Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lan khai

123 720 7
Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lan khai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trờng đại học vinh khoa sau đại học tạ thị thơng vì đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết Lan Khai luận văn thạc sĩ ngữ văn VINH 2009 2 Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh tạ thị thơng vì đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết Lan Khai chuyên ngành: lý luận văn học mã số: 60. 22. 32 luận văn thạc sĩ ngữ văn NgƯời hớng dẫn: PGS.TS. Đinh trí dũng năm 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc luận văn 4 Chương 1. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và vị trí của Lan Khai 5 1.1. Khái niệm tiểu thuyết 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết hiện đại 7 1.2. Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 10 1.2.1. Tiểu thuyết lãng mạn 10 1.2.2. Tiểu thuyết hiện thực phê phán 12 1.2.3. Các xu hướng tiểu thuyết khác 14 1.3. Vị trí của Lan Khai trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 16 1.3.1. Sơ lược về quá trình sáng tác của Lan Khai 16 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai 18 1.3.3. Đóng góp của Lan Khai đối với tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 21 Chương 2. Sự lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo trong tiểu thuyết Lan Khai 26 2.1. Sự lựa chọn đề tài 26 2.1.1. Khái niệm đề tài 26 2.1.2. Sự lựa chọn đề tài trong tiểu thuyết Lan Khai 27 2.2. Cảm hứng sáng tạo trong tiểu thuyết Lan Khai 44 2.2.1. Cảm hứng lịch sử 45 2.2.2. Cảm hứng về thân phận con người 47 2.2.3. Cảm hứng phê phán 52 Chương 3. Nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Lan Khai 58 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 58 3.1.1. Sự đa dạng của thế giới nhân vật 59 3.1.2. Đặt nhân vật trong tình huống éo le gay cấn 63 3.1.3. Đặt nhân vật trong quan hệ tình yếu hôn nhân 67 3 3.1.4. Quan tâm nhân vật ở thế giới nội tâm 71 3.2. Nghệ thuật kết cấu 75 3.3. Giọng điệu và lời văn nghệ thuật 83 3.3.1. Giọng điệu 83 3.3.2. Lời văn nghệ thuật 93 KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vào những năm 1930-1945, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một cây bút viết về miền núi gây được sự chú ý của độc giả thời bấy giờ, đó là Lan Khai. Sinh ra tại một vùng rừng núi hoang vu tỉnh Tuyên Quang, trong một gia đình nhà nho kiêm lương y, bằng tài năng và nghị lực, Lan Khai được các nhà phê bình đương thời coi là một trong những nhà văn mở đường cho một xu hướng văn học mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Lan Khai chưa đúng tầm với những đóng góp nghệ thuật của ông. Vì vậy, việc nhìn lại sáng tác của Lan Khai là một vấn đề rất cần thiết. 1.2. Lan Khai là một nhà văn xuất sắc. Với cuộc đời chưa tròn 40 tuổi, ông đã để lại một số lượng tác phẩm lớn. Nhưng do những thăng trầm của lịch sử, một thời gian dài di sản của ông bị khuất lấp, nay có đủ thời gian để nhìn lại, chúng ta càng tự hào hơn về sự phong phú của nền văn học dân tộc, trong đó có sự cống hiến lớn lao của cây bút Lan Khai. Lan khai viết trên nhiều thể loại, trong đó tiểu thuyết là thể loại th nh à công công nhất. Thông qua tìm hiểu tiểu thuyết Lan Khai, chúng ta sẽ hiểu hơn về bức tranh chung đa dạng, phong phú của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 1.3. Tiểu thuyết Lan Khai có nhiều nét hiện đại. Ông là nhà văn sớm đi sâu vào khám phá các mảng hiện thực miền núi, nông thôn, hầm mỏ và thành thị. Ông cũng là nhà văn đầu tiên đi vào khám phá truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của con người miền núi. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam hiện đại, xuất hiện hình tượng những thanh niên miền núi khoẻ đẹp, dũng cảm, đa tài, trong sáng . Ngoài ra, các truyện ngắn kỳ ảo cho thấy năng lực tưởng tượng độc đáo của một cây bút trong việc sử dụng các yếu tố hoang đường, để tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới lạ. Tiểu thuyết lịch sử đã tạo nên chỗ đứng riêng của Lan Khai trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại như: Chiếc ngai vàng, Chế Bồng Nga, Thành bại với anh hùng . Mỗi tiểu 5 thuyết của ông là sự tìm tòi, khám phá riêng về nghệ thuật. Vì vậy, nghiên cứu tiểu thuyết Lan Khai có thể giúp ta hiểu hơn một tài năng đa dạng và hiện đại trong cách viết. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về tiểu thuyết Lan Khai đang là một vấn đề mới mẻ. Năm 1928, trên văn đàn xuất hiện tác phẩm Nước Hồ Gươm với bút danh Lan Khai đã gây được sự chú ý của độc giả đương thời. Đặc biệt, Lầm than là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Công trình Lan Khai tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học của Trần Mạnh Tiến, Nxb Văn hoá thông tin là công trình nghiên cứu đầu tiên về một phần di sản văn nghệ của Lan Khai, góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập hiện nay về giai đoạn văn học 1930-1945. Trong Chuyên khảo và tác phẩm về tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai đã có nhiều ý kiến đánh giá. Theo Vũ Ngọc Phan, Lan Khai là nhà văn biết phát huy tính chân thực nghệ thuật một cách năng động. Năm 1965, trong công trình biên khảo Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, Nxb Sài Gòn, tác giả Phạm Thế Ngũ cũng nhắc lại ý nghĩa của tác phẩm Lầm than. Trong Từ điển văn học Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, 1988 tác giả Nguyễn Hoành Khung cũng đã nhắc lại những đóng góp của Lan Khai cho nền văn học nước nhà. Cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế, Nxb Khoa học xã hội & Nhân văn 1992 cũng giới thiệu vắn tắt những cống hiến của Lan Khai cho nền văn học hiện đại. Trong Tác phẩm và chuyên khảo Truyện đường rừng của Lan Khai, Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004, các tác giả đã phần nào chỉ ra những giá trị nghệ thuật của các truyện đường rừng của Lan Khai. Trong công trình Lan Khai - nhà văn hiện thực xuất sắc do Trần Mạnh Tiến biên soạn, Nxb Hội Nhà văn, tác giả đã thu thập được nhiều bài viết quan trọng về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những ý kiến đánh giá về Lan Khai. 6 Trong Trương Tửu tuyển tập nghiên cứu phê bình, tác giả đã đánh giá Lan Khainghệ sĩ của rừng rú, là đàn anh trong thế giới sơn lâm, là cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát . Trong công trình Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc của tác giả Trần Mạnh Tiến đã có những đóng góp khá đầy đủ về những bài viết của các tác giả nghiên cứu về Lan Khai, cũng như những ý kiến đánh giá chuẩn xác về các tác phẩm của ông… Nhìn chung, các công trình trên đây đã nghiên cứu Lan Khai ở trên những bình diện khác nhau. Ở đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu, khám phá các tác phẩm tiểu thuyết của Lan Khai để thấy được nét riêng, nét độc đáo trong phương pháp sáng tác của ông. Trên cơ sở kế thừa ý kiến những người đi trước, chọn đề tài Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Lan Khai, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về một nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trên văn đàn Việt Nam nói chung và nền tiểu thuyết Việt Nam 1930-1945 nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Tìm hiểu bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, đồng thời tìm hiểu vị trí của Lan Khai trong bức tranh chung ấy. 3.2. Đi sâu tìm hiểu và phân tích đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Lan Khai trên phương diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo; nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật. 3.3. Ở một mức độ nhất định, đặt Lan Khai bên cạnh các cây bút khác để thấy được nét riêng cũng như đóng góp của nhà văn cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết của Lan Khai ở cả ba mảng đề tài: tiểu thuyết đường rừng, tiểu thuyết tâm lý xã hội và tiểu thuyết lịch sử. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 7 Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê phân loại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn triển khai trên ba chương: Chương 1. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 và vị trí của tiểu thuyết Lan Khai Chương 2. Tiểu thuyết Lan Khai nhìn trên phương diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo Chương 3. Tiểu thuyết Lan Khai nhìn trên phương diện nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật Cuối cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo 8 Chương 1 BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 VÀ VỊ TRÍ CỦA LAN KHAI 1.1 Khái niệm tiểu thuyết 1.1.1. Khái niệm Tiểu thuyết là một thể loại ra đời muộn nhưng lại chiếm vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học. Nó được xem là “Mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời con người”. Ngay từ lúc mới xuất hiện tiểu thuyết đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Song, tiểu thuyết không phải là một thể loại hoàn bị có nòng cốt hay là nền móng đã “đông cứng”. Trái lại, nó biến đổi và luôn tìm cách thoát ra khỏi các dạng thức, các khuôn mẫu do chính nó tạo ra. Bởi vậy, việc đưa ra những định nghĩa có tính chất quy phạm cho thể loại này là rất khó khăn. Những định nghĩa, quan niệm về tiểu thuyết chỉ phù hợp và phát huy trong từng kiểu, loại nhất định. Vì vậy, từ trước tới nay có rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết. Ở nước ngoài, Hêghen định nghĩa: “Tiểu thuyết là sử thi tư sản hiện đại” hay Biêlinxki: “Tiểu thuyết là sự tái hiện thực tại với hiện thực trần trụi của nó, là xây dựng một bức tranh sinh động, toàn vẹn và thống nhất”. Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết cũng được bàn đến rất nhiều. Tác giả Phạm Quỳnh là một trong những người rất quan tâm đến tiểu thuyết. Ông cho rằng: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình người ta, phong tục xã hội hay là những sự lạ, tính kỳ đủ làm cho người đọc hứng thú”, hay nói cách khác, nó là một “chuyện bịa đặt có thú vị”. Thanh Lãng - nhà nghiên cứu miền Nam trong chuyên luận Bản lược đồ văn học Việt Nam đã viết: “Tiểu thuyết là một chuyện bịa đặt tương đối dài do óc tưởng tượng nhưng được xây dựng theo những tài liệu được lấy ngay trong thế giới hàng ngày. Tiểu thuyết bởi vậy thường là những bức tranh 9 phong tục vì tác giả chủ trương về một chuyện và một khung cảnh xã hội có những đường nét, những màu sắc quen thuộc”. Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Tôi không hiểu các nhà lý luận văn học giảng nghĩa tiểu thuyết và nhà tiểu thuyết là gì ? theo tôi hay nghĩ nôm na thì tiểu thuyết là chuyện bịa y như thật. Nhà tiểu thuyết là người biết bịa chuyện”. Tiểu thuyết có khả năng kỳ diệu trong việc tả chân cuộc đời, tả chân tư tưởng người đời. Người viết tiểu thuyết “không thể viết bằng những ý niệm mà phải như đang sống thực trong thế giới tưởng tượng”. Sẽ rất khó khăn để đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về thể loại này - một thể loại luôn biến đổi và chưa biết đến sự hoàn bị. Mỗi người do quan niệm, cách nhìn nhận, đánh giá của mình, do môi trường sống xã hội của thời mình mà có những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết. Trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, các tác giả cho rằng: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cở lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. Tác giả Nguyễn Xuân Nam trong Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: “Tiểu thuyết là một loại hình tự sự có ít nhiều hư cấu, thông qua nhân vật, sự việc và hoàn cảnh, thường dùng văn xuôi để phản ánh bức tranh xã hội”. Nếu như truyện ngắn là một thể loại tự sự cở nhỏ, khả năng bao quát hiện thực đời sống, thể hiện số phận cá nhân chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó, ít thể hiện nhân vật trong quá trình vận động mà chủ yếu thể hiện như một nhát cắt, một khoảnh khắc, quan tâm đến cái chốc lát thì tiểu thuyết là “một dòng chảy theo chiều dọc số phận con người”. Tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự thường được viết bằng văn xuôi. Tiểu thuyết miêu tả hiện thực đời sống ở cả bề rộng lẫn bề sâu. “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cở lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan