Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức

80 1.4K 22
Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn tóm tắt khoá luận tốt nghiệp đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Anh Đức chuyên ngành: ngôn ngữ học Giáo viên hớng dẫn : TS. Hoàng Trọng Canh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệp Anh Lớp : 43E 4 - Ngữ Văn Vinh, 2007 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Tác phẩm là một hệ thống ký hiệu, có tính chất riêng hay một bộ phận cấu trúc ở dạng chỉnh thể. Trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn nói riêng, ngôn ngữ tác phẩm là ngôn ngữ đa thanh. Đi vào tìm hiểu truyện ngắn của một tác giả, chúng ta có thể thấy đợc phong cách tác giả thông qua phơng tiện ngôn ngữ . Hớng nghiên cứu tác phẩm văn học dới góc độ ngôn ngữ đang đợc quan tâm, là h- ớng nghiên cứu tác phẩm văn học cho kết quả mang tính khoa học. 1.2. Nghiên cứu truyện ngắn dới góc độ ngôn ngữ đợc chú ý nhiều gần đây, thế nhng trong những năm qua việc nghiên cứu truyện ngắn của Anh Đức vẫn còn bỏ ngỏ. Đã có một số nhà phê bình, nghiên cứu truyện ngắn Anh Đức nhng nhìn chung các bài viết, nghiên cứu về tác giả phần lớn đợc đề cập đến dới góc độ phê bình văn học hơn là dới góc độ ngôn ngữ học. Có thể nói truyện ngắn Anh Đức nhìn chung cha đợc nghiên cứu dới góc độ ngôn ngữ học. 1.3. Anh Đức là nhà văn thuộc thế hệ nhà văn trởng thành cùng thời đại cách mạng, giữa hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông cũng là nhà văn tài năng, tâm huyết với đời, với ngời, với nghề và có ý thức rất cao về trách nhiệm của ngời cầm bút. Ông nói "Tôi cũng ý thức đợc sáng tác văn học là rất quý nhng cũng rất hệ trọng. Mỗi dòng, mỗi chữ viết ra sẽ có ích hoặc có hại cho ngời đọc, sẽ gây ảnh hởng tốt hoặc rất tốt hoặc rất xấu''. Anh Đức đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nớc nhà với những tác phẩm có giá trị. Anh Đức có một vị trí chắc chắn và xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiên đại.Cho nên việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ của nhà văn dới góc độ ngôn ngữ là rất cần thiết. 1.4. Anh Đức cũng là tác giả đợc đa tác phẩm vào giảng dạy trong nhà trờng. Cho nên việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của Anh Đức sẽ giúp chúng ta có thêm cứ liệu, t liệu về tác phẩm phục vụ cho việc học tập, giảng dạy tốt 2 hơn. Với lí do nh vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: "Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Anh Đức" với hi vọng góp thêm tiếng nói vào công việc hữu ích đó. 2. Lịch sử vấn đề Anh Đức (Bùi Đức ái) đợc giới nghiên cứu chú ý vào đầu năm 1950 với tập truyện "Biển động" (gồm tám truyện ngắn) đợc tặng ba "Giải thởng văn nghệ Cửu Long''. Nhng ông thực sự thu hút đợc giới nghiên cứu phê bình văn học là vào thời kì năm 1950 đến những năm đầu của thập kỉ 60. Đó là thời kì nở rộ những thành công trong sáng tác của Anh Đức trên nhiều thể loại. Năm 1959, Anh Đức cho ra mắt tác phẩm "Một chuyện chép ở bệnh viện" (lấy tên thật của tác giả là Bùi Đức ái). Tác phẩm này đợc dịch ra một số thứ tiếng trên thế giới và hai năm sau khi ra đời nó đợc chuyển tải thành phim. Với tác phẩm này giới phê bình đã tình thấy một giọng điệu một tiếng nói nghệ thuật mới trong văn xuôi đơng thời. Họ đã viết một loạt bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm trên các tạp chí, báo văn học .(các bài viết của Phan Cự Đệ, Thiếu Mai, Nguyễn Viết Lãm .). Tác phẩm "Hòn Đất" (1965) và một loạt truyện ngắn đặc sắc ra đời. Kể từ đó đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về tác phẩm Anh Đức với những quy mô, mức độ, hình thức khác nhau: sách, tiểu luận khoa học, các bài báo, giáo trình, luận văn tốt nghiệp trong các trờng đại học. Rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã nghiên cứu tác phẩm của Anh Đức dới góc độ văn học. Có thể kể đến một số tác giả nh: - Thiếu Mai: Về một truyện chép ở bệnh viện và Biển xa của Bùi Đức ái" [23, tr.42]. - Diệp Minh Tuyền: Anh Đức với những truyện ngắn và bút kí xuất sắc của anh" [24, tr.243]. - Phan Nhân: "Hòn Đất - Một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mỹ ở miền Nam" [24, tr.88]. - Hoài Thanh: "Hòn đất - hòn ngọc" [24, tr.117]. - Thành Duy: "Về cách thể hiện một nhân vật trong "Hòn đất"" [24, tr.139]. 3 - Nguyễn Trung Thu: "Tính cách dân tộc trong sáng tác của Anh Đức" [24, tr.226]. - Phan Cự Đệ: "Phong cách lãng mạn của Anh Đức" (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1) [8]. - Xuân Trờng: "Đọc bức th Cà Mau của Anh Đức" [24, tr.61]. - Chu Nga: Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức" [24, tr.199]. - Chu Nga: "Anh Đức với bút kí và truyện ngắn của anh". [21, tr.27]. - Phạm Văn Sĩ: "Anh Đức - vài cảm nghĩ" [24, tr.156]. - Vũ Quốc Anh; "Truyện ngắn "Đất" - Anh Đức" [24, tr.150]. - Vũ Tiến Quỳnh: "Phê bình và lí luận văn học" - (Anh Đức - Nguyễn Quang Sáng - Sơn Nam) [20]. - Lê Lu Oanh: "Ông lão vờn chim của Anh Đức" [24, tr.191]. - Hải Hà: "Con chị Lộc một truyện ngắn đặc sắc" [24, tr.177]. - Hoài Anh: "Anh Đức với con ngời và cảnh sắc thiên nhiên trong tác phẩm" [24, tr.276]. Hữu Đạt: "Vị trí của "Đất" Anh Đức trong nền văn học cách mạng miền Nam" [24, tr.134]. - Lu Khánh Thơ: "Anh Đức sống và viết" [24, tr.326]. - Lơng Thị Thu Thủy: "Những đặc điểm cơ bản trong truyện ngắn Anh Đức" (khóa luận tốt nghệp Đại Học, Đại Học Vinh, 2000). - Nguyễn Đình Cơ: "Cảm hứng sử thi trong sáng tác của Anh Đức" (khóa luận tốt nghệp Đại Học, Đại học Vinh, 2002). - Hoàng Thị Hiền: "Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức" (khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh, 2005). Có thể nói các chuyên luận, khóa luận tốt nghiệp về các tác phẩm của Anh Đức mà chúng tôi điểm qua ở trên chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm của ông dới góc độ văn học. Trong các nghiên cứu dẫn ra ở trên, thì hai công trình của Phạm Văn Sĩ và Diệp Minh Tuyền đã đánh giá khá toàn diện tác phẩm ở các thể loại và bớc đầu 4 quan tâm đến ngôn ngữ trong truyện ngắn Anh Đức. Diệp Minh Tuyền trong Anh Đức và những truyện ngắn và những bút kí xuất sắc của anh tác giả viết: "Ngôn ngữ của Anh Đức trong sáng, chính xác, chứng tỏ rằng nó đã đợc trau chuốt cẩn thận. Đó là điều mà mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn trẻ nh anh phải bền bỉ thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt Anh Đức đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ địa phơng Nam Bộ, những từ trong ngôn ngữ địa phơng Nam Bộ trong tác phẩm của anh đợc dùng ở mức độ cần thiết và những từ ấy thờng là những từ mà không thể có từ nào khác diễn đạt một cách thành công cái điều nhà văn muốn nói" [ 24, tr.251]. Còn Phạm Văn Sĩ: trong Anh Đức - vài cảm nghĩ, viết "Ngôn ngữ của Anh Đức phản ánh lời ăn tiếng nói và cách điệu của ngời Nam Bộ ( .) nhiều lúc chính chúng ta đọc văn anh cũng vậy, chúng ta thấy nh những câu nói từ ngữ, hình ảnh của tác giả nh đang "động cựa" dới mắt ta". "Lối viết của Anh Đức không gò bó mà phóng khoáng, tuy vậy từ ngữanh dùng có sự tìm tòi chọn lọc. Đọc truyện của Anh Đức ta có thể gặp nhiều những từ ngữ hay mang dáng vẻ riêng của cách ăn nói Nam Bộ"[24, tr. 253]. Ngoài ra còn có một số bài viết khác có đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ trong một số tác phẩm ở một thể loại cụ thể nhất định, nhng mới chỉ dừng lại ở những nhận xét rất chung. Cho đến nay vẫn cha có một công trình nào đi vào khảo sát và nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong sáng tác của Anh Đức dới góc độ ngôn ngữ đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, một thể loại đợc xem là thành công hơn cả trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Với những lí do đó, cùng với lòng yêu quý truyện ngắn Anh Đức và lòng mến mộ tài năng nhà văn Anh Đức, khóa luận này sẽ kế thừa các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình đi trớc vừa cố gắng tiếp cận truyện ngắn của Anh Đức tìm các phát hiện và hệ thống lại toàn bộ đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của ông. Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp đặc sắc của Anh Đức về ngôn ngữ truyện ngắn - chất liệu làm nên thành công truyện ngắn của ông. 3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Đối tợng nghiên cứu Luận văn đi vào khảo sát truyện ngắn Anh Đức trong cả hai thời kì sáng tác. Bao gồm 26 truyện ngắn đợc in trong tập: "Tuyển tập Anh Đức", tập 1,2, (NXB Hà Nội, 1997). Cụ thể là các truyện sau: 1. Chuyến lới máu 2. Ngời đào hát 3. Chuyến xe về làng 4. Con cá song 5. Bức tranh để lại 6. Ngời gác đèn biển 7. Cứu thuyền 8. Khói 9. Đứa con 10. Ký ức tuổi thơ 11. Đất 12. Con chị Lộc 13. Giấc mơ ông lão vờn chim 14. Xôn xao đồng nớc 15. Gió mùa 16 Ngời chơi đại hồ cầm 17. Dòng sông trớc mắt 18. Ngời khách đến thăm vờn nhà tôi 19. Ngời về hu 20. Giấc mơ giữa buổi bình yên 21. Tiếng nói 22. Miền sóng vỗ 23. Chuyến tàu đêm 24. Cái bàn còn bỏ trống 25. Đêm cuối năm trên một hải đăng đảo 6 26. Về mảnh vờn xa Nh vậy đối tợng của khóa luận này gồm 26 truyện ngắn đợc in thành sách "Tuyển tập Anh Đức". Ngoài ra, trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm thuộc thể loại khác của ông và tác phẩm của một số tác giả khác dới hình thức so sánh để làm nổi bật phong cách ngôn ngữ truyện ngắn của nhà văn này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận này có ba nhiệm vụ chính: - Thu thập cứ liệu ngôn ngữ là phơng tiện mà nhà văn lựa chọn để làm cơ sở đánh giá. - Tìm hiểu giá trị nội dung truyện ngắn của ông đợc biểu hiện thông qua các phơng tiện biểu đạt có tính đặc thù là ngôn ngữ. Cụ thể là: phân tích miêu tả rút ra các đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của ông. - Phân tích so sánh và rút ra những nét sắc thái phong cách nhà văn thể hiện trong sáng tác truyện ngắn. 4. Phơng pháp nghiên cứu Để tiến hành đề tài này chúng tôi sử dụng đồng thời các phơng pháp sau: 4.1. Phơng pháp thống kê phân loại 4.2. Phơng pháp so sánh đối chiếu 4.3. Phơng pháp phân tích tổng hợp 5. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận đợc triển khai qua ba chơng: Chơng 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài Chơng 2: Đặc điểm hình thức ngôn ngữ truyện ngắn Anh Đức Chơng 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa truyện ngắn Anh Đức 7 Chơng 1 Một số giới thuyết liên quan đến đề tài 1.1. Khái niệm truyện ngắnngôn ngữ truyện ngắn 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn Truyện ngắn là thể loại rất nhạy cảm trong phản ánh với những biến đổi của đời sống xã hội. Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp nhịp vận động của xã hội và tái hiện đợc mọi biến thái trong đời sống vật chất cũng nh tinh thần của con ngời. Truyện ngắn đã đợc khẳng định những tên tuổi lừng danh thế giới, nh T. Sêkhốp, O. Henrry, O. Môpatxăng, K. Pautôpxki, Hêmingway . và ở Việt Nam, những nhà văn nh: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam . cũng đã góp phần đa truyện ngắn lên một vị trí trang trọng trong nền văn học Việt Nam. Truyện ngắn đã thu hút đợc sự quan tâm của ngời đọc, ngời sáng tác, nhà nghiên cứu, chính vì vậy mà khái niệm truyện ngắn đợc rất nhiều ngời bàn đến với cách nhìn đa dạng từ nhiều chiều khác nhau. Bàn về truyện ngắn, giáo s văn học ngời Pháp D.Gronốpiki viết: "Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hóa nh quả chanh của Lọ Lem. Biến hóa về khuôn khổ: Ba dòng hoặc ba mơi trang. Biến hóa về kiểu loại tính chất: trào phúng, kỳ ảo, hớng về biến cố thật hay tởng t- ợng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hóa về nội dung, thay đổi vô cùng tận. Muốn có chất liệu để kể cần có một cái gì đó xảy ra, dù đó chỉ là một sự thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết, diễn biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt" [22, tr.11]. Pautôpxki Nhà văn Nga thì cho rằng: "Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó có cái không bình thờng hiện ra nh một cái bình thờng và cái gì bình thờng hiện ra nh một cái gì không bình thờng" [22, tr.12]. ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã giải thích về khái niệm truyện ngắn nh sau: 8 "Trớc hết ta nên phân biệt thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài. Loại truyện viết theo nghệ thuật Âu Tây là loại mới có trong văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hởng của văn học Pháp. Ngày xa, ta chỉ có truyện kể bằng miệng hoặc viết bằng văn vần. Những truyện "Muỗi nhà" "Muỗi đồng", "Hai ông phật cãi nhau" trong "Thánh Tông di thảo" là viết theo nghệ thuật á đông. "Hoàng Lê nhất thống chí" là lịch sử ký sự, chứ không phải là lịch sử tiểu thuyết. Cho nên loại truyện viết theo nghệ thuật Âu Tây ta theo Trung Quốc mà gọi là tiểu thuyết, và cái nào viết vài trang gọi là đoản thiên, cái nào viết hàng trăm trang gọi là trờng thiên - tiểu thuyết. Năm 1932, báo "Phong hóa" dịch đoản thiên tiểu thuyết ra tiếng ta gọi là truyện ngắn. Rồi từ đó, trờng thiên tiểu thuyết gọi là truyện dài và trung thiên tiểu thuyết gọi là truyện vừa". [14, tr.165] Trong 'Từ điển văn học" mục từ "truyện ngắn" là: "Hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lợng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội. Cốt truyện ngắn thờng diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ, nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể hiện nổi bật t tởng, chủ đề, khắc họa nét tính cách nhân vật, truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén. Do đó, trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành công có thể biểu hiện đợc những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn". [15, tr.197]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học [12] mục truyện ngắn xem là "Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phơng diện của đời sống: đời t, thế sự hay sử thi nhng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu một mạch, đọc một hơi không nghỉ" [12, tr.314]. Tuy nhiên mức độ dài ngắn cha phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn nhng thực chất là truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời Trung đại cũng 9 ngắn nhng rất gần với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn nh cổ tích, truyện cời, giai thoại . lại càng không phải là truyện ngắn. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu t duy mới, một cách nhìn vấn đề, một cách nắm bắt đời sống riêng mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tơng đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn trọn vẹn của nó, truyện ngắn thờng hớng tới việc khắc họa một hiện tợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con ngời. Với đặc trng của thể loại, truyện ngắn không cho phép có một hệ thống, nhân vật đồ sộ, một khoảng thời gian dài, một không gian rộng lớn nh trong tiểu thuyết. Truyện ngắn có khi lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời con ngời mà dựng nên. Có khi nhân vật đặt trớc một vấn đề phải băn khoăn, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cách sống, làm việc bình thờng, trong đó nhân vật biểu lộ tình cảm ý chí của mình. Có khi có những hành động mãnh liệt, những tình cảnh éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi băn khoăn hay một ý tình vừa chớm nở. Nhng phải lựa chọn những khoảnh khắc nào mà nhân vật thể hiện mình đầy đủ nhất trong các khía cạnh cần thể hiện. Tuy vậy, chỉ riêng từng ấy sẽ không bao giờ làm nên giá trị trờng tồn cho tác phẩm truyện ngắn. Một truyện ngắn muốn giữ vị trí dài lâu trong xã hội, muốn thúc đẩy con ngời, muốn nâng cao con ngời nó phải đặt ra một vấn đề triết lý nhân sinh, về cuộc đời. Nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật trong truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn không nhằm vào việc khắc họa những tính cách điển hình, đầy đặn, nhiều mặt trong tơng quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thờng là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái phụ thuộc của con ngời. Cốt truyện của truyện ngắn thờng diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế, chức năng nói chung của nó là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình ngời. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:30

Hình ảnh liên quan

18 Ngời khách đến thăm vờn nhà tôi 101 4.8 - Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức

18.

Ngời khách đến thăm vờn nhà tôi 101 4.8 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Qua bảng thống kê, ta thấy một điều rằng tỉ lệ từ địa phơng đợc nhà văn sử dụng trong mỗi tác phẩm là rất khác nhau - Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức

ua.

bảng thống kê, ta thấy một điều rằng tỉ lệ từ địa phơng đợc nhà văn sử dụng trong mỗi tác phẩm là rất khác nhau Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan