Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

89 1.2K 0
Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Lời nói đầu ……………………………………………………………. 3 Mở đầu ………………………………………………………………… 4 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………… 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………. 4 3. Đối tượng nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu ………………… . 7 4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 8 5. Cái mới của đề tài ………………………………………………… 9 6. Cấu trúc luận văn …………………………………………………… 9 Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài …………………. 10 1.1 Nhận diện tục ngữ ……………………………………………… 10 1.2 Về sự xuất hiện của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao ………… 27 1.3 Tiểu kết chương 1 ……………………………………………… 31 Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao 32 2.1. Đặc điểm ngữ pháp của từ trong tục ngữ ca dao ……………. 32 2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ chim trong tục ngữ, ca dao ……………. 43 2.3. Những sự đồng nhất khác biệt của từ cá, chim trong tục ngữ ca dao ………………………………………………………… 53 2.4. Tiểu kết chương 2 …………………………………………………… 55 Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao … 56 3.1. Khái niệm ngữ nghĩa ………………………………………………. 56 3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao ……… 62 3.3. Sự giống khác nhau trong cách sử dụng ngữ nghĩa 1 của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao ……………………………. 74 3.4. Đặc trưng văn hoá của người Việt qua cách sử dụng ngữ nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao ……………………………… 76 3.4. Tiểu kết chương 3 ……………………………………………… 83 Kết luận …………………………………………………………………. 84 Phụ lục (1) ……………………………………………………………… 86 Phụ lục (2) ………………………………………………………………. 92 Tài liệu tham khảo …………………………………………………… . 110 Dẫn liệu tục ngữ, ca dao ……………………………………………… 114 2 LỜI NÓI ĐẦU Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng , nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, tỉ mỉ của GS. TS Đỗ Thị Kim Liên cùng sự giúp đỡ của đồng nghiệp, của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm 12C1 sự khích lệ, động viên, tạo điều kiện của bạn bè, gia đình… Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thị Kim Liên - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, cùng các thầy cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp, học sinh gia đình đã động viên tôi hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, bản thân tôi luôn mong muốn nhận được sự hướng dẫn, góp ý chân thành của các thầy cô giáo, bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Vinh, ngày 28 tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Đậu Quỳnh Như 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tục ngữ, ca dao là lời ăn tiếng nói, là sự đúc rút kinh nghiệm của nhân dân trải qua bao thế hệ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống vật chất, lao động sản xuất cũng như cuộc sống tinh thần. Đây là kho tàng có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm cũng như nghệ thuật biểu hiện. Hiểu được ý nghĩa của tục ngữ, ca dao, chúng ta sẽ hiểu thêm về lối duy, quan điểm sống, đặc điểm văn hoá, trình độ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc, tình cảm sâu sắc của cha ông mình. Việc nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã được nhiều ngành khoa học khác nhau quan tâm như: văn học, ngôn ngữ học, văn hoá học, tâm lý học, dân tộc học…Từ những góc độ ấy, các nhà khoa học đã phát hiện ra những cái mới mẻ, thú vị hấp dẫn. Chính vì vậy, đi vào tìm hiểu tục ngữ, ca dao trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn hóa vẫn luôn là vấn đề cần thiết bổ ích. 1.2. Hình ảnh con vật trong tâm thức người Việt qua tục ngữ, ca dao là đề tài nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện như văn học, giáo dục đạo đức, song chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về đặc điểm ngữ pháp của hai từ Chim, trong tục ngữ, ca dao. Đó cũng chính là lý do để chúng tôi lựa chọn đi vào tìm hiểu đề tài Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ Cá, Chim trong Kho tàng tục ngữ, ca dao người Việt. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hình ảnh con vật xuất hiện trong đời sống con người đi vào trong tục ngữ, ca dao với số lượng rất đáng kể. Bởi người Việt vốn từ lâu đời là cư dân nông nghiệp lúa nước, trải qua các thế hệ đã quan niệm, nhìn nhận gửi gắm tâm tình cảm của mình một cách sâu sắc qua hình ảnh con vật. Điểm lại lịch sử vấn đề, chúng tôi thấy việc nghiên cứu hình ảnh con vật đã được đề cập tới trong các tạp chí của các tác giả sau đây: Phan Văn Quế (1995) trên tạp chí Ngôn ngữ, số 4 với bài Các con vật một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian. Trong công trình này, 4 tác giả đã bàn đến vấn đề các con vật trong thành ngữ tiếng Việt:“ Cũng giống như các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, các con vật là một bộ phận của thế giới khách quan, nên nó cũng như con người để định danh (ở cấp độ từ thành ngữ) phục vụ cho những diễn đạt khác”. Tác giả cũng đã điểm ra 150 con vật, có 20 con vật thường gặp hơn cả, trong số đó có Cá, Chim. Từ đó, tác giả nhấn mạnh “giữa chúng có nhiều sự tương đồng, kể cả đây dường như là hai danh từ chung chỉ loài duy nhất”. Đồng thời, chỉ ra những đặc trưng tương đồng giữa hai loài này: “sống trong môi trường bao la rộng lớn ở trên trời dưới nước, cuộc sống của chim trước hết phải thể hiện khát vọng tự do cho con người: Chim trời bể, nước chim ngàn, rồi xa hơn là Dạ lòng chim, Bóng chim tăm cá; Do đó, khi ở vào tình cảnh bị chế ngự, chúng liền bị coi là túng, thậm chí nguy hiểm: chậu chim lồng, (như) chim vào lồng như cắn câu; Là các con vật luôn cho những thức ăn ngon: Cơm chả chim, mèo mù vớ rán…” [47, tr.62]. Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ dừng lại trên những điểm chung về hai con vật này một cách ngắn gọn chứ không đi sâu tìm hiểu những đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của chúng. Còn tác giả Hà Quang Năng (1997) trên tạp chí Ngôn ngữ Đời sống, số 1, với bài viết Hình ảnh con trâu trong thành ngữ, tục ngữ ca dao Việt Nam, lại đi vào tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh con trâu đối với một nước nông nghiệp “con trâu có một vị trí vai trò quan trọng trong đời sống, trong lao động sản xuất, vất vả “hai sương một nắng” của người dân lao động nông nghiệp. Hình ảnh con trâu đã xuất hiện khá nhiều trong các thành ngữ, tục ngữ trong ca dao Việt Nam [39, tr.7]. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Văn Thấu (1997) với bài báo Con trâu trong tâm thức người Việt qua tục ngữ, ca dao cũng đã kết luận: “Tâm thức Việt Nam in đậm hình ảnh con trâu. Với mỗi người dân Việt từ tấm bé, con trâu đã gần gũi, gắn bó hàng ngày từ ngày xửa ngày xưa” [49, tr.6]. Năm 1997, tác giả Nguyễn Thuý Khanh trong tạp chí Ngôn ngữ, số 4, có bài viết Đặc trưng duy liên tưởng về thế giới động vật của người Việt. Đến năm 5 1998, Vũ Ngọc Phan- tác giả cuốn sách Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam có bàn đến những từ ngữ chỉ con vật biểu tượng của nó, trong đó tác giả có viết: “Một đặc điểm trong duy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc đời: đời người với con cò cái bống”;“ Người lao động đã lấy những con vật nhỏ bé để tượng trưng cho cuộc sống lam lũ của mình”, hay “ người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò con bống vào trong ca dao, dân ca là đưa một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây là tượng trưng vài nét đời sống của mình” [43, tr.72]. Năm 2000, tác giả Hoàng Văn Khoán trên báo Giáo dục Thời đại, số xuân Canh Thìn, có bài viết Rồng có thực hay huyền thoại?. Tác giả Trí Sơn (2001) với bài Con rắn trong tâm thức người Việt qua thành ngữ, tục ngữ . Bên cạnh những công trình nghiên cứu qua các tạp chí các cuốn sách trên, còn có công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm (2001) đã đề cập đến một số biểu tượng văn hóa của người Việt qua hình ảnh các con vật: + Hình chim trên các trống đồng (Yên Quan, Đông Sơn, Đông Hiếu, Làng Vạc, Phú Phương) + Chim cắp trên trống Miếu Môn ( Hà Thúc Cần, 1989) + chép trông trăng (tranh Đông Hồ) + Rồng- sấu trên các trống đồng Đông Sơn + Hình thuyền với sấu - rồng giao hoan nhau trên thân thạp Đào Thịnh + Lý ngư vọng nguyệt (tranh Hàng Trống) Ngoài ra, còn có Luận văn Thạc sĩ của các tác giả: Lê Tài Hoè (2002) với đề tài Hình ảnh con vật trong tâm thức người Việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Bùi Thị Thi Thơ (2006) với đề tài Hình ảnh các con vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ so sánh. Trong hai luận văn đó, các tác giả đã đi khảo sát, thống kê số con vật xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao để tìm ra những nét nghĩa của chúng, đồng thời là gắn với nhận thức, tâm linh trong đời sống người Việt. 6 Đặc biệt, năm 2009 trên www.ctu.edu.vn có bài viết của Hà Quang Năng (có đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 [tr.60-72] ) với nhan đề Dấu ấn văn hoá - dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ người Việt (trên cơ sở so sánh với tục ngữ các dân tộc khác) có đoạn viết: Hình ảnh “chim, cá” cũng xuất hiện nhiều trong tục ngữ Việt. Để biểu đạt triết lí muốn đạt được điều gì đó phải đầu công sức, người Việt nói:“Muốn ăn phải thả câu” ., có cách diễn đạt rất hình tượng: “Được chim quên ná, được quên nơm” .Từ đó, tác giả đi đến nhấn mạnh: Chất liệu của câu tục ngữ còn cho thấy dấu ấn của môi trường tự nhiên điều kiện sống của người nông dân”. Tóm lại, các bài báo, chuyên luận luận văn trên chủ yếu đi vào thống kê, khảo sát, chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của tất cả các con vật từ đó phân loại, nhận xét về một số con vật có tần số xuất hiện cao đã đi vào tâm thức văn hóa người Việt. Như vậy, điểm lại lịch sử vấn đề, chưa ai đi sâu tìm hiểu nghiên cứu phát ngôn chứa từ Cá, Chim như một chuyên luận. Vì thế, đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp phân loại các nhóm nghĩa của phát ngôn tục ngữ có chứa từ Cá, Chim cũng là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên cùng với một số tác giả khác, in năm 2002, Nxb Văn hoá Thông tin, làm đối tượng khảo sát. Để làm rõ những đặc điểm riêng của hai từ Cá, Chim trong tục ngữ, chúng tôi đã chọn sự xuất hiện hai từ này trong bộ sưu tập Kho tàng ca dao người Việt cũng của các soạn giả trên làm đối tượng so sánh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau: a. Khảo sát số lượng xuất hiện của từ Cá, Chim trong tục ngữ, ca dao. 7 b. Phân tích, miêu tả đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các từ Cá, Chim trong tục ngữ, ca dao. Từ đó, chúng tôi rút ra một số nhận xét buổi đầu về đặc trưng văn hóa của người Việt qua hai từ Chim ở hai thể loại tục ngữ ca dao. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại Qua thống kê số lượng các từ chỉ Cá, Chim như đã trình bày ở nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 355 phát ngôn có từ 137 phát ngôn có chứa từ chim từ cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành phân loại chúng theo các tiểu loại được nói đến trong tục ngữ để so sánh với các từ đó trong ca dao. 4.2. Phương pháp mô tả Dựa vào kết quả thống kê, phân loại, chúng tôi mô tả vị trí, tần số, khả năng kết hợp ngữ nghĩa của phát ngôn tục ngữ có chứa từ Cá, Chim. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Trên những đặc điểm rút ra được từ các phát ngôn chứa từ Cá, Chim trong tục ngữ, chúng tôi so sánh, đối chiếu với đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các câu ca dao có chứa từ Cá, Chim để thấy được cách sử dụng phát ngôn của người Việt từ đó tìm ra nét đồng nhất khác biệt. 4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Trên cơ sở thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu, mô tả chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể tổng hợp các nhóm ngữ nghĩa phát ngôn tiêu biểu trong tục ngữ. Từ đó thấy được cách sử dụng các phát ngôn đó trong việc biểu đạt nội dung ngữ nghĩa. 8 5. Cái mới của đề tài Đây là đề tài đi sâu tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ Cá, Chim từ cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt trên hai đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa (có sự đối sánh trong thể loại ca dao) để thấy được sự đồng nhất khác biệt về cách sử dụng hai từ đó ở hai thể loại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu phần kết luận, nội dung của đề tài này gồm ba chương: Chương 1: Những giới thuyết xung quanh vấn đề tục ngữ Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ Cá, Chim trong tục ngữ ca dao Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ Cá, Chim trong tục ngữ ca dao 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI 1.1. Nhận diện tục ngữ 1.1.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ Tục ngữ thành ngữ có nhiều điểm tương đồng nhau về cả hình thái cấu trúc lẫn khả năng biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Trước hết, xét về thành phần từ vựng cấu trúc cú pháp, cả tục ngữ thành ngữ đều là những cấu trúc có sẵn, có tính ổn định bền vững. Còn xét trong hoạt động giao tiếp, chúng đều mang sắc thái biểu cảm rất cao. Vì thế, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu vẫn thường xảy ra việc lẫn lộn tục ngữ thành ngữ. Ngay cả trong những công trình nghiên cứu trước đây chúng ta cũng ít khi được xem xét một cách rạch ròi như hai thể loại sáng tác dân gian khác nhau. Giai đoạn về sau đã có một số công trình, bài viết nhằm nhận biết sự khác nhau giữa thành ngữ tục ngữ. Tác giả: Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu có viết: “ Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho nó màu mè” [20, tr.15]. Ý kiến này phần nào đã nghiêng tục ngữ sang vấn đề giáo dục ý thức con người đối với xã hội còn thành ngữ cũng như là một hiện tượng ngôn ngữ. Còn nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Nguyễn Phương Tri trong cuốn Tục ngữ Việt Nam có cách phân chia như sau: “Sự giống nhau giữa thành ngữ tục ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng phản ánh tri thức của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy, khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, được diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ” [12, tr.73]. 10 . 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao 32 2.1. Đặc điểm ngữ pháp của từ cá trong tục ngữ và ca dao ……………. 32 2.2. Đặc điểm ngữ pháp. xuất hiện của từ Cá, Chim trong tục ngữ, ca dao. 7 b. Phân tích, miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ Cá, Chim trong tục ngữ, ca dao. Từ đó,

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:30

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Tần số xuất hiện của một số con vật dưới nước trong tục ng - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

Bảng 1.1.

Tần số xuất hiện của một số con vật dưới nước trong tục ng Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 1.3: Tần số xuất hiện của một số con vật trên trời trong tục ngữ - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

Bảng 1.3.

Tần số xuất hiện của một số con vật trên trời trong tục ngữ Xem tại trang 28 của tài liệu.
Sau đây là bảng thống kê về những con vật trên trời xuất hiện trong tục ngữ: - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

au.

đây là bảng thống kê về những con vật trên trời xuất hiện trong tục ngữ: Xem tại trang 28 của tài liệu.
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê bảng số lượng câu ca dao và tục ngữ có từ - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

ua.

khảo sát, chúng tôi thống kê bảng số lượng câu ca dao và tục ngữ có từ Xem tại trang 31 của tài liệu.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thống kê bảng như sau: - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

ua.

quá trình khảo sát chúng tôi thống kê bảng như sau: Xem tại trang 42 của tài liệu.
Chúng tôi thống kê số liệu khảo sát theo bảng sau: - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

h.

úng tôi thống kê số liệu khảo sát theo bảng sau: Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 3. 1: Bảng thống kê nhóm nghĩa biểu trưng của từ cá - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt

Bảng 3..

1: Bảng thống kê nhóm nghĩa biểu trưng của từ cá Xem tại trang 65 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan