Đặc điểm ngôn ngữ phạm thị hoài (qua tiểu thuyết thiên sứ)

94 2.2K 24
Đặc điểm ngôn ngữ phạm thị hoài (qua tiểu thuyết thiên sứ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Trờng đại học vinh Khoa NGữ VĂN ------------ khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành: NGÔN NGữ ĐặC ĐIểM NGÔN NGữ PHạM THị HOàI (QUA TIểU THUYếT THIÊN Sứ) Giáo viên hớng dẫn : Th.S. Đoàn Mạnh Tiến Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Đồng Lớp : 45E 2 Ngữ văn Vinh - 2009 1 Lời cảm ơn Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Đoàn Mạnh Tiến Ngời đã tận tình hớng dẫn em hoàn thành luận văn. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiên đề tài này. Vinh, tháng 5 năm 2009 Ngời viết Nguyễn Văn Đồng 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Lịch sử vấn đề 3 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cái mới của đề tài 9 6. Cấu trúc khóa luận 9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI 10 1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật . 10 1.2. Tiểu thuyếtngôn ngữ tiểu thuyết 13 3 1.2.1. Tiểu thuyết 13 1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết 14 1.3. Phạm Thị Hoài – tác giả, tác phẩm Thiªn Sø 22 1.3.1. Tác giả Phạm Thị Hoài . 22 1.3.2. Vài nét về tác phẩm Thiên Sứ 22 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT THIÊN SỨ 25 2.1. Khái niệm về từ 25 2.2. Các lớp từ tiêu biểu trong tiểu thuyết Thiên Sứ 26 2.2.1. Từ gốc Âu 26 2.2.2. Từ Hán Việt 29 2.2.3. Từ láy 33 2.2.4. Từ địa phương 41 4 2.2.5. Thành ngữ 46 2.2.6. Những điển cố văn học mang hiện đại được tạo ra dày đặc 50 2.3. Thiên Sứ- ngôn ngữ đa phong cách 53 2.3.1. Phong cách ngôn ngữ tiểu luận 54 2.3.2. Phong cách ngôn ngữ kịch 55 2.3.3 Ng«n ng÷ mang ®Ëm chÊt th¬ 58 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TIỂU THUYẾT THIÊN SỨ 62 3.1. Giới thiệu chung về câu trong tiếng Việt 62 3.1.1.Kkhái niệm câu tiếng Việt 62 3.1.2. Đặc điểm của câu tiếng Việt 63 3.2. §Æc ®iÓm câu v¨n trong tiểu thuyết Thiên Sứ 5 64 3.2.1. Câu ngắn 65 3.2.2. Câu dài 73 Ch¬ng 4: MéT Sè BIÖN PH¸P tu Tõ §éC §¸O TRong thiªn sø 79 4.1. Sử dụng đan xen những tổ hợp ngôn từ độc đáo 79 4.2. Sử dụng mệnh đề phụ làm xô lệch ngữ pháp đọc 82 KẾT LUẬN 85 TµI LIÔU THAM KH¶O . 87 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, chúng ta vẫn nói tới mối quan hệ biện chứng giữa hình thức vµ nội dung, lên án chủ nghĩa hình thức thuần tuý. Trong thực, tế chúng ta thường suy nghĩ về tác phẩm và nhà văn ở góc độ nội dung nhiều hơn hình thức. Chúng ta thường có truyền thống nghĩ về nhà văn như một nhà ngôn ngữ, không có truyền thống nghĩ về hình thức tác phẩm là một đối tượng sáng tạo chứ không phải một công thức. Có thể nói, trong văn học Việt Nam sau Vũ Trọng Phụng, Phạm Thị Hoài là nhà văn ghi được dấu ấn cá tính rõ nhất về phương diện ngôn ngữ. Đối với Phạm Thị Hoài, bạn đọc do nhà văn tạo ra, mà một nhà văn thực sự phải là người tạo được “ lỗ tai mới” (chữ của Trần Dần) cho người đọc. Do vậy “nhà văn là kẻ đã kí hợp đồng nào đó đối với các con chữ, đôi khi là một hợp đồng rất khắt khe” [ 30]. Bên cạnh quan niệm phi truyền thống về bản chất đời sống, về con người và văn chương, về các giá trị thì có thể nói cái mới, cái gây ấn tượng, gây sốc trực tiếp của Thiên Sứ - Phạm Thị Hoài với độc giả là ngôn ngữ. Một trong những lý do quan trọng khiến văn chương Pham Thị Hoài gây dư luận ồn ào, đa chiều, cực đoan, phức tạp là thứ ngôn ngữ đặc tuyển, kén chọn bạn đọc, là sự tổ chức cách đọc thụ động. Điều này đến nay không ai dám nói là sai trái, bởi nghệ thuật đích thực chưa bao giờ đơn giản, dễ hiểu. Nhà lý luận Lê Ngọc Trà cảnh báo : “Coi văn chương là điều dễ hiểu đó là một ngộ nhận, và từ ngộ nhân này lại xem tính dễ hiểu lúc nào cũng như một yêu cầu, một giá trị, còn tính khó hiểu như một thiếu sót của tác phẩm thì lại càng sai hơn” [16; tr83]. Nghĩa là người đọc văn học cần có một vốn văn hoá nhất định để giải mã, mà một khả năng cảm thụ cái đẹp không phải ai cũng may mắn được sở hữu. 7 Phạm Thị Hoài sử dụng ngôn ngữ vừa như một chất liệu, vừa như một đối tượng của văn chương, nó không giống thói quen tiêu thụ các kí hiệu xưa nay trong văn học vẫn làm. Trong việc sử dụng ngôn từ, nhà văn để lại cho người đọc ấn tượng sâu đậm về một trò chơi, trò chơi giải mã của bản thân ngôn ngữ, trò chơi giữa các sự vật, như Novalis: “Ngôn ngữ cũng tựa như công thức toán học. Chúng thiết lập một thế giới đặc trưng, chúng biệt lập để tác động nhau, không diễn tả điều gì khác ngoài bản tÝnh phi phàm của chúng, và điều đã khiến chúng tôi gây ấn tượng mạnh là chúng tự phản ánh trò chơi lạ kì giữa các mối liên hệ giữa sự vật”. Thông qua trò chơi ngôn từ đầy tính lao động nghệ thuật này, người đọc phần nào hiểu thêm quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết: Văn chương là một trò chơi tự do, nhưng đồng thời cũng là phép ứng xử của bản thân, của môi trường, cho nên nó không được phép cẩu thả, vô trách nhiệm. Với ngôn ngữ, ý thức của Phạm Thị Hoài cũng thật m·nh liệt. Qua tiểu thuyết Thiên Sứ, có thể gói gọn phong cách ngôn ngữ Phạm Thị Hoài trong một mệnh đề: ®ã là sự khiêu khích thẩm mĩ của người đọc truyền thống. Đó là những gì chúng ta cần biết đến Phạm Thị Hoài trước khi tìm hiểu sáng tác của chị, và đó cũng là những lý do mà chúng tôi quyết định chon ®Æc điểm ngôn ngữ của chị qua tiểu thuyết Thiên Sứ làm đề tài khoá luận. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận này có ba mục đích sau: 2.1. Tìm hiểu những đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt là những cách tân về ngôn ngữ của Phạm Thị Hoài qua tiểu thuyết Thiên Sứ - một trong những tác phẩm đề xuất được mô hình mới về tiểu thuyết tiêu biểu cho xu hướng hoà nhập của văn học Việt Nam vào văn học thế giới. 2.2. Góp phần xác định một tiêu chí, một hướng tiếp cận mới phù hợp với tư duy văn học thời đại đổi mới, xóa bỏ định kiến cũ trên tinh thần 8 “Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật đang diển ra với quy mô, tốc độ chưa từng thấy trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn hoá ngày càng mở rộng. Văn hoá nghệ thuật nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ cách làm”. “Đảng khuyến khích văn nghê sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có nhiều thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuât, các hình thức biểu hiện”(Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá nghệ thuật). 2.3. Khoá luận làm rõ sự bắt nhịp của Pham Thị Hoài vào công cuộc đổi mới văn học, giúp người đọc thấy được tác phẩm Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài không chỉ đổi mới về nội dung, mà đặc biệt hơn là đổi mới về ngôn ngữ, sáng tạo chất liệu văn chương của tác giả. Ở đề tài này, chúng tôi đến với Thiên Sứ, đến với Phạm Thị Hoài như một nhà cách tân ngôn ngữ. 3. Lịch sử vấn đề Thiên Sứ, tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài, in lần đầu tiên trên tạp chí Tác phẩm văn học, số 7, năm 1988, với chưa đầy 80 trang. Đến năm 1994 tác phẩm được tái bản và sửa chữa bổ sung. Tác phẩm đã được in thành sách với số lượng 174 trang chính văn. Tác phẩm gồm 20 chương, viết theo lối độc thoại bằng lời của một nhân vật 29 tuổi nhưng mang vóc dáng trẻ con: Nhân vật Hoài. Cô bé Hoài trình bày những suy nghĩ, đúc kết của mình về thế giới xung quanh cô với đủ loại sự kiện, biến cố của cuộc sống thường nhật trong một thời điểm giao thoa của cơ chế bao cấp và cơ chế thị trường, của trạng thái văn hoá giao tranh dữ dội giữa các hệ hình tư duy các hệ giá trị văn hoá và đạo đức. Tất cả được thể hiện trong một lối viết đầy cách tân với một kho tàng ngôn từ đặc biệt. 9 Với sự xuất hiện của tiểu thuyết Thiên Sứ trong giai đoạn đổi mới Văn học sau 1975, Phạm Thị Hoài nổi lên như một cây bút có cá tính cả trong tác phẩm và cả ở những lập ngôn táo bạo, tạo ra không ít những tranh cãi gay gắt và phức tạp: “ Phạm Thị Hoài là một cây bút gây nhiều tranh cãi nhất… người khen, kẻ chê đủ cả. Nhưng tựa chung không ai có thể phủ nhận sự đóng góp cá nhân của chị vào diện mạo chung của Việt Nam đương đại” [3]. Sự khen, chê thường xuất phát từ những tiêu chí đánh giá khác nhau, người chú trọng nội dung, người quan tâm hơn đến cách biểu đạt. Nhưng trong thời đại dân chủ chuyện đó cũng được xem là bình thường bởi vì “ Văn chương là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Có ý kiến phủ định: “Phạm Thị Hoài chưa xử lý được vốn sách vở với hiện thực cuộc sống…chính vì vậy mà sự khám phá của Phạm Thị Hoài thiếu cơ sở nhận thức và độ sâu triết học…chỉ là những đại ngôn vô căn cứ, giỏi lắm chúng cũng chỉ đạt được thành công là làm cho những người dễ xúc động phải khó chịu” [21]. Nhưng cũng có những lời khẳng định mạnh mẽ: “ Phạm Thị Hoài là sự thức tỉnh của lương tâm trước những rạn vỡ của xã hội, của tâm linh con người mà chủ yếu là triệt tiêu sự thông cảm”, “ Phạm Thị Hoài là một tri thức công khai, nhìn nhận trách nhiệm của tri thức. Trách nhiệm trước tiên đối với bản thân, sau đó với chủ nghĩa và sau cùng với người đồng loại” [35]. Với Thiên Sứ, nhà văn Phạm Thị Hoài cũng gặp không ít những phiền toái, mặc dù như Nguyễn Thanh Sơn nói: “ Một trận đòn hội chợ đã không kịp xảy ra”. Giá như có “ Trận đòn” tập thể, công khai, Thiên Sứ có thể tự hào là một trong những tác phẩm hiếm hoi khuấy động được cái ao văn hoá nước nhà vốn “Rất đỗi bình yên, nhưng đẹp”(Nguyễn Văn Thọ). “Sự lạnh lùng” của giới phê bình, “dấu hoa huệ” của một tác phẩm “có vấn đề” đã khiến Thiên Sứ “chìm vào trong một sự im lặng đầy ác ý” (Nguyễn Thanh Sơn). Nhưng không phải vì thế mà những ý kiến xung quanh về 10 . đại học vinh Khoa NGữ VĂN ------------ khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành: NGÔN NGữ ĐặC ĐIểM NGÔN NGữ PHạM THị HOàI (QUA TIểU THUYếT THIÊN Sứ) Giáo viên hớng. trách nhiệm. Với ngôn ngữ, ý thức của Phạm Thị Hoài cũng thật m·nh liệt. Qua tiểu thuyết Thiên Sứ, có thể gói gọn phong cách ngôn ngữ Phạm Thị Hoài trong một

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan