Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

118 1.1K 8
Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ NGỌC ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA LỚP DANH TỪ TRONG CA DAO XỨ NGHỆ DÂN CA NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG THỊ DIỄM Vinh - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của GS, TS. Đỗ Thị Kim Liên, TS.Trương Thị Diễm, cùng sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo bộ môn ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, cũng như sự quan tâm động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp . Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp những người thân. Học viên Nguyễn Thị Ngọc 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao dân ca là những thể loại văn học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả làn điệu những thể thức hát nhất định. Ca dao, dân ca trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của con người. Nó còn chở trên mình bản sắc văn hoá từng vùng miền của dân tộc Việt Nam. Ca dao, dân ca là nơi để các nhà nghiên cứu tìm về khai thác những giá trị văn hoá với nhiều góc độ khác nhau. 1.2. Ca dao xứ Nghệ Dân ca Nam Trung bộ là hai tuyển tập được sưu tầm, tuyển chọn, ghi lại những nét sinh hoạt văn hoá, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người xứ Nghệ con người Nam Trung bộ. Đặc biệt, Ca dao xứ Nghệ Dân ca Nam Trung bộ còn được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều như một kho lưu giữ vốn từ địa phương, vốn địa danh mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá xứ Nghệ Nam Trung Bộ . Đây là nguồn liệu quý giá góp phần giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về con người xứ Nghệ con người Nam Trung bộ. 1.3. Ca dao xứ Nghệ Dân ca Nam Trung bộ đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nhưng đó là những đánh giá hết sức khái quát, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của từng lớp từ để hiểu cảm nhận sâu sắc hơn về văn hoá từng vùng miền. Vì những lí do trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu: Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ Dân ca Nam Trung bộ. 2. Đối tượng nhiệm vụ 2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: 3 Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ thuộc Kho tàng ca dao xứ Nghệ An - Tập 1, mảng tình yêu lứa đôi [tr.218 – tr.442] Dân ca Nam Trung bộ - Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Tập 16, Ca dao tình yêu lứa đôi. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài hướng tới thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thống kê, phân loại các nhóm danh từ trong 2 tập Ca dao xứ Nghệ Dân ca Nam Trung bộ. Trên cơ sở đó, chúng tôi mô tả, làm rõ đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ đó. - Tìm hiểu những điểm tương đồng khác biệt được thể hiện rõ ở ngữ pháp, ngữ nghĩa của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ Dân ca Nam Trung bộ. - Bổ sung kết quả thống kê, đánh giá liệu cho việc hiểu thêm văn hoá, con người xứ Nghệ con người Nam Trung bộ. 3. Lịch sử nghiên cứu 3.1. Lịch sử nghiên cứu Ca dao xứ Nghệ Điểm lại những công trình nghiên cứu Ca dao xứ Nghệ, chúng tôi thấy tình hình như sau: Trước tiên, phải kể đến bài “Vị trí đặc điểm của vùng văn học dân gian Nghệ Tĩnh” của PGS Hoàng Tiến Tựu 1 . Ông đặt vấn đề: “Mỗi vùng, mỗi khu vực văn học dân gian của dân tộc đất nước đều có một vị trí quan trọng một phong cách truyền thống riêng của mình”. Trong bài “Đất nước, con người xứ Nghệ qua Kho tàng ca dao xứ Nghệ” (Tạp chí Văn hoá dân gian số 3-1997), Trương Xuân Tiếu viết: “Đất nước xứ Nghệ thật là hùng vĩ, hữu tình, con người xứ Nghệ thật là thông minh, quả cảm. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên xã tên những dòng họ, những con người cụ thể ở xứ Nghệ đã bước vào trong những câu hò, điệu hát, bài ca góp phần tô thắm những nét son truyền thống trong bản sắc văn hoá dân gian xứ Nghệ”. PGS Ninh Viết Giao là người có công sưu tầm, lựa chọn, phân loại hàng nghìn câu a dao xứ Nghệ mà kết quả là “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” (2 tập) do Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao chủ biên. Tuy không trực tiếp nghiên cứu về các lớp từ trong Ca 1 In trong Thông báo khoa học số 1 - ĐH Vinh - 1983. 4 dao xứ Nghệ nhưng tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian xứ Nghệ. Ngoài phần giới thiệu sơ lược về đặc điểm đất đai, khí hậu, hoàn cảnh lịch sử của cả xứ Nghệ cũng như sơ lược về nội dung của ca dao, PGS Ninh Viết Giao đã dành một số trang nhất định giới thiệu về ca dao tình yêu nam nữ, qua đó làm nổi bật tính cách, tình cảm, tâm hồn của con người xứ Nghệ. Khi đi vào nghiên cứu Ca dao xứ Nghệ, PGS Ninh Viết Giao đã nêu ra một phương pháp luận: Xem ca daotrong đó có ca dao của vùng Nghệ Tĩnh – là vốn chung của cả nước. Ca dao các vùng dù có mang những đặc điểm riêng, sắc thái riêng vẫn thể hiện những đặc điểm chung, phổ biến của cả nước. Đây là một phương pháp rất quan trọng giúp chúng ta đi vào tìm hiểu những nét riêng của Ca dao xứ Nghệ, tìm hiểu ngọn nguồn của từng bài ca dao. Ở phần 2 của bài nghiên cứu, PGS Ninh Viết Giao đã giới thiệu nội dung của Ca dao xứ Nghệ qua các chủ đề, qua đó làm nổi bật tính cách, đời sống tình cảm của con người xứ Nghệ. Về bộ phận ca dao nói về tình yêu trai gái, tác giả viết: “Thể hiện tính cách, tình cảm của con người xứ Nghệ rõ rệt đầy đủ là ở bộ phận nói về tình yêu trai gái, về hôn nhân gia đình. Riêng tình yêu trai gái, ở đây ta thấy mọi phương diện cũng như mọi mức độ của tình yêu lứa đôi” [tr.59], “cũng như ca dao toàn quốc, với bộ phận này, ta bắt gặp lại những lời ướm hỏi tinh tế, những câu trao duyên tế nhị, những lời xe kết diết da, những câu thề nguyền gắn bó, những lời than thở, nhớ nhung, những câu trách móc ai oán, những niềm tủi nhục, những số phận đắng cay . Ta cũng bắt gặp những mối tình éo le, như tình cũ, tình già, tình muộn, tình phụ, tình lầm, tình nghèo, tình chờ, tình chênh lệch, tình ép buộc, dở dang . với mọi nỗi giận hờn, lo lắng, đau xót nhưng ấm tình đời, dào dạt sức sống . Tất cả đều trong sáng lành mạnh với phong cách suy nghĩ có bản sắc riêng của người xứ Nghệ” [tr.60 - 61]. Trong bài nghiên cứu này, PGS Ninh Viết Giao đã dùng phương pháp khảo sát thống kê, như thống kê số lượng câu “ra về”, “đôi ta” hoặc một số bài mở đầu bằng chữ “thương”. Nghiên cứu về hình thức nghệ thuật của Ca dao xứ Nghệ, PGS đồng ý với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nếu so sánh với ca dao ngoài Bắc thì Ca dao xứ Nghệ không được mượt mà, bay bướm. Về ngôn ngữ của Ca dao xứ Nghệ, tác giả viết: “Những bài ca dao ấy, ngôn ngữ giản dị mà tươi rói như đất mới cày, áo nâu non mới mặc, chứa đầy nhựa sống . [1, tr.80]. Về tiếng địa phương trong ca dao, tác giả nhận xét: “Mà hình như trong các loại hình văn 5 vần của kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ, ca dao ít từ địa phương, ít phương ngữ hơn cả. Có chăng là những từ phổ biến dễ hiểu .” [tr.80]. Từ nhận xét của PGS thì có một nét riêng biệt của Ca dao xứ Nghệ là tính chất “trí tuệ”, “chữ nghĩa” mang nhiều “điển tích” (tr.80) một nét riêng biệt nữa của Ca dao xứ Nghệ là “trạng” . “Trạng” ở đây thể hiện tính vui vẻ, thông minh, nhanh trí, dí dỏm, nghịch ngợm của con người xứ Nghệ .” [tr.85]. Về hình thức đối trong thể lục bát song thất lục bát xứ Nghệ, PGS nhận định: “Có thể nói thêm về hình thức đối trong thể lục bát của Ca dao xứ Nghệ vì hình thức này khá nhiều cũng khá đa dạng, độc đáo, không chỉ đối ngẫu mà còn đối câu, đối bài” [tr.88]. Có thể nói xét về mặt hình thức nghệ thuật, tức là thi pháp của Ca dao xứ Nghệ, PGS Ninh Viết Giao đã khảo sát được một số mặt đã đưa ra một số nhận xét xác đáng. Những nhận xét ấy đã khái quát được những nét đặc trưng, riêng biệt của Ca dao xứ Nghệ. Tuy nhiên, do đặc điểm tính chất của một bài giới thiệu chung về Ca dao xứ Nghệ nên tác giả không đi sâu vào việc tìm hiểu nghiên cứu về thi pháp của Ca dao xứ Nghệ như ông tự nhận xét: " .về hiện tượng gieo vần, về ngôn từ nhất là các từ địa phương, về các dạng kết cấu, về thời gian không gian nghệ thuật; sông núi, trăng sao, thuyền biển, mận đào, trúc mai, hoa lá, loan phượng, cây đa, mái đình, cái giếng, con đường, cánh đồng, bướm hoa, miếng trầu, bát nước, con diều, chim thú . nhưng bài viết của tôi đã khá dài xin để dịp khác .” [tr.89]. Bên cạnh đó, các bài “Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Trị Thiên Nam Trung Bộ” của Lê Văn Hảo 1 ; bài “Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ xứ Bắc” của Nguyễn Phương Châm 2 ; bài “Ca dao tình yêu tình cảnh con người ở Bình Trị Thiên” của Trần Thuỳ Mai (Hội thảo khoa học Văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất) cũng là những công trình có giá trị về mảng đề tài này. Lê Văn Hảo đã khái quát về phong cách Nghệ Tĩnh: “Phong cách Nghệ Tĩnh có cái gì gân guốc, cứng cỏi, quyết liệt” [tr.24]. Trần Thuỳ Mai thì cho rằng: “Nếu so sánh 1 Hội thảo khoa học Văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất. 2 Tạp chí Văn hóa dân gian số 3 – 1997. 6 phong cách ca dao Bình Trị Thiên với ca dao Nam Trung bộ Nghệ Tĩnh ta sẽ thấy ca dao Bình Trị Thiên gần gũi với phong cách ca dao Nghệ Tĩnh hơn . Nhưng phong cách Nghệ Tĩnh vẫn khác phong cách Bình Trị Thiên ở chỗ thiên về tính chân chất, chuộng diễn ý, mộc mạc” [tr.76]. So sánh với ca dao Nam Trung bộ, Trần Thuỳ Mai cho rằng: Ca dao Nghệ Tĩnh chuộng diễn ý nhưng cũng như ca dao miền Nam Trung bộ không có khuynh hướng chuộng hình ảnh âm điệu như ca dao ở Bình Trị Thiên” [tr.77]. Về ca dao tình yêu xứ Nghệ, Nguyễn Phương Châm nhận xét: “Ca dao tình yêu xứ Nghệ ngoài cái chất lãng mạn vốn có của ca dao Việt Nam nó còn thực tế, gần gũi với cuộc sống đời thường, đôi khi táo bạo quyết liệt” [tr.13]. Về cách sử dụng địa danh, tác giả nhận xét: “Nhắc đến tên núi, tên sông như bao nơi khác nhưng ca dao xứ Nghệ thường dùng một cặp núi – sông tạo thành biểu tượng cho quê hương mình” . “Cách dùng một cặp địa danh núi – sông như thế đã trở thành một mô típ quen thuộc thường gặp trong ca dao xứ Nghệ” [tr.15]. Về không gian nghệ thuật, Nguyễn Phương Châm đã đưa ra nhận xét: “Không gian nghệ thuật cũng có sự khác nhau giữa ca dao xứ Nghệ ca dao xứ Bắc. Cũng là không gian làng quê nhưng ca dao xứ Bắc nói một cách xa xôi bóng gió nhiều hơn là cụ thể . Không gian trong ca dao xứ Nghệ thường cụ thể, gần gũi thân thiết với con người lao động hơn”. Về phương ngữ, Nguyễn Phương Châm nhận xét: “Mỗi địa phương đều có nét riêng về ngôn ngữ ngôn ngữ ấy in dấu đậm nét vào ca dao. Xứ Bắc thật sự mờ nhạt phương ngữ nhưng xứ Nghệ, tiếng Nghệ từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học .” [3, tr.20]. 3.2. Lịch sử nghiên cứu Dân ca Nam Trung bộ - Ca dao, dân ca chứa đựng cả một thế giới tinh thần của người lao động ngày xưa. Thế giới đó vừa có cái hữu hình vừa có cái vô hình cho nên thế hệ con cháu không thể nắm bắt hết được những gì mà cha ông ta đã gửi gắm, đã để lại trong ca dao, dân ca. Nghiên cứu ca dao, dân ca là việc làm liên tục, lâu dài hình như không có kết thúc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, dân ca nói chung, trong đó bao gồm cả 7 dân ca Nam Trung Bộ của các tác giả như: Vũ Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, Cao Huy Đỉnh, Hoàng Tiến Tựu, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Xuân Kính, Đặng Văn Lung . - Mặc dù chưa có công trình nào cụ thể đi sâu vào vấn đề đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa trong dân ca Nam Trung Bộ nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã phần nào đề cập đến nội dung ngữ nghĩa của ca dao, dân ca. Vũ Ngọc Phan trong cuốn "Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam" NXBKHXH (1971) đã đề cập đến tình yêu của nhân dân Việt Nam trong ca dao dân ca. Chu Xuân Diên trong cuốn "Văn học dân gian" NXBĐH &THCN (1991) đã nói về ca dao dân ca với lao động sản xuất, ca dao dân ca với đời sống tình cảm của nhân dân lao động, ca dao, dân ca với cuộc đấu tranh giai cấp. Nguyễn Xuân Kính trong cuốn "Thi pháp ca dao" NXBKHXH Hà Nội (1992) đã đề cập đến yếu tố không gian thời gian trong ca dao, dân ca nêu ra một số biểu tượng như trúc, mai, hoa trong ca dao, dân ca. - một số tác giả đã đi vào vấn đề ngữ nghĩa nhưng chỉ phân tích ở một vài bài ca dao dân ca cụ thể, như: Phan Đăng Nhật thì "Giải mã một chùm ca dao, tìm hiểu đặc điểm của xứ Lạng" - Văn hóa dân gian số 1 (1987); Võ Xuân Quế với "Vẻ đẹp truyền thống qua một bài dân ca" - Văn hóa dân gian (1989); Đào Thản, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Thế Lịch thì tìm hiểu "Ý nghĩa những câu ca" - Tạp chí ngôn ngữ số 3, 1989 . - Đối với Dân ca Nam Trung bộ, ta có thể thấy nổi bật một số tác giả: Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang, Hoàng Chương với cuốn biên khảo “Dân ca miền Nam Trung bộ”, tập 1,2, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1963 đã khái quát về mảnh đất con người Nam Trung bộ nêu những nhận xét khái quát về giá trị Dân ca Nam Trung bộ. Các tác giả viết: Dân ca Nam Trung bộ là bản trường ca trữ tình vừa thắm thiết tế nhị vừa mộc mạc. Tính chất trữ tình đó chủ yếu được biểu hiện trong quá trình trai gái yêu nhau; nhà thơ Xuân Diệu trong lời bạt cho cuốn Dân ca miền Nam Trung bộ có nhan đề Sống với ca dao dân ca Nam Trung bộ viết ngày 16-5-1963 đã phát biểu cảm nghĩ chung về dân ca Nam Trung bộ ông đã đề cập tới cái độc đáo trong chất sống, chất tình của dân ca vùng này, nhưng đó mới chỉ là những nhận xét khái quát nhất mang tính cảm xúc chứ chưa đi sâu vào phân tích nghiên cứu. Trong lời bạt của Xuân Diệu: Sống với ca dao, dân ca Miền Nam Trung Bộ. Ông đã viết: 8 Ca dao về tình yêu ở Dân ca Nam Trung Bộ. Trong khi phê bình Tây Sương ký là một áng văn kiệt tác nói về tình yêu của Thôi Oanh Trương Quân Thụy, nhà phê bình học rộng hiểu sâu là Thánh Thán có nhắc đến thơ Quốc Phong trong Kinh Thi; Kinh thi là ca dao của quần chúng nhân dân Trung Hoa đã làm trước đời Khổng Tử, đến đầu đời Xuân Thu, Khổng Phu Tử mới góp nhặt lại "sưu tầm, chọn lọc", sắp xếp; tức là việc mà ta làm hiện nay cách mấy nghìn năm sau. Người xưa có khen: "Thơ quốc phong mê gái mà không dâm". Thánh Thán bình luận thêm, ý nói: thơ mê gái ấy của quần chúng mà lại được "qua tay sửa chữa của đức tiên sư ta là cụ Khổng. Vậy nó là thứ văn của bậc đại thánh nhân!" [tr.267] Ca dao cổ của Trung Quốc, qua tay Khổng phu tử đã lưu lại nhiều bài về tình yêu. Công việc sưu tầm hiện nay trong ca dao Việt Nam ta cũng bước đầu cho ta thấy rằng: những bài về tình yêu chiếm một số lượng rất lớn. Chẳng hạn mở tập Hát phường vải, dân ca Nghệ Tĩnh, ta sẽ thấy đó là hàng mấy trăm câu hát hoa tình, ân tình của trai gái. Các Mác của chúng ta trước đây đã tự tay sưu tầm những dân ca, những tình ca hay nhất; quay trở về với dân ca cổ truyền của Nam Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi nhận thấy phần rất lớn của 2 tập sưu tầm đã in, là những tình ca; đó là phản ánh hiện thực của sự sáng tác chứ không phải do ngẫu nhiên của sự sưu tầm. “Tình yêu trong ca dao, ở đây hẵng chỉ nói ca dao, dân ca Nam Trung Bộ, rất phong phú, trong thơ cổ điển ta, rất hiếm cái giọng trữ tình trực tiếp về tình yêu, họa chăng có cái "khạc chẳng cho ra, nuốt chẳng vào" của Ôn Như Hầu khóc Trương Quỳnh Như của Phạm Thái. Không chờ đợi thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp diễn tả hộ cho mình, những người lao động đã, thế kỷ này qua thế kỷ khác, diễn tả trực tiếp lòng mình yêu đương, sướng vui, đau khổ . không ở đâu bằng văn học dân gian, trong ca dao, người phụ nữ tha hồ nói rằng mình yêu, họ đã ngang nhiên dĩ nhiên thi hành cái quyền tự do diễn đạt tâm của mình. Tôi chưa nói về chất lượng tác phẩm, tôi hẵng nói: trong phạm vi ta đang bàn ở đây, văn học chính quy đã lạc hậu hơn văn học bình dân, văn học bình dân, không biết từ xưa bao lâu, đã là một nền văn học dân chủ, bình đẳng giữa nam nữ” [tr.268] 9 Ngoài những bài nghiên cứu về Dân ca Nam Trung Bộ có tính chất tổng quan, còn có một số đề tài đã đi sâu nghiên cứu về ngữ nghĩa dân ca Nam Trung Bộ như Khảo sát ngữ nghĩa lời thoại trong dân ca Nam Trung Bộ của Trịnh Thị Mai đã kết luận: “Nhân vật đưa ra lời thoại trong Dân ca Nam Trung Bộnam nữ. Họ đã sử dụng vốn từ xưng hô trong lời thoại khá đa dạng, phong phú. Vừa sử dụng từ xưng hô toàn dân, vừa sử dụng từ xưng hô của địa phương. Vừa sử dụng đại từ nhân xưng vừa sử dụng đại từ phiếm chỉ cả cách dùng các hình ảnh mang tính ẩn dụ để xưng hô. ngay trong lớp đại từ nhân xưng cũng hết sức phong phú, người Nam Trung Bộ đã dùng rất nhiều cặp đại từ nhân xưng khác nhau để xưng hô. Chỉ dừng lại ở vốn từ xưng hô, chúng ta cũng đã thấy được sự da màu của Dân ca Nam Trung Bộ” [tr.101] - Thời gian, không gian cho lời thoại xuất hiện cũng có những nét đặc thù riêng: Thời gian xuất hiện lời ca cũng thật phong phú. Trong dân ca Nam Trung Bộ, ta bắt gặp mọi khoảng thời gian, từ sáng sớm đến thời gian ban trưa đến chiều đến thời gian đêm khuya. Mỗi khoảng thời gian phù hợp mỗi loại tâm trạng khác nhau mỗi khoảng thời gian gắn với mỗi mức độ của trạng thái cảm xúc khác nhau. Cho nên chính thời gian đã góp phần quy định cái muôn màu muôn điệu trong tâm trạng của con người. Không gian xuất hiện lời ca cũng thật phong phú, ở đây có cả không gian của sông nước, có cả không gian của các địa danh cả không gian của ruộng đồng. Đặc biệt có một không gian nổi lên để cho người đọc dễ dàng nhận ra những lời ca của vùng Nam Trung Bộ đó là không gian sông nước. Có thể nói phần lớn những câu Dân ca Nam Trung Bộ đều thẫm đẫm cái mênh mang của sông nước. Chính không gian sông nước đã khơi dậy cảm xúc của người Nam Trung Bộ. - Nội dung mà lời thoại đề cập đến chủ yếu là nói về tình yêu nam nữ. Để chuyển tải những nội dung này thì dân ca Nam Trung Bộ đã dùng nhiều cách thức bày tỏ lời trao đáp khác nhau như cách thức nghi vấn, so sánh, dùng các cấu trúc quan hệ. Từ những cách thức này để đi đến thể hiện một số hành vi ngôn ngữ: hỏi, chào, mời, kể. Nhưng cách hỏi, cách chào, cách mời, cách kể của người Nam Trung Bộ có những đặc trưng riêng thông qua việc sử dụng các từ ngữ hình ảnh. Qua ngữ nghĩa lời thoại, ta có thể tìm đến những nét văn hóa đặc trưng của miền đất Nam Trung Bộ khác với miền đất khác đó là: văn hóa sông nước với sự có mặt đầy 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:30

Hình ảnh liên quan

bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị theo một kiểu quan hệ nhất định. Từ ghép được chia làm hai nhóm: từ ghép đẳng lập và chính phụ. - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

b.

ằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị theo một kiểu quan hệ nhất định. Từ ghép được chia làm hai nhóm: từ ghép đẳng lập và chính phụ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Nhìn vào bảng thống kê (Bảng 2.1) chúng ta có thể thấy rằng: xét về mặt cấu tạo, từ được chia thành từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ láy và từ ghép - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

h.

ìn vào bảng thống kê (Bảng 2.1) chúng ta có thể thấy rằng: xét về mặt cấu tạo, từ được chia thành từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ láy và từ ghép Xem tại trang 34 của tài liệu.
Em thường gắn với hình ảnh ngọn đèn nhằm diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc, - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

m.

thường gắn với hình ảnh ngọn đèn nhằm diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc, Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.2. Từ đơn và từ phức của lớp danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Bảng 2.2..

Từ đơn và từ phức của lớp danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ Xem tại trang 44 của tài liệu.
- Qua bảng 2.2, ta thấy lớp danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật trong Dân ca Nam Trung bộ có số lượng từ đơn 226/453 từ chiếm tỉ lệ 49.9%; số lượng từ phức 256/  - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

ua.

bảng 2.2, ta thấy lớp danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật trong Dân ca Nam Trung bộ có số lượng từ đơn 226/453 từ chiếm tỉ lệ 49.9%; số lượng từ phức 256/ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3.2. Các tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ Số lượng và tần số xuất hiện các tiểu nhóm danh từ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Bảng 3.2..

Các tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ Số lượng và tần số xuất hiện các tiểu nhóm danh từ Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.3. Tỷ lệ xuất hiện danh từ tên riêng và địa danh trong Ca dao xứ Nghệ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Bảng 3.3..

Tỷ lệ xuất hiện danh từ tên riêng và địa danh trong Ca dao xứ Nghệ Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.4. Thống kê và định lượng danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Bảng 3.4..

Thống kê và định lượng danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ Xem tại trang 73 của tài liệu.
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

3.3..

Đặc điểm ngữ nghĩa các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 3.5. Các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ Số lượng và tần số xuất hiện các tiểu nhóm danh từ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Bảng 3.5..

Các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ Số lượng và tần số xuất hiện các tiểu nhóm danh từ Xem tại trang 75 của tài liệu.
3.3.2. Mô tả và nhận xét các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

3.3.2..

Mô tả và nhận xét các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 3.6. Tỷ lệ xuất hiện từ chỉ tên riêng và địa danh trong Dân ca Nam Trung Bộ - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

Bảng 3.6..

Tỷ lệ xuất hiện từ chỉ tên riêng và địa danh trong Dân ca Nam Trung Bộ Xem tại trang 80 của tài liệu.
29 đầu 18 khe 10 gốc 6 hình 5 - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

29.

đầu 18 khe 10 gốc 6 hình 5 Xem tại trang 97 của tài liệu.
9 lời e m1 nước mắt 9 hình 3 kiếp 1 - Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ

9.

lời e m1 nước mắt 9 hình 3 kiếp 1 Xem tại trang 115 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan