Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của tô hoài viết cho thiếu nhi qua nhà chử, đảo hoang, chuyện nỏ thần

151 1.6K 17
Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của tô hoài viết cho thiếu nhi qua nhà chử, đảo hoang, chuyện nỏ thần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Lê Thanh Nga đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn- Trờng Đại học Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, giáo viên của Trung tâm GDTX Quế Phong, cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Vinh, tháng 12 năm 2009 Trơng Thị Thu 1 Mục lục Trang Mở đầu . 1. Lý do chọn đề tài . 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tợng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5. Phơng pháp nghiên cứu . 6. Đóng góp mới của luận văn . 7. Cấu trúc của luận văn Chơng 1. Tiểu thuyết lịch sử viết cho thiếu nhi trong sự nghiệp sáng tác của Hoài . 1.1. Những vấn đề tiểu thuyết lịch sửtiểu thuyết lịch sử viết cho thiếu nhi . 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại . 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử viết cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam hiện đại 1.2. Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hoài . 1.2.1. Hoài, quê hơng và gia đình 1.2.2. Ngời sống qua nhiều sự kiện của lịch sử và những trải nghiệm vô tận 1.2.3. Những chặng đờng sáng tác của Hoài . 1.3. Bộ ba tiểu thuyết Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần trong hệ thống truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 1.3.1. Nhà Chử, Đảo hoang và Chuyện nỏ thần trong sự nghiệp sáng tác của Hoài . 2 1.3.2. Tổng quan về thế giới nghệ thuật của Nhà Chử, Đảo hoang và Chuyện nỏ thần Chơng 2. Hình tợng cuộc sống trong bộ ba tiểu thuyết Nhà Chử, Đảo hoang và Chuyện nỏ thần 2.1. Công cuộc mở mang bờ cõi và bảo vệ chủ quyền dân tộc 2.1.1. Công cuộc mở mang bờ cõi . 2.1.2. Công cuộc bảo vệ chủ quyền dân tộc 2.1.3. Công cuộc khẳng định sự tồn tại và sức sống mãnh liệt, vô địch của con ngời 2.2. Nhọc nhằn trong tình yêu thơng và không gian văn hóa thuần Việt 2.2.1. Một cuộc sống nhọc nhằn với bao thử thách và khát vọng . 2.2.2. Một thế giới của tình yêu thơng và niềm tin . 2.2.3. Một không gian văn hóa Việt thuần khiết . 2.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử của tác giả qua Nhà Chử, Đảo hoang và Chuyện nỏ thần . 2.3.1. Những bài học rút ra cho ngời đọc, trong đó có bạn đọc thiếu nhi 2.3.2. Những nguồn cảm hứng lớn về lịch sử, về cuộc sống . Chơng 3: Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoài viết cho thiếu nhi qua Nhà Chử, Đảo hoang và Chuyện nỏ thần . 3.1. Vấn đề xây dựng cốt truyện trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Hoài viết cho thiếu nhi . 3.1.1. Sự phong phú về cốt truyện trong Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần . 3.1.2. Đời sống hóa cốt truyện trên cơ sở chất liệu dân gian 3.1.3. Phiêu lu hóa cốt truyện 3.2. Một thế giới nhân vật thống nhất mà đa dạng . 3.2.1. Tính thống nhất của nhân vật 3.2.2. Tính đa dạng của nhân vật . 3.2.3. Các biện pháp xây dựng nhân vật 3.3. Một thế giới ngôn ngữ sống động, giàu chất thơ 3.3.1. Một chất liệu ngôn ngữ đặc biệt đậm chất cổ xa 3.3.2. Vấn đề sử dụng từ loại . 3 3.3.3. Mét sè vÊn ®Ò vÒ cÊu tróc c©u . KÕt luËn Tµi liÖu tham kh¶o 4 Mở đầU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Gần 200 tác phẩm lớn nhỏ trong hơn 60 năm cầm bút với nhiều thể loại, nhiều đề tài đã chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào của tác giả. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, có một mảng quan trọng dành cho thiếu nhi. ở đó, ngoài những truyện viết về loài vật, về những tấm gơng anh hùng trong cách mạng và kháng chiến, về cuộc sống mới . còn có bộ ba tác phẩm viết dựa trên các truyền thuyết lịch sửNhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần. 1.2. Bằng trí tởng tợng phong phú, sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử và ngôn từ điêu luyện, ở ba tác phẩm này, Hoài đã làm sống lại buổi đầu dựng nớc của dân tộc với những lễ hội, phong tục tập quán, những cuộc vật lộn với thiên tai và đấu tranh chống kẻ thù xâm lợc. Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần đã khơi dậy ở các em thiếu nhi khát vọng tìm hiểu thiên nhiên, đất nớc, niềm tin vào ý chí, nghị lực của con ngời và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha ông đã đem mồ hôi, xơng máu và trí tuệ để vun đắp, giữ gìn bờ cõi. Trong không khí hớng về cội nguồn hôm nay, việc nghiên cứu các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử có ý nghĩa quan trọng nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục những tình cảm thẩm mỹ và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và giao lu quốc tế. Tìm hiểu truyện lịch sử của Hoài cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó. 1.3. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Hoài, nhng viết về tiểu thuyết lịch sử của Hoài còn ít ỏi và chỉ đề cập đến một vài phơng diện trong Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Hoài viết cho thiếu nhi qua Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần với mong muốn tìm hiểu và đánh giá một cách đầy đủ hơn những thành công và 5 đóng góp của Hoài ở mảng truyện lịch sử viết cho thiếu nhi nói riêng và truyện lịch sử nói chung trong nền văn học nớc nhà. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Từ lâu, cái tên Hoài đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Hoài viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, đề tài và đến lợt con ngời và sáng tác của ông cũng trở thành đối tợng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Các bài viết về tác phẩm của Hoài thờng tập trung vào những mảng đề tài quen thuộc hoặc các tác phẩm nổi tiếng của ông. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong bài Hoài - Nguyễn Sen (Nhà văn hiện đại, quyển IV, Nxb Tân Dân, 1944) đã xếp Hoài vào nhóm tác giả tả chân nhng có khuynh hớng xã hội. Qua phân tích Quê ngời và O chuột, tác giả bài viết phát hiện ra biệt tài về những cảnh nghèo nàn của dân quê và khả năng miêu tả tinh tế thế giới loài vật cùng những điểm yếu trong văn Hoài ở giai đoạn này. "Lời giới thiệu Tuyển tập Hoài" (1987) của giáo s Hà Minh Đức là một bài viết công phu, đánh giá khá đầy đủ những đóng góp của Hoài qua gần nửa thế kỷ sáng tác, trong những tác phẩm viết cho tuổi thơ và ngời lớn; về làng quê ngoại ô và miền núi; ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và ký. Bài viết cũng làm nổi bật phong cách sáng tạo nghệ thuật của Hoài ở năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan, ở các phơng diện miêu tả phong tục tập quán, khung cảnh thiên nhiên, tính cách nhân vật, tìm tòi sáng tạo ngôn từ và cấu trúc câu văn. Với giáo s Hà Minh Đức, Hoài là cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng, là một ngòi bút tơi mới không bị cũ đi với thời gian. Trong bài "Sáng tác của Hoài" (Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, 1976), nhà nghiên cứu Vân Thanh điểm qua những tác phẩm Hoài viết từ trớc Cách mạng tháng Tám cho đến năm 1971, tập trung phân tích những thành công của đề tài miền núi qua Núi Cứu quốc, 6 Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, ở các phơng diện miêu tả khung cảnh miền núi, xây dựng những nhân vật tích cực, phản ánh sự đổi thay trong cuộc đời ngời dân vùng cao qua hai giai đoạn trớc và sau cách mạng. Tác giả Nguyễn Long trong bài "Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn Hoài về miền núi" (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, 6/1999), qua phân tích những trờng hợp cụ thể trong Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, liên hệ đến Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây và một vài tác phẩm của các tác giả khác, đã rút ra quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn Hoài về miền núi biểu hiện ở chỗ con ngời đợc đặt trong hoàn cảnh chính trị, xã hội của những năm đầu sau cách mạng. Đó là sự giác ngộ và vùng lên đấu tranh của đồng bào dân tộc, là sự giản dị, gần gũi, cùng chia sẻ ngọt bùi cay đắng với dân của ngời cán bộ kháng chiến. Theo tác giả, nét chung ở nhân vật của Hoài là đợc phát hiện từ đám đông. Tác giả bài viết cũng khẳng định: Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn Hoài về đề tài miền núi có một chất l- ợng mới so với quan niệm nghệ thuật về con ngời ở giai đoạn trớc. Nguyễn Đình Thi viết bài "Tập truyện ngắn Núi Cứu quốc" năm 1949, giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, nêu đề tài chung của cả sáu truyện ngắn trong tập là nói về những cuộc đời lam lũ đau thơng nhng giàu lòng yêu nớc của ngời dân ở vùng núi Cứu quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bài viết cũng chỉ ra hạn chế của Hoài ở cái nhìn đôi lúc ẩn chứa nét giễu cợt trớc sự lạc hậu, mê tín, đói rách của ngời dân miền núi. Nói nh Nguyễn Đình Thi là: Hoài thú Việt Bắc chứ cha thực sự yêu Việt Bắc, cha thực đem tâm hồn và t t- ởng vào hàng ngũ, cha kịp hòa t tởng và tâm hồn theo đề tài. Về Truyện Tây Bắc, tác phẩm đợc giải thởng văn xuôi năm 1955 của Hội Nhà văn Việt Nam, các bài viết "Tô Hoài và Truyện Tây Bắc của Hoàng Trung Thông (1954), Truyện Tây Bắc của Hoài" của Huỳnh Lý (1980), Vợ chồng A Phủ của Hoài" của Nguyễn Văn Long (1982), "Về Vợ chồng A Phủ của Đỗ Kim Hồi (1997), Vợ chồng A Phủ của Nguyễn Quang Trung 7 (1999), Vợ chồng A Phủ của Hoài" (Hà Minh Đức) . đều giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và cảm hứng sáng tác của tác giả. ở mức độ khác nhau, các bài viết hoặc phân tích cả ba truyện hoặc đi sâu vào một truyện, làm nổi bật các phơng diện chủ đề, nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Các tác giả cũng thống nhất khẳng định chất thơ đậm đà của cảnh và ngời Tây Bắc, cái nhìn đúng đắn, chân thực đầy cảm thông và trân trọng của nhà văn đối với ngời dân vùng cao, ghi nhận bớc tiến rõ nét so với cái nhìn của Hoài trong những tác phẩm viết về miền núi trớc đây. Về tiểu thuyết Miền Tây, giải thởng Hội Nhà văn á - Phi năm 1970, các bài "Tô Hoài với Miền Tây của Phan Cự Đệ (1968), "Tiểu thuyết Miền Tây của Hoài" của Hà Minh Đức (1968), "Đọc Miền Tây của Khái Vinh (1969) đã tập trung làm rõ sự đổi thay trong cuộc sống của ngời dân miền núi qua hai chế độ xã hội cũ và xã hội mới, những đặc sắc trong miêu tả thiên nhiên và phong tục vùng cao cùng những chỗ đợc và cha đợc khi xây dựng tính cách nhân vật trong tác phẩm. Đối với những tác phẩm viết về vùng quê ngoại ô của tác giả, bài Quê nhà, Quê ngời, Mời năm, bộ ba tiểu thuyết về quê hơng" của giáo s Hà Minh Đức ghi lại câu chuyện với Hoài về hoàn cảnh sáng tác, những điểm chung về nhân vật, sự kiện trong ba cuốn tiểu thuyết, quan niệm của nhà văn khi viết về ngời nông dân, chỗ giống và khác nhau của làng quê trong tác phẩm của Hoài so với tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố. Bài "Tô Hoài với Ngời ven thành của tác giả Triều Dơng (1973) đề cập đến hai truyện viết về vùng ngoại ô quê ngoại Hoài là Câu chuyện bờ đầm sen cửa miếu Đồng Cổ và Ngời ven thành. Bài viết đánh giá cao những trang miêu tả thiên nhiên, sinh hoạt, phong tục, quang cảnh quá khứ, vốn hiểu biết về nghề làm giấy dó của Hoài. Đồng thời cũng chỉ ra nhợc điểmchỗ tâm trạng nhân vật cha khơi sâu, vào chi tiết cha thật chính xác và bày tỏ kỳ vọng ở Hoài trong mảng tiểu thuyết lịch sử. 8 Cũng về hai truyện ngắn này, trong bài "Ngời ven thành xa . và nay", tác giả Thiếu Mai lại nhấn mạnh vẻ đẹp của ngời Hà Nội xa và nay qua các nhân vật, khẳng định thành công của tác giả trong bố cục, dựng cảnh, sáng tạo ngôn ngữ nhng vẫn không bỏ qua vài chỗ dùng từ đặt câu khó chấp nhận. Xoay quanh mảng hồi ức và chân dung văn học của Hoài, bài viết "Tô Hoài qua Tự truyện (Vân Thanh, 1980) đề cập đến những tác phẩm ghi lại hồi ức của tác giả về quãng đời thơ ấu (Cỏ dại), những năm học cấp 1 (Mùa hạ đến, mùa xuân đi) và những năm tháng đi kiếm việc làm (Những ngời thợ cửi, Đi làm). Đó là chuyện cá nhân, gia đình, làng quê và xa hơn chút ít là Kẻ chợ Bài "Những gơng mặt - chân dung văn học Hoài" của tác giả Phạm Việt Chơng (1989) giới thiệu cuốn sách gần 200 trang viết về các cây bút văn xuôi thế hệ trớc Cách mạng tháng Tám cùng những mày mò, trăn trở, vật lộn với cuộc đời . và chân dung hai nhà thơ Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân với tâm niệm hãy hiểu con ngời qua tác phẩm của họ. Bài Cát bụi chân ai đăng trên báo Văn nghệ ngày 13/11/1993 ghi lại cuộc trao đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về cuốn hồi ký đã cho bạn đọc nhìn một số nhân vật lớn của văn chơng nớc nhà từ một cự ly gần. Còn nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh trong bài Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (1998) thì đi sâu phân tích cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai. Năm 2006, Hoài cho ra mắt bạn đọc tiẻu thuyết Ba ngời khác viết về cải cách ruộng đất, một công việc mà ngày trớc ông đã trực tiếp tham gia. Tác phẩm lập tức thu hút đợc sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức cuộc tọa đàm về Ba ngời khác tại trụ sở Viện Văn học với sự có mặt của nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Hầu hết các ý kiến phát biểu trong cuộc tọa đàm đều đánh giá cao tác phẩm ở nhiều phơng diện. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng Ba ngời khác là một thành công mới của nhà văn lão thành và có một vị trí đặc biệt trong các tác phẩm của ông. Nhà văn Hoài đã đổi mới rất nhiều cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện tiểu thuyết. Còn theo nhà văn Châu Diên thì đóng góp lớn nhất về bút pháp là sự 9 thay đổi từ chỗ không để ý tâm lý nhân vật (Vợ chồng A Phủ không có tâm lý, Dế mèn không có tâm trạng) sang có tâm trạng của những ngời rất hiện đại. Trạng thái hiện đại của những con ngời đang sống bây giờ đó là sự tha hoá. Giáo s Hà Minh Đức, sau khi nêu các điều kiện thuận lợi của Hoài khi viết về đề tài này, đã đánh giá: Không khí trong cuốn này là không khí hiện đại. T duy của Hoài hiện đại, cách nghĩ lấy sự thật là cơ bản, không bị rào cản nào cản trở. Ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc. Ngôn ngữ Hồ Xuân Hơng trong văn xuôi, cựa quậy. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng Ba ngời khác có cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất . ở tuổi cao nh thế mà anh đã cho ra một tiểu thuyết hàng đầu. Giáo s Phong Lê trong bài Hoài, 60 năm viết . (1999) đã đánh giá chặng đờng sáng tác 60 năm của Hoài qua các giai đoạn trớc và sau cách mạng, những đóng góp của Hoài cho nền văn học ở các đề tài và thể loại, đồng thời khẳng định vẫn cha nói hết đợc những điều muốn nói về Hoài. Ngoài công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học còn có một số khóa luận đại học, luận văn thạc sĩ bàn về một khía cạnh nào đó trong sáng tác của Hoài. Có thể kể đến Con ngời và không gian ngoại ô trong tác phẩm Hoài trớc cách mạng (Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2002), Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả trong "Truyện Tây Bắc" của Hoài (Hà Thị Thu Hiền, 2004), Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Hoài sau cách mạng (Trần Hoàng Anh, 2004), Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của Hoài (Lê Thị Hà, 2007), Một số đặc điểm ngôn ngữ trong hồi ký Hoài (Lê Thị Ninh, 2008), v v . 2.2. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong Hoài với thiếu nhi (1982) đánh giá cao những đóng góp của Hoài trong mảng sáng tác cho thiếu nhi ở đề tài phong phú, thể loại đa dạng, nội dung phù hợp với lứa tuổi. Truyện về các tấm g- ơng anh hùng trớc cách mạng và trong kháng chiến có tác dụng giáo dục lý tởng và đạo đức cho các em sắp bớc vào đời. Sáng tác thuộc loại những mẩu chuyện nhỏ, xinh xắn, nhẹ nhàng nhng sâu sắc nhằm ca ngợi xã hội mới là viết cho bạn 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan