giảm về “tài sản có sở hữu” (chẳng hạn như thiếu vốn hoặc không có vốn để sản xuất), hoặc là do sự thay đổi không theo chiều hướng thuận lợi về việc sử dụng hay kiểm soát vốn (chẳng hạn như mất khả năng kiểm soát hoặc sử dụng vốn tín dụng mà mọi người có khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường). Nói cách khác, nếu mọi người không thành công trong việc tiếp cận cũng như sử dụng nguồn lực vốn tín dụng để có được những hàng hóa thích hợp thì những người này sẽ lâm vào cảnh đói hoặc nghèo so với những người khác trong hội. Chính vì thế, để giảm nghèo thì một trong những phương tiện quan trọng mà các quốc gia đang phát triển sử dụng đó là nguồn lực tín dụng - một trong những nguồn lực cũng như công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, của sự phát triển. 1.1.2. Khái quát về tín dụng và hệ thống tín dụng nông thôn 1.1.2.1. Khái quát về tín dụng Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thi trường đã hình thành và phát triển nhiều loại hình sở hữu, có sự phân công lao động, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn tồn tại một thực tế là ở bất kỳ một thời điểm nào trong nền kinh tế cũng xảy ra hiện tượng thừa vốn hay thiếu vốn tạm thời do tính chất mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh. Người thiếu vốn cần vay 9 vốn để giải quyết nhu cầu, người thừa vốn lại muốn cho vay để kiếm thêm lợi nhuận. Đây chính là tiền đề tạo ra quan hệ tín dụng. Có quan điểm cho rằng “Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận” [15]. Theo đại từ điển kinh tế thị trường “Tín dụng là những hành động cho vay và bán chịu hàng hoá và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng không phải là hoạt động vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện, tức là phải bồi hoàn thanh toán lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động giá trị khác với lưu thông hàng hoá đơn thuần: vận động giá trị nên dẫn tới phương thức mượn tài khoản, bồi hoàn giá trị thanh toán” [8]. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốnhiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi” [1]. Mặc dù có những khái niệm về tín dụng theo những cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể nêu một cách tổng quát như sau: Tín dụng là quan hệ trao đổi tiền tệ hoặc hàng hoá giữa người cho vay và người đi vay dựa trên cơ sở lòng tin hay một sự đảm bảo nào đó và một sự thoả thuận mà hai bên có thể chấp nhận được. * Bản chất tín dụng Khi nói về bản chất của tín dụng, Các Mác đã viết như sau: “Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định” [8]. Đồng thời Các Mác cũng đã chỉ rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát phải là “vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động”. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:55

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2006-2008) - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.1..

Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2006-2008) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm (2006-2008) - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.2..

Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm (2006-2008) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2006-2008) - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.3..

Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2006-2008) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua số liệu từ bảng 3.4 cho thấy ưu tiên số một của NHCSXH là cho vay hộ nghèo. Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng dành cho xã, cho vay hộ  nghèo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm đối tượng khác trong 3 năm  trở lại đây - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

ua.

số liệu từ bảng 3.4 cho thấy ưu tiên số một của NHCSXH là cho vay hộ nghèo. Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng dành cho xã, cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm đối tượng khác trong 3 năm trở lại đây Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3.5. Mức vay vốn bình quân trên lần vay - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.5..

Mức vay vốn bình quân trên lần vay Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3.6. Mục đích vay vốn của PNN - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.6..

Mục đích vay vốn của PNN Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.8. Mức độ cải thiện đời sống của hộ sau vay vốn - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.8..

Mức độ cải thiện đời sống của hộ sau vay vốn Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 3.9. Nhóm hộ sau vay vốn - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn   huyện đô lương   tỉnh nghệ an

Bảng 3.9..

Nhóm hộ sau vay vốn Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan