Đặc điểm của kịch thơ trong phong trào thơ mới

127 1.1K 8
Đặc điểm của kịch thơ trong phong trào thơ mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------------------- Hoàng thị ngọc hà đặc điểm của kịch thơ Trong phong trào thơ mới Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Ts. Lê thị hồ quang Vinh - 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Kịch thơ là một mảng sáng tác có vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn trong phong trào Thơ mới. Với tư cách là một bộ phận của phong trào Thơ mới, kịch thơ cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của các tư tưởng nhân sinh thẩm mỹ mới mẻ của thời đại tương ứng và điều đó cũng đã tạo nên nét đặc sắc riêng của nó. Nếu Thơ mới đã tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử thơ ca dân tộc thì có thể khẳng định rằng kịch thơ là một bộ phận không nhỏ đã làm phong phú, đa dạng hơn cho phong trào Thơ mới. Tìm hiểu về kịch thơ, trước hết, chúng tôi mong muốn đem đến một cách nhìn mới, toàn diện hơn về đặc điểm của bộ phận văn học này, đồng thời qua đó để góp thêm một tiếng nói khẳng định về giá trị phong phú, nhiều mặt của phong trào Thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc. 1.2. Thơ mới đã được nhiều nhà nghiên cứu phê bình, bạn đọc khám phá bằng nhiều chuyên luận, luận án, bài viết… Kịch thơ trong phong trào Thơ mới cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhưng nhìn chung, những khảo sát đó chỉ dừng lại ở phương diện hẹp, trong phạm vi tác giả, tác phẩm cụ thể. Do vậy chúng tôi thấy cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện hơn về bộ phận kịch thơ này. 1.3. Thơ mới cũng là một bộ phận văn học được quan tâm nhiều trong nhà trường phổ thông, nên chúng ta cần nhìn nhận, khảo sát nó ở nhiều góc độ. Vì vậy tìm hiểu kịch thơ trong phong trào Thơ mới, chúng ta sẽ nhìn nhận Thơ mới toàn diện hơn, điều này giúp cho việc giảng dạy Thơ mới trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tốt hơn. Với những lí do cơ bản trên, chúng tôi tìm đến đề tài nghiên cứu này. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Về bộ phận kịch thơ trong phong trào Thơ mới Từ khi ra đời cùng với phong trào Thơ mới từ 1932 - 1945 đến nay, chưa có một công trình, một bài viết nào nghiên cứu về kịch thơ giai đoạn này 2 như một đối tượng độc lập. Có một số ý kiến quan tâm đến kịch thơ như một thể loại của văn học Việt Nam trong các công trình nghiên cứu về Thơ mới và một số bài viết về thể loại kịch thơ xuất hiện trên các trang web liên mạng. Trước 1945, Lê Thanh, nhà báo, nhà phê bình văn học đã nhận xét: “Để làm sống lại cái tinh thần dân tộc trong lúc này không có phương pháp giáo hoá quần chúng nào mạnh bằng việc đem diễn những vở kịch chứa đựng những lời thơ hùng hồn. Kịch thơ chính có thể giúp ta mục đích ấy” (dẫn theo [30, 731- 732]). Ở đây, ông đã nhấn mạnh hoàn cảnh tất yếu ra đời của thể loại kịch thơ mang đề tài lịch sử. Hoàng Thiếu Sơn thì nhận xét: “Kịch khó đọc hơn tiểu thuyết, cho nên người mình ít đọc. Vả lại, một vở kịch soạn ra là để diễn chứ không phải để đọc mà còn hiếm nhân tài thì thể văn kịch thế nào cũng tiến chậm hơn thể văn khác”[38, 435]. Ông còn cho rằng: “Các nhà soạn kịch Việt Nam đã khéo dung hoà hai nguồn cảm hứng Hoa, Chiêm cùng theo tinh thần Việt Nam, của lối văn hát tuồng Việt Nam đặc biệt”[38, 436]. Những ý kiến này, ông nói chung cho thể loại kịch ra đời ở giai đoạn này, nhưng cũng đúng với kịch thơ trong phong trào Thơ mới. Trần Đình Hượu trong bài viết về Cái mới của Thơ mới từ xung khắc đến hoà giải với truyền thống, đã khẳng định: “Thơ mới đã đưa được cái mới vào thơ ca dân tộc hơn thế nó đã đưa thơ liên kết với kịch, tiểu thuyết, tách khỏi thơ văn phú lục, tức hoàn chỉnh bộ mặt văn học hiện đại”[6, 67]. Ông đã nhận ra rằng văn học hiện đại Việt Nam đã có hiện tượng cộng sinh thể loại giữa kịch và thơ, giữa thơ và tiểu thuyết. Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển văn học bộ mới khi nói về kịch thơ 1932- 1945 đã nhận định: “Phong trào Thơ mới ghi được những thành tựu rực rỡ và đang phát triển thành cao trào, nhất là khi đời sống thành thị, nhu cầu ngâm thơ diễn tấu rộ lên khắp nơi, kịch thơ đầu tiên xuất hiện là Anh Nga (1934), Tiếng địch sông Ô (1935)”[22, 742]. Ông cho rằng kịch thơ giai đoạn này có hai thế hệ mở đầu gồm Huy Thông, Phan Khắc Khoan với tính chất 3 thể nghiệm đã lựa chọn cho kịch thơ một thể thơ phù hợp là thơ tám chữ. Thế hệ thứ hai của kịch thơ trong phong trào Thơ mới là Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Yến Lan, Thao Thao, Lưu Quang Thuận, Hoàng Cầm…Ông nhận thấy rằng: “Nhìn vào thời gian có vẻ như kịch thơ ở Việt Nam là một “trào lưu ngược” với quy luật kịch thơ thế giới - nó xuất hiện sau khi kịch nói đã xuất hiện, kỳ thực đây là bước đệm trong tiến trình lâu dài hợp với quy luật, kịch thơ đã lấp vào cái khoảng trống mà người nghệ sỹ cảm thấy thiếu, việc trình diễn giọng ngâm không quá đi xa giọng nói nhưng không đồng nhất hẳn với giọng nói, giúp khán giả không quá đột ngột, trên từng bước làm quen với sân khấu hiện đại và rời bỏ sân khấu cổ truyền…”[22, 742 - 743]. Ông đã giúp ta định hình về nguồn gốc và quá trình phát triển của thể loại kịch thơ trong phong trào Thơ mới, nhưng chưa thể đi sâu khám phá những đặc điểm cụ thể của nó. Phan Huy Dũng trong Luận án Tiến sĩ Kết cấu thơ trữ tình (Nhìn từ góc độ loại hình) đã nhận định một cách xác đáng về kịch thơ trong Thơ mới: “Nói đến nguyên tắc kết cấu thơ mới thiết tưởng cần phải đề cập loại thơ trữ tình mang hình thức kịch gắn với một vài tác giả như Huy Thông, Hàn Mặc Tử. Đây là hình thức mới của thơ trữ tình, hoàn toàn là sản phẩm của Thơ mới. Xin lưu ý: chúng tôi có phân biệt loại thơ trữ tình mang hình thức kịch với loại kịch thơ (hay là loại kịch có hình thức thơ - cũng là một đóng góp mới của Thơ mới cho nền thi ca dân tộc). Những tác phẩm như Trần Can, Lý Chiêu Hoàng, Nguyễn Hoàng của Phan Khắc Khoan, Yêu Ly, Lê Lai đổi áo của Lưu Quang Thuận, Kiều Loan của Hoàng Cầm … thực sự là những vở kịch bằng thơ”[9, 137 - 138]. Ở đây, tác giả luận án đã phân loại kịch thơ trong Thơ mới thành hai loại: Thơ kịchkịch thơ, ngoài ra, tác giả còn định danh loại thơ kịch là: ““kịch hoá tiếng nói trữ tình”, nhằm giúp độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về độ căng cũng như sắc thái cá biệt của cảm xúc”[9, 139]. Có thể nhận thấy kịch thơ chưa phải là đối tượng nghiên cứu có tính chuyên 4 biệt, nhưng tác giả đã có đóng góp cho người đọc và giới nghiên cứu một điểm nhìn xác thực có ý nghĩa khoa học. Khoá luận tốt nghiệp Đại học Vinh (2005) với đề tài Hiện tượng cộng sinh thể loại giữa văn xuôi và thơ thời kỳ 1900 – 1945 của tác giả Nguyễn Thị Hằng có đề cập: “Sự pha trộn thơkịch tạo nên “kịch thơ” có sự độc lập và thăng trầm riêng sau này. Đó là thành tựu tổng hợp của sự lai ghép “Thơ mới” và kịch nói. Độ đậm nhạt trong sự phối hợp thơ - kịch này cũng khá biến hoá”[20, 13]. Đây là cảm nhận riêng của tác giả dựa trên cơ cở hình thức của kịch thơ giai đoạn này. Dù những nhận định đánh giá có tính chất chung, nhưng cũng có ý nghĩa đáng kể trong việc chỉ ra nguồn gốc thể loại kịch thơ nói chung. Ngoài ra còn có thể kể đến rất nhiều bài báo ở nhiều trang web khác, nhiều nhất là của Nguyễn Thị Minh Thái, Tùng Sơn, Hoàng Cầm, Lê Thoa, Hoài Hương, Nguyễn Trọng Tạo… Tùng Sơn phỏng vấn nhà văn Nguyễn Công Khanh trên Việt Báo, ông đã trả lời: “Tôi cho rằng, nó khó viết nhất trong các bộ môn văn học. Hai phần “kịch” và “thơ”phải hài hoà khăng khít và gần như cân xứng. Quá nặng nề kịch tính sẽ giảm chất thơ. Quá nghiêng về thơ, kịch sẽ dàn trải, lỏng lẻo và có thể làm lệch ý của kịch. Bằng thơ và chỉ bằng thơ thôi để miêu tả tính cách nhân vật, hoàn cảnh sự việc, trường hợp, tình tiết, giai đoạn với tất cả những diễn biến của nó theo chiều hướng khác nhau, nhưng nhất thiết không chệch tuyến đi của kịch. Thơ trong kịch có thể nâng kịch cao hơn, có mùi vị riêng, đặc sắc hơn nhưng cũng có thể phá hỏng kịch, kể cả thơ hay…Vì yêu cầu khắt khe như vậy, mà không phải ai cũng viết được kịch thơ và dành thời gian tâm huyết cho nó. Kịch thơ là thứ “hàng hoá” xa xỉ. Mà nhu cầu người xem bây giờ hăm hở với nhiều thứ khác .”[49]. Rõ ràng ông đã thấy được một đặc điểm trong sáng tác và tiếp nhận kịch thơ là: vừa khó trong sáng tạo vừa kén người trong tiếp nhận. Các nhà nghiên cứu giai đoạn sau này cũng nhiều người quan tâm đến kịch thơ trong Thơ mới, 5 nhưng chưa có một bài viết hay một đề tài nào viết về mảng này một cách quy củ và có hệ thống. 2.2. Về một số tác giả kịch thơ trong Thơ mới Ngoài các công trình quan tâm đến kịch thơ trong Thơ mới nói chung còn có những ý kiến riêng về một số tác giả, tác phẩm kịch thơ cụ thể cũng được quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu từ trước Cách mạng đến nay. Những năm 30, 40 đến cuối thế kỉ XX thế kỉ chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu nào, mà chủ yếu là những bài giới thiệu trao đổi, phát biểu trên báo chí. Những ý kiến đánh giá rải rác, chỉ xuất hiện đôi ba dòng trong một số công trình bài viết về một vài tác giả kịch thơ của một số nhà phê bình như Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan… Nhà nghiên cứu Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1942), khi nói đến Huy Thông – tác giả kịch thơ có nhiều tác phẩm vào loại sớm nhất viết: “cũng may Huy Thông thỉnh thoảng biết vờ quên mình đi để giấc mộng ân ái đượm một vẻ mơ hồ riêng. Hoặc người tạo ra cái không khí lạ khiến ta nhớ đến những chiêm bao chính ta đã từng trải qua hay những chiêm bao Shakespeare đã đưa lên sân khấu. Hoặc người cầu cứu lịch sử cái môn người vẫn sở trường để dẫn nẻo nguồn mơ - Người mượn lời của một thiếu nữ để gợi cảnh xưa …”[56, 80 - 81]. Trong chú thích của tác phẩm Anh Nga, ông thắc mắc: “Không hiểu sao Huy Thông lại viết thành bản kịch, có nhiều câu - mà lại là những câu hay - cần lời của tác giả không thể là lời của nhân vật”[56, 82]. Điều này chứng tỏ ông cho rằng kịch thơ Huy Thông là loại thơ kịch, lời nhân vật trữ tình bài tỏ cảm xúc là yếu tố chính, sử dụng hình thức kịch chỉ là để giãi bày tình ý của nhà thơ một cách rõ ràng, dài hơi hơn. Lê Tràng Kiều khi phê bình Thuyền Mơ của Thao Thao, một tác giả tiêu biểu của bộ phận kịch thơ trong Phong trào Thơ mới đã phê bình: “Ông Thao Thao không phải là một thi sĩ, mà cũng không phải là một nhà thơ sành sõi. Thao Thao chỉ là người ghép vần vụng về, chỉ thế thôi”[39, 397]. Điều 6 này chứng tỏ, lúc bấy giờ, các tác phẩm kịch thơ có nhiều đánh giá khen chê khác nhau và cũng chưa được nhiều người ủng hộ. Vũ Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại đã đánh giá về kịch thơ của hai tác giả kịch thơ giai đoạn này: “Phạm Huy Thông là người làm thơ hùng tráng nhất trong lối thơ mới. Thơ ông cứng cỏi đanh thép, nhưng không khỏi khô khan và kém về vần điệu hơn”, còn với “Phan Khắc Khoan tuy cũng thuộc vào phái mới nhưng khác hẳn Chế Lan Viên, ông tả tình không lấy gì làm đặc sắc, nhưng lại tả cảnh màu mè như những bài ở tập “Trong sương gió”, rồi có khi lời thơ rất hùng tráng, như nhiều đoạn thơ trong vở kịch Trần Can”[44, 631]. Từ hai nhà viết kịch thơ này, ông nhận thấy đặc điểm của kịch thơ lịch sử là giọng điệu hùng tráng, hào sảng. Trong Thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long đã bình luận về kịch thơ Thao Thao: “Ở Người mù đạo trúc hoặc Quán biên thùy thi nhân đã đưa tâm hồn mình đóng khung vào lĩnh vực “anh hùng cá nhân” đi vào yếm thế “. Ông đánh giá kịch thơ Phan Khắc Khoan: “Phan Khắc Khoan cho ta sống lại thời đại những trang thanh niên nghĩa khí vung gươm dục ngựa xông pha trên muôn nẻo núi rừng mang theo tấm lòng ưu ái quốc gia, dân tộc dù có những ngộ nhận”[30, 744]. Có thể khẳng định Nguyễn Tấn Long đã chú ý đến một số tác phẩm, tác giả kịch thơ mà ông cho là tiêu biểu nhất nhằm giới thiệu với mong muốn độc giả tham khảo và hưởng ứng. Điều này chứng tỏ, ông đánh giá cao thể loại này trong tiền chiến. Phan Cự Đệ đã phát biểu về kịch thơ Huy Thông đã khẳng định: “trong thơ Huy Thông cũng có phần mơ mộng yêu đương như các thi sĩ khác (Yêu đương, Anh Nga). Nhưng cái cảm xúc chính thi sĩ vẫn là những giấc mơ về anh hùng lịch sử. Nhà thơ ca ngợi Kinh Kha, người tráng sĩ một sáng qua sông Ô Địch ra đi không hẹn ngày trở lại. Đặc biệt thi sĩ đã dùng những lời thơ hùng tráng sảng khoái nhất để ngợi ca, sự nghiệp anh hùng của Hạng Vũ”[16, 118]. Ông cũng đã khẳng định: “Huy Thông xây dựng thể thơ kịch (Tiếng địch sông Ô, Anh Nga). Gọi là kịch nhưng thực chất là bài thơ (Mỵ 7 Châu Trọng Thuỷ của Xuân Diệu cũng vậy), hình thức đối thoại giúp cho thơ đi xa hơn, đỡ đơn điệu hơn. Hơn nữa phù hợp với sự diễn biến của tình cảm, thi sĩ có thể sử dụng nhiều thể thơ khác nhau trong bài thơ kịch. Vì là thơ kịch nên Huy Thông ít chú ý đến kịch tính cũng như trang trí dàn cảnh”[16, 139]. Có thể khẳng định Phan Cự Đệ là nhà nghiên cứu có nhiều đánh giá khá xác đáng về kịch thơ, đặc biệt là kịch thơ Huy Thông. Hà Minh Đức ở bài viết Tự lực văn đoàn trào lưu và tác giả nhận định: “Thế Lữ là người có công với nghệ thuật kịch trong thời kì đầu gây dựng và phát triển. Trong mục kịch của Thế Lữ thời kì trước cách mạng, Thế Lữ đã gây ấn tượng về kịch thơ. Vở kịch thơ năm hồi Dương Quý Phi (với sự cộng tác của Vi Huyền Đắc) đã khai thác đề tài lịch sử của Trung Quốc…”[38, 78]. Cũng như các nhà nghiên cứu khác, ông nhận ra đề tài lịch sử của kịch thơ và hơn thế ông còn nhận ra xung đột kịch trong kịch thơ Thế Lữ là từ: “hai nguồn mâu thuẫn chung đúc thành tình thế một mất một còn…”[ 38, 79]. Nguyễn Viết Lãm (1997) khi nhắc đến hai vở kịch thơ của Hàn Mặc Tử đã nhận xét: “hai vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ và Quần Tiên hội đã dành cho cô thiếu nữ chưa hề gặp mặt một tình yêu đằm thắm”[55, 134]. Nguyễn Thụy Kha cũng cho rằng: “Vì Thương Thương đối với tâm tưởng của Trí là khát vọng về mối tình nguyên lượng trinh bạch .”[55, 367]. Chúng ta có thể nhận thấy, hai nhà phê bình đều đánh giá hai vở kịch thơ của Hàn Mặc Tử là những bài thơ tình mang hình thức kịch với cảm xúc tình yêu chân thành, trong sáng nhất. Còn Đào Thụy Nguyên (2009) (theo htt://www. thienky.com) thì khẳng định trong bài viết Giới thiệu nhà kịch, nhà thơ tiền chiến Phan Khắc Khoan: “xét về tác phẩm, thì Phan Khắc Khoan nổi bật hơn cả ở loại hình kịch thơ. Kịch thơ của ông thường khai thác đề tài lịch sử, mang nhiều kịch tính căng thẳng, nhưng cũng rất lãng mạn và trữ tình. Chủ đề thường xoay việc cổ vũ chí khí của kẻ làm trai và trách nhiệm với thời cuộc”[40]. Ông đã khẳng định mạnh mẽ giá trị về nội dung và nghệ thuật của kịch thơ Phan Khắc Khoan. 8 Bên cạnh đó, chúng tôi còn đọc thêm một số công trình bài viết của nhiều tác giả trên các tạp chí, trên các báo, các công trình nghiên cứu khác. Trong các công trình và bài viết này dù chỉ viết thoáng qua về một số tác giả, tác phẩm kịch thơ trong Thơ mới, chúng tôi vẫn tìm thấy những nhận định thiết thực, hữu dụng. Nhìn chung, đến nay việc nghiên cứu kịch thơ trong phong trào Thơ mới thường mới chỉ dừng lại ở các mức độ và hình thức sau: Kết hợp trong các công trình nghiên cứu về Thơ mới, dừng ở những bài viết về một tác giả nào đó có kịch thơ là một bộ phận trong sáng tác, qua các cuộc phỏng vấn của các nhà văn… Ở đây, các nhà nghiên cứu chủ yếu xem xét bộ phận này từ góc độ thể loại. Tuy nhiên, kịch thơ trong phong trào Thơ mới với những đặc điểm riêng biệt và giá trị sâu sắc của nó là vấn đề còn bỏ ngỏ, cần thiết phải được nghiên cứu sâu hơn nữa. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm của kịch thơ trong phong trào Thơ mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: - Tìm hiểu khái niệm kịch thơ và vị trí của kịch thơ trong phong trào Thơ mới - Khảo sát đặc điểm của kịch thơ trong Thơ mới trên các phương diện: đề tài, nhân vật, xung đột, ngôn ngữ. Lí giải các đặc điểm đó trên cơ sở văn hoá, thẩm mỹ tương ứng. - Tìm hiểu hai tác giả kịch thơ trong Thơ mới tiêu biểu là Huy Thông và Hoàng Cầm. 3.3. Phạm vi văn bản khảo sát Tài liệu khảo sát nghiên cứu chính của chúng tôi, là những tác phẩm kịch thơ trong Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 23), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 và thêm một số tác phẩm cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX(1900- 2000) 9 (kịch bản văn học), quyển sáu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2007, hai vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ và Quần Tiên hội của Hàn Mặc Tử là từ Hàn Mặc Tử Thơ và Đời, Nxb, Văn học, Hà Nội, 2004, Lữ Huy Nguyên sưu tầm tuyển chọn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đặc điểm của kịch thơ trong Thơ mới, luận văn kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp thống kê - phân tích, phương pháp phân loại so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp loại hình và các thao tác khác như so sánh, khảo sát, chứng minh, lí giải… 5. Đóng góp của luận văn Luận văn miêu tả và lí giải tương đối kĩ lưỡng và hệ thống về đặc điểm của kịch thơ trong phong trào Thơ mới. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc 3 chương: Chương 1. Vị trí của kịch thơ trong phong trào Thơ mới Chương 2. Đặc điểm kịch thơ trong phong trào Thơ mới trên phương diện đề tài, nhân vật, xung đột, ngôn ngữ Chương 3. Hai tác giả kịch thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới: Huy Thông và Hoàng Cầm 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan