Cửa lò trong thời kỳ đổi mới 1994 - 2009

69 306 0
Cửa lò trong thời kỳ đổi mới 1994 - 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Lêi c¶m ¬n! Đến nay khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành, nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giao, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Thắng - người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả một cách tận tình, chu đáo từ khi nhận đề tài cho đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa lịch sử trường Đại học Vinh, các cán bộ thư viện ở trường Đại học Vinh, phòng lưu trữ của Thị Xã Cửa Lò, Ủy Ban nhân dân thị Xã Cửa Lò, các phòng ban, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viªn thùc hiÖn Nguyễn Văn Năm Môc lôc MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………… 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………… .4 5. Bố cục đề tài……………………………………………………………… .4 Ch¬ng 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CỬA TRƯỚC 1994 1.1. Đặc điểm tự nhiên……………………………………………………… .4 1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội……………………………………………… .5 1.3 Tình hình Cửa trước năm 1994……………………………………… 10 Ch¬ng 2: CỬA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ 1994 - 2000 2.1 Cửa trong hai năm sau thành lập thị xã (1994 - 1995)……………….13 2.1.1 Đặc điểm tình hình…………………………………………………… 13 2.1.2 Những thành tựu và hạn chế………………………………………… 14 2.1.2.1 Kinh tế……………………………………………………………….14 2.1.2.2 Chính trị - an ninh - quốc phòng…………………………………….16 2.1.2.3 Văn hóa - giáo du c- y tế .18 2.2 Cửa trong giai đoạn 1996 – 2000……………………………………19 2.2.1 Tình hình và nhiệm vụ đặt ra………………………………………….19 2.2.2 Thành tựu và hạn chế …………………………………………………21 2.2.2.1 Kinh tế……………………………………………………………….22 2.2.2.2 Chính trị - an ninh - quốc phòng…………………………………….25 2.2.2.3 Văn hóa - giáo dục - y tế…………………………………………….28 2.3. Cöa Lß trong giai ®o¹n 2001 - 2005…………………………………….31 2.3.1. §Æc ®iÓm t×nh h×nh vµ môc tiªu ®Æt ra……………………………… .31 2 2.3.2 Những thành tựu và hạn chế 32 2.3.2. 1 Kinh tế32 2.3.2.2. Chính trị - an ninh - quốc phòng .36 2.3.2.3. Văn hóa - giáo dục - y tế 39 2.4 Cửa trong giai đoạn 2006 - 2009 .42 2.4.1 Điều kiện lịch sử và mục tiêu đặt ra 42 2.4.2 Những thành tựu và hạn chế 43 2.4.2.1 Kinh tế 43 2.4.2.2 Chớnh tr - An ninh - Quc phũng .47 2.4.2.3 Vn húa - Giỏo dc - Y t .50 Chơng 3: BI HC KINH NGHIM V MT S GII PHP 3.1 Những bài học kinh nghiệm.53 3.2 Một số giải pháp 55 3.2.1 Gii phỏp trờn lnh vc kinh t .56 3.2.2 Giải pháp về văn hoá - xã hội .58 3.2.3 Giải pháp về quốc phòng, an ninh.59 3.2.4 Giải pháp nhằm phát huy sức mạnh toàn dân60 KT LUN.63 TI LIU THAM KHO.66 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cửa vốn là một phần của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trải qua những bước thăng trầm Cửa ngày càng phát triển và cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của đại hội lần thứ VI của Đảng. Đảng bộ và nhân dân thị xã Cửa đã vận dụng một cách sáng tạo chủ trương đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh điều kiện của địa phương đã tạo ra những chuyển biến tích cựu trên mọi mặt đời sống xã hội. Ngày 29 - 8 - 1994 Chính phủ ra nghị định số 113 - CP thành lập thị xã Cửa trên cơ sở thị trấn Cửa và các xã Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải. Hơn 15 năm một chặng đường không dài, Đảng bộ và nhân dân Cửa thực hiện đường lối đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Đến nay, Cửa đã có một nền kinh tế ngành đa dạng, nguồn thu ngân sách của thị xã hàng năm tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng giữ vững, văn hóa - giáo dục, y tế - xã hội có nhiều tiến bộ. Thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Cửa làm được rất tự hào. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Cửa Lò. Nhằm góp phần tìm hiểu quá trình đổi mới của Cửa trong hơn 15 năm (1994 - 2009), tiến hành đổi mới. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Cửa trong công cuộc đổi mới từ 1994 - 2009” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Với hi vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào nghiên cứu, tổng kết, đánh giá 4 những thành tựu của công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và thị xã Cửa nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Bàn về công cuộc đổi mới của cả nước nói chung. Cửa nói riêng là một vấn đề đang còn mới mẻ, mang tính thời sự. Và đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này. Các văn kiện đại hội đại biểu của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại các đại hội VI, VII, VIII, IX, X đã tổng kết những thành tựu tiến bộ và vạch ra những yếu kém tồn tại, khuyết điểm của việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu và các nghị quyết của đại hội đề ra. Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay – những vấn đề lí luận và thực tiễn của Gs Trần Bá Đệ biên soạn, Nxb Đại học quốc gia 1998, đã nêu lên những thành tựu tiến bộ và những hạn chế yếu kém, khuyết điểm của đất nước từ khi thực hiện đổi mới đến năm 1996. Các tạp chí “Lịch sử Đảng” của nhà xuất bản Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với một số vấn đề có liên quan đến công cuộc đổi mới. Cuốn lịch sử Đảng bộ thị xã Cửa 1930 – 2005 có đề cập đến quá trình thực hiện các kế hoạch 5 năm từ 1994 – 2005. Các báo cáo của ban chấp hành thị xã Cửa và các báo cáo của hội đồng nhân dân thị xã đã tổng kết đánh giá sơ lược những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện đổi mới. Nhưng chủ yếu các báo cáo này còn nặng về thành tích và mang nặng tính nhiệm kì. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Nghiên cứu “Thị xã Cửa trong công cuộc đổi mới từ 1994 - 2009”. Trước hết nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cửa Cửa Lò, đây là những nhân tố ảnh hưởng đến công cuộc sự nghiệp đổi mớiCửa Lò. 5 Trọng tâm của khóa luận là nghiên cứu những thành tựu và hạn chế mà Đảng bộ và nhân dân thị xã Cửa đã đạt được trong hơn 15 năm từ 1994 - 2009. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của thị xã Cửa trong giai đoạn từ 1994 - 2009. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài Cửa trong thờiđổi mới từ 1994 - 2009 tôi tập trung khai thác các nguồn tài liệu sau đây. Các nguồn tài liệu thành văn: Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam từ đại hội VI đến đại hội X. Các tài liệu viết về lịch sử con người Cửa Lò, các báo cáo của thị ủy, ủy ban nhân dân thị xã Cửa từ 1994 - 2009. Nguồn tài liệu điền dã: Các lần trao đổi, tiếp xúc với cán bộ và nhân dân trong thị xã. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin, các phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này là phương pháp lịch sử, logic, bên cạnh đó kết hợp phương pháp điền dã, thống kê, phân tích. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần dẫn luận, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát tình hình Cửa trước 1994. Chương 2: Cửa trong công cuộc đổi mới từ 1994 - 2009 Chương 3: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp Ch¬ng 1 6 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CỬA TRƯỚC 1994 1. Đặc điểm tự nhiên Thị xã Cửa thuộc tỉnh Nghệ An, là vùng đất ven biển nằm ở tọa độ 18 o 45’ đến 18 o 50’ vĩ độ Bắc và từ 105 o 42’ đến 105 o 45’ kinh độ Đông. Cách thành phố Vinh 20Km về phía Đông Bắc, phía Bắc và phía Tây giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh); Phía Đông giáp Biển Đông. Với diện tích tự nhiên khoảng 28,2 km 2 , thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính, đất phù sa và đất mặn. Bao gồm 5 phường, phường Nghi Tân, phường Nghi Thủy, phường Nghi Hải, phường Thu Thủy, phường Nghi Hòa và 2 xã Nghi Thu, Nghi Hương cùng hai đảo, Đảo Ngư và Đảo Mắt. Cửa có hai con sông bao bọc ở hai đầu Bắc, Nam đổ ra Biển Đông. Sông Cấm ở phía Bắc đổ ra Cửa Lò; Sông Lam ở Phía Nam đổ ra Cửa Hội. Hai Cửa biển này có vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự và kinh tế của quốc gia. Thị xã Cửa có bờ biển dài 10,2 km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, bằng phẳng. Là bãi tắm lí tưởng với nhiều vẻ đẹp kì thú thơ mộng của thiên nhiên như: bãi nổi Nghi Xuân, Đảo Ngư, Đảo Mắt, Đảo Lan Châu, núi Quần Tùng, núi Lập Thạch, núi Rồng, núi Voi… Ngoài ra biển Cửa rất giàu hải sản với nhiều loại đặc sản quý có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ghẹ, cá thu, cá ngừ… Tất cả điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Cửa phát triển thủy hải sản và nhất là ngành du lịch. Đặc trưng khí hậu của Cửa biểu hiện khá rõ yếu tố khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Quanh năm có gió mùa, mùa Đông rất lạnh và khô, hàng năm nhận 7 được nguồn năng lượng rất lớn từ mặt trời với hơn 1200 giờ nắng mỗi năm. Điều này thuận lợi cho dịch vụ và du lịch phát triển. Từ tháng 9 đến tháng 11 mưa nhiều, kéo theo lụt bão. Tuy nhiên khí hậu Cửa ấm và mát hơn các huyện phía Tây Nghệ An do vị trí nắm sát biển. Hệ thống giao thông vận tải của thị xã Cửa phát triển cả về số lượng và chất lượng, có sự đa dạng về loại hình, thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế. Đường bộ: Ngoài hệ thống giao thông trong thị xã ngày càng được nâng cấp, mở rộng. Từ năm 2000 đã quy hoạch xong 8 đường trục dọc, 28 đường trục ngang và hàng trăm km đường bê tông khối xóm. Nhất là đường Bình Minh nối Cửa với Cửa Hội dài 10km, đường Sào Nam, đường Nguyễn Sinh Cung. Các tuyến đường bộ, Cửa đi Quán Bánh và sân bay Vinh (Quốc lộ 46), Cửa đi Quán Hành (đường 534), Cửa Hội đi Vinh (đường 535), Cửa Hội đi cầu Bến Thủy (đường sinh thái), và Cửa đi Nam Cấm. Đường thủy: Có đường biển quốc tế đi từ cảng Cửa đến nhiều nước trên thế giới và vào Nam ra Bắc. đường sông có tuyến Sông Lam từ Cửa Hội đi Vinh và các huyện phía Tây Nghệ An. Đường sắt có tuyến Cửa đi Quán Bánh. Với tất cả điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cửa phát triển một nền kinh tế đa dạng phong phú với sự kết hợp của nhiều ngành dịch vụ - du lịch - ngư nghiệp - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội Cửa hiện nay được tạo nên do hiện tượng biển lùi nên đây không phải là vùng đất cổ. Vì vậy cư dân sống ở vùng đất này hầu hết là ở nhiều nơi khác đến. Tuy nhiên qua một số tư liệu cũng cho chúng ta biết ít nhiều về một số làng xã và một số dòng họ. Như làng Vạn Lộc được hình thành vào năm 1493 với cái tên là xã Hải Ngung, người có công lập nên xã mới là thái úy Nguyễn 8 Sư Hồi (con trai thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí). Tại làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân) hiện vẫn còn đền thờ Nguyễn Sư Hồi (khánh thành năm 1508). Cư dân thị xã Cửa có giọng nói khá độc đáo người nơi khác đến nghe khó hiểu. Nhưng trong âm điệu ngôn ngữ ở đây chứa đựng sự thật thà, chân thật… Cư dân Cửa có đức tính cần cù, giản dị, nhẫn nại, và có đức hi sinh vì nghĩa lớn. Từ xa xưa cư dân Cửa đã có truyền thống hiếu học, chỉ riêng làng Vạn Lộc đã có nhiều vị đậu đại khoa. Hoàng Văn Cư đậu cử nhân năm 1903, đậu phó bảng giáp thìn Thành Thái 16 (1909). Đặc biệt là họ nguyễn có một gia tộc nối tiếp nhau đậu đạt qua các triều đại: Người ông là Nguyễn Huy Triêm đậu cử nhân năm kỉ mão, Gia Long 18 làm quan đến án sát rồi chức đốc học. Ngươì cha là Nguyễn Đào đậu cử nhân Mậu Tý Đồng Khánh 3 (1888). Người con là Nguyễn Huy Nhu, đậu đệ Tam giáp tiến sĩ khoa Bính Thìn, Khải Định 1 (1916) làm quan giáo thụ ở Thanh Hóa. Về các thầy thuốc giỏi có các danh y Hoàng Nguyên Cát, thái y Hoàng Nguyên Lễ, chánh ngự y Hoàng Văn Dụ. Truyền thống hiếu học đến nay vẫn được nhân dân thị xã Cửa phát huy. Có rất nhiều học sinh giỏi các cấp, ngoài ra có hàng trăm người có trình độ đại học và hàng chục người có học vị cao (tiến sĩ, phó tiến sĩ). Lễ hội là một ttrong những hoạt động văn hóa tinh thần quan trọng của nhân dân thị xã Cửa Lò: như lễ hội đền thờ Nguyễn Sư Hồi - Lễ hội sông nước Cửa diễn ra rất tưng bừng và nhộn nhịp. Ý nghĩa của lễ hội là tưởng nhớ công ơn của thái úy Nguyễn Sư Hồi, được diễn ra ngày 1/5 hàng năm thu hút rất đông nhân dân trong và ngoài tỉnh đến dự. Từ xa xưa cũng như hiện nay, sinh hoạt tôn giáo là bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân thị xã. Cửa có hai tôn 9 giáo chính là phật giáo và thiên chúa giáo. Do vị trí là một thị xã nằm ở ven biển nên thiên chúa giáo du nhập vào đây rất sớm. Vì vậy tỉ lệ giáo dân ở đây khá cao. 3/7 phường xã có giáo dân, với hơn 1000 hộ và khoảng hơn 5000 tín đồ thiên chúa giáo, chiếm 11% tổng số dân toàn thị xã . Bà con giáo dân có truyền thống kính chúa yêu nước thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Trong sự nghiệp cách mạng và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng bào thiên chúa ở đây đã có nhiều đóng góp, hi sinh về của cải và tính mạng, tích cực tham gia xây dựng Cửa ngày càng giàu đẹp hơn. Ở Cửa ngoài nghề đánh cá, làm ruộng, từ xưa tại đây đã có nghề nấu muối (đốt đun nước biển cho đến khô thành muối). Tại làng Thu Lũng Nghi Thu), có nghề thợ mộc, chuyên làm nhà và đình chùa. Tại làng Vạn Lộc có nghề thủ công đóng thuyền rất giỏi, nghề này có từ thời Lê khi thái úy Nguyễn Sư Hồi tuyển thợ giỏi từ ngoài Bắc vào đóng mới và sữa chữa tàu thuyền. Ngoài ra nhiều nơi còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, làm nón…Ngày nay tỉ lệ dân số làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại ngày càng tăng lên. Bằng tình yêu tha thiết quê hương đất nước, từ bao đời nay nhân dân Cửa đã tạo nên cho mình một truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu quật cường. Viết nên những trang sử hết sức tự hào, trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt. Điều đó được thể hiện ngay từ khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ( 1418 ), ở Lam Sơn chống giặc Minh (Trung Quốc), Nguyễn Xí đã gia nhập nghiã quân và có công lao to lớn được liệt vào hàng khai quốc công thần, được vua Lê Thánh Tông truy phong “ thái sư Cương Quốc Công Đặc Ân khai Quốc”. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan