Báo cáo thực tập tại CÔng ty Đóng tàu Bạch Đằng

62 1.3K 6
Báo cáo thực tập tại CÔng ty Đóng tàu Bạch Đằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN 1 : MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỢT THỰC TẬP Đây là đợt thực tập cuối khoá cho sinh viên nghành điện tàu thuỷ chuẩn bị cho đợt nhận và chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp,nhằm nâng cao và hoàn thiện những kiến thức cả về lý thuyết và thực tế quản lý chuyên môn về điện, củng cố thêm kiến thức về các đợt thực tập trước chưa có điều kiện thực hành. Đợt thực tập này với tư cách là một sĩ quan điện trên tàu, cán bộ kĩ thuật đã được trang bị kiến thức toàn diện về nghề nghiệp. Đồng thời chuẩn bị các số liệu, tài liệu nghiên cứu kĩ hơn và sâu sắc hơn về hướng đề tài của mình để định hướng và nếu không hội tụ đủ điều kiện về thực tế tại cấp cơ sở yêu cầu khoa, bộ môn chuyển hướng nghiên cứu cho phù hợp. Về ý thức nghề nghiệp: Đây là đợt thực tập của bước chuẩn bị hoàn chỉnh tay nghề, tập sự hành nghề về lĩnh vực điện, lắm vững các công việc của một người kĩ sư hoạt động trong lĩnh vự chuyên nghành. Về ý thức kỉ luật, nhận thức tư tưởng và chuyên môn: Xác định vị trí nghề nghiệp đúng đắn, ý thức lao động của người thợ chuyên môn. luôn xác định tư tưởng đúng đắn, nghiêm túc trong công việc, ý thức an toàn trong lao động, ý thức bảo vệ tài sản của tập thể, công ty, nhà nước. Được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô khoa Điện-Điện Tử Tàu Biển trường ĐH Hàng Hải tạo điều kiện và liên hệ để chúng em được thực tập tại Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng nhằm nâng cao tầm hiểu biết về thực tế thông qua các nội dung thực tập. Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 2 : TỔ CHỨC SẢN XUẤTVẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN, MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC TẬP 1. Tổng quan về công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng. 1.1.Vài nét về công ty đóng tàu Bạch Đằng. Công ty đóng tàu Bạch Đằng ( trước đây là Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) được khởi công xây dựng ngày 1/4/1960 trên dải đất rộng 32 ha. Đến ngày 25/6/1961 Công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 577 của Bộ giao thông vận tải. Được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng: 2 lần danh hiệu Anh hùng lược lượng vũ trang nhân dân (năm 1971 và 1995). Anh hùng lao động thời kì đổi mới (năm 2000), Huân chương độc lập hạng 3, Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2004) và rất nhiều Huân, Huy chương các loại cho tập thể và cá nhân cán bộ công nhân viên Công ty. Bốn mươi hai năm truyền thống của Bạch Đằng, các thế hệ công nhân viên luôn tự hào về sự phát triển. Một đội ngũ giàu trí tuệ và ý chí vươn lên trong chiến đấu, sản xuất, vững vàng về chính trị, luôn lỗ lực sáng tạo để đưa Bạch Đằng đến với công nghiệp đóng tàu mang tầm vóc quốc tế như ngày hôm nay. Trong 10 năm từ 1965 - 1975, Công ty đã đóng thành công con tàu trọng tải 1.000 tấn đầu tiên cho tổ quốc. Đã cung cấp một khối lượng lớn phương tiện vận tải góp phần đảm bảo giao thông thông suốt trong chiến tranh giải phóng - miền Nam. Đóng mới 46 bộ cầu phao công binh thông tuyến Bắc- Nam, đưa đại quân ta tiến vào chiến trường; 6 tàu chiến, tàu HF 350 phá bom từ trường; tàu phá thuỷ lôi(T5) không người lái điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Những sản phẩm ấy đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại chiến tranh phong toả cảng Hải Phòng và các cảng biển khác của miền Bắc; 46 tàu “không số” phục vụ tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, kịp thời vận chuển vũ khí, hàng hoá cho các chiến trường miền Nam trong giai đoạn gay go ác liệt nhất; cầu phao LPP; 40 bộ cầu cáp vượt Trường Sơn đảm bảo giao thông ở Vùng tuyến lửa và chuyển quân trên các chiến trường . Những năm 1976 – 1991, đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế xã hội Bạch Đằng là đơn vị nổi bật nên tinh thần chịu đựng khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, năng động sáng tạo, đi đầu tìm ra các giải pháp đột phá trong tổ chức quản lý sản xuất và cải thiển đời sống, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để đóng thành công các loại tàu pha sông biển; tàu đi biển xa trọng tải 1.125 tấn; 1.410 tấn và tàu 3850 tấn đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế. Những thành công ấy là đóng góp to lớn của Công ty và bước đường phát triển của Ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Những công trình đẫ tiếp tục khẳng định vị trí đầu Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp đàn, trọng yếu của Công ty trong ngành Công nghiệp đóng tàu của đất nước. Tiếp đó là giếng chìm phục vụ xây dựng cầu Thăng Long, sản xuất Phông tông phục vụ giàn khoan đầu tiên ở Biển Đông cho ngành dầu khí; đóng mới phà và tàu hút bùn để xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; nhiều hạng mục cơ khí cho tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam, khu công nghiệp NOMURA và đường dây tải điện 500 KV cho tổ quốc. Từ năm 1992 đến nay, hoạt động trong cơ chế thị trường có định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công ty đã vươn lên, chủ động tìm tòi và thể nghiệm chiến lược sản xuất kinh doanh ngày càng phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Công ty đã mở rộng các mối quan hệ, tăng cường tìm kiếm những hợp đồng đóng mới và sửa chữa các chủng loại tàu trọng tải lớn với khách hàng trong và ngoài nước. Từ năm 1999 được Đảng và Nhà nước quan tâm, Công ty được đầu tư nâng cấp về nhà xưởng, đà tàu, máy móc thiết bị và xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Công ty đã có những bước trưởng thành mới về chất. Tàu hàng 6.500 tấn đã trở thành sản phẩm truyền thống của Công ty. Ngày 1/4/2001 Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nay là Thủ tướng) đã bấm nút khởi công đóng mới con tàu trọng tải 11.500 DWT, đó chính là con tàu mang tên Vinashin Sun đã vượt 3 đại dương để hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất với thời gian 131 ngày. Giải nhất khoa học sáng tạo (VIFOTEC) 2003 đã đước trao cho các tác giả với Đề tài Nghiên cứu và thiết lập các giải pháp công nghệ chế tạo tàu đi biển cấp không hạn chế chính từ Vinashin Sun. Tiếp đó là năm 2004 Công ty đóng tàu 6.380 tấn xuất khẩu cho Nhật Bản mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực đóng tàu xuất khẩu. Tháng 3/2006 Công ty đóng thành công tàu contaniner 610 TEU số 1. Tháng 10/2006 Công ty bàn giao tàu NOMA số 2. Hiện nay công ty đang hoàn thiện để bàn giao trong năm 2006 các tàu: tàu dầu 13.500 tấn, tàu xuất khẩu cho NOMA – Nhật Bản trọng tải 10.500 tấn số 3; tiếp tục triển khai seri 04 tàu 22.500 tấn; tàu contaniner 1.700 TEU cho VINASHIN. Trong 5 năm trở lại đây, công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 30%. Năm 2005, Công ty đã đạt được tổng giá trị sản lượng trên 1.000 tỷ đồng, doanh thu 855 tỷ đồng,đời sống CB – CNV công ty ngày càng được cải thiện. Phấn đấu năm 2006, Công ty đạt giá trị sản lượng 1.370 tỷ đồng, doanh thu : 1.100 tỷ đồng. Công ty đóng tàu Bạch Đằng sẽ được chuyển đổi thành Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng có các thành viên vệ tinh (Công ty đóng tàu Tam Bạc; Công ty Thành Long; Công ty CNTT và xây dựng Hồng Bàng) và 14 Công ty phụ thuộc. Mỗi bước ngoặt của lịch sử, khó khăn thường khắc nghiệt nhưng thời cơ để phát triển cũng được mở ra. Vấn đề là biện pháp để vượt qua những bước ngoặt ấy, để nắm được thời cơ, tìm được giải pháp tốt nhất. Lịch sử Bạch Đằnglà như vậy, những chặng đường của Bạch Đằng cho thấy bài học này. Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, trong đó có Bạch Đằng đang vươn ra thị trường thế giới. Nếu trong chiến tranh tinh thần dũng cảm được đặt ở hàng đầu thì trong hoạt động kinh tế dũng cảm vượt lên chính mình vẫn là điều cơ bản. Tất nhiên không chỉ cần dũng cảm mà còn phải nhìn rộng hơn, nắm bắt kịp thời hơn. Bởi hoạt động sản xuất kinh doanh Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp phải đạt được lợi nhuận. Bạch Đằng đã chuẩn bị cho những con tàu có trọng tải 30.000 tấn với những công nghệ mới nhằm đạt chất lượng cao. 1.2. Năng lực Công ty. 1.2.1. Khả năng đóng mới và sửa chữa. * Đóng mới các phương tiện thuỷ: - Đến nay Công ty đã đảm nhiệm đóng mới tàu hàng đến 22.500 tấn, tàu dầu, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách cao cấp tới 200 chỗ ngồi. - Các loại tàu kéo đẩy, tàu container, sà lan biển đến 6000 DWT và các loại tàu công trình có công suất tới 6000 HP. - Tàu khách ven biển, ụ nổi 10000 tấn, cần cẩu nổi có sức cẩu từ 600-1000 tấn. Từ năm 2000 đến nay với sự quan tâm và đầu tư của nhà nước,với sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật và nhất là năng lực của cán bộ kĩ thuật ngày càng được nâng cao nên khả năng đóng mới các loại tàu của nhà máy ngày càng được lớn hơn và đa dạng hơn. - Hiện nay tại Công ty đang đóng con tàu hàng rời với trọng tải 22.500 tấn, đóng mới hàng loạt tàu NOMA 10500T, hoàn thiện trang thiết bị tàu dầu 13500T. * Sửa chữa: - Các loại tàu hàng có trọng tải đến 8000 DWT và các tàu công trình có công suất tới 3000 HP. Công ty đóng mới sửa chữa các loại phương tiện đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, phân xưởng trong Công ty: * Sơ đồ hệ thống quản lý: Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 4 Bỏo cỏo thc tp tt nghip giám đốc phó giám đốc sản xuất phó giám đốc kĩ thuật phó giám đốc thiết bị-công nghệ phó giám đốc nội chính Phòng điều độ sản xuất PX Vỏ 3 Phòng KCS Phòng Kĩ Thuật PX ô xy PX Động Lực Phòng Dự á n Phòng TB-ĐL Đội Công Trình Phòng Vật Tư Phòng Tài Vụ Phòng TCCB-LĐ Phòng KH-KD Phòng Bảo Vệ Phòng Y Tế Phòng HC-QT Phòng QLCT PX Triền Đà PX Trang Trí 2 PX Trang Trí 1 PX Mộc PX Điện PX ố ng PX Máy PX Rèn PX Đúc PX Vỏ 4 PX Vỏ 2 PX Vỏ 1 * S b trớ sp xp cỏc phõn xng trong Cụng ty: 1, Kho cha g. 2, Trm iu hnh . 3, Xng phun cỏt. 4, Kho vt liu . 5, Kho cha cỏt . 6, Phõn xng trang trớ 1. 7, Sn phúng. 8, Phõn xng v 2. 9, Phõn xng trang trớ 2 . 10, Bói cha tụn. 11, T lp rỏp . 12, Phõn xng trin c gii cu ti . 13, Trin . 14, Kho oxy t ốn. 15, Khu sinh hot th dc 2. Nhng quy nh v an ton trong nh mỏy. 2.1. An ton khi sp xp bc d vt liu. + Dựng kờ vỏ nh v chc chn khi xp , bo qun vt d , d ln . + Xp riờng vt liu theo tng loi , theo th t thun tin cho bo qun s dng. Sinh viờn : Trnh Vn Trng Lp : DTT 47 H1 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Hoá chất gây cháy, dễ cháy, nổ, axit . phải bảo quản riêng theo quy định. + Khi bốc dỡ thứ tự từ trên xuống, từ ngoài vào trong. 2.2. An toàn khi đi lại . + Chỉ được đi lại khi đã quan sát các lối đi dành riêng cho người đã được xác định. + Lên xuống đúng, cầu thang phải vịn tay vào lan can. + Không để trướng ngại vật trên lối đi, nếu có phải dọn ngay, không vượt qua hoặc giẫm qua máy cắt, góc máy, vật có cạnh sắc, dễ đổ, dễ lăn, dễ trượt . + Không đi lại trong khu vực: Có người làm việc ở trên,vật treo ở trên, dưới mã hàng đang cẩu . + Không đi vào (Ngồi nghỉ, làm việc . ) khu vực đường ray, hành lang ray, hàng rào an toàn ray dành riêng cho cẩu hoạt động hoặc khu vực có căng cờ, biển cấm. + Thực hiện quy định an toàn trật tự giao thông trong Tổng Công ty (điểm cơ bản: Tốc độ các phương tiện giao thông không quá 15 km/h, xe máy, xe đạp không phóng nhanh, lạng lách và đi quá 2người/xe ). 2.3. Quy định an toàn nơi làm việc. + Nơi làm việc luôn được giữ sạch sẽ, dụng cụ vật liệu được xếp gọn gàng. + Thực hiện các biển báo quy định an toàn khi cấn thiết. + Không hút thuốc ở nơi: Có biển cấm lửa, dưới buồng máy, khu vực đang sơn, nơi dễ xẩy ra cháy nổ. Không hút thuốc khi làm việc (chỉ hút thuốc vào giờ giải lao tại nơi an toàn về cháy nổ). + Không làm việc dưới mã hàng đang cẩu, ở khu vực đường ray cẩu đi qua. + Mặt sàn có lỗ khoét, các vị trí có phần biên hụt hẫng chưa có nắp đậy hoặc lan can (hàng rào bảo vệ ) che chắn xung quanh: phải nắp lan can, phên chống rơi, thụt, ngã . + Khi làm việc bên biển cấm người đi lại phía dưới, không nén đồ, dụng cụ, phôi liệu . từ trên cao xuống phía dưới . 2.4. Quy định an toàn điện. + Chỉ có người được đào tạo, được cấp chứng chỉ mới được sửa chữa điện. + Khi phát hiện có sự cố cấn báo ngay cho người có trách nhiệm. + Không sờ mó vào dây điện, thiết bị điện khi tay ướt. + Tất cả các công tắc phải có nắp đậy. + Không phun, để rơi chất lỏng trên thiết bị điện: công tắc, môtơ, bảng điện . + Kiểm tra định kỳ độ tin cậy của dây điện . + Không treo , móc đồ vật lên dây dẫn điện , dụng cụ điện . + Không để dây dẫn chạy vắt qua đồ vật có góc sắc hoặc bị chèn, đè, lăn qua. + Các mối nối dây dẫn điện phải được băng bọc cách điện an toàn. 3. Môi trường và bảo vệ môi trường nơi thực tập. Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường nơi thực tập Vệ sinh lao động : + Không để phoi, rác, phế thải bừa bãi tại khu làm việc. + Cuối buổi làm việc phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, nơi sinh hoạt. + Rác, phế thải đỏ đúng nơi quy định. + Hàng tuần phải tổng vệ sinh trong, ngoài nhà xưởng, nơi làm việc. + Nhà tắm, nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ . Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Không để các chất gây ô nhiễm trong và xung quanh nơi nghỉ, sinh hoạt. Vệ sinh môi trường : + Tự giác và nhắc nhở mọi người thực hiện tốt vệ sinh môi trường + Bảo vệ hệ thống cấp, thoát nước cạnh vỉa hè đề phòng nước ứ đọng gây ô nhiễm + Khi chuyên chở chất thải không làm rơi vãi ra đường. Phải đổ đúng nơi quy định. + Phải có dụng cụ tập kết phế thải khi dọn vệ sinh nơi làm việc + Nghiêm cấm đốt rác và các chất thải khác tại vị trí quy định của Tổng Công ty. + Mọi người có trách nhiệm trồng , bảo vệ cây xanh trong Tổng Công ty + Nghiêm cấm đốt, xả : Dầu mỡ, sơn, đất, cát, rỉ sắt, giẻ, rác, nước bẩn, các chất ô nhiễm, hoá chất độc hại .ra khỏi khu sản xuất, đổ xuống sông và đốt rác tuỳ tiện không đúng nơi quy định. PHẦN 3: CÁC HỆ THỐNG TRÊN TÀU ETYLEN 4500M CHƯƠNG I: BẢNG ĐIỆN CHÍNH (MSB) 1.1. Giới thiệu trạm phát điện tàu etylen 4500M. Trạm phát điện là trung tâm biến đổi năng lượng không điện thành năng lượng điện để cung cấp cho các phụ tải sử dụng điện. Trạm phát điện tàu etylen 4500M trang bị 5 tổ hợp diesel - máy phát ( D-G) trong đó có bốn tổ hợp D-G chính và một D-G sự cố và một máy phát đồng trục (SHAFT GENERATOR). - Thông số kỹ thuật máy phát chính : + Hãng sản xuất : STAM FORD + Điện áp định mức : Uđm = 450V. Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Dòng điện định mức : Iđm = 754 A. + Công suất : S = 587 KWA. + Tốc độ định mức : nđm =1800 vòng/phút. + Tần số định mức : fđm = 60HZ. + Hệ số công suất(cosφ) : 0,8 + Số pha : 3 pha. - Thông số kỹ thuật máy phát sự cố: + Hãng sản xuất : STAM FORD + Điện áp định mức : Uđm = 450 V + Dòng điện định mức : Iđm = 144,5 A + Công suất : P = 112,5 KVA + Tốc độ định mức : nđm = 1800 vòng/phút. + Tần số định mức : fđm = 60HZ. + Hệ số công suất(cosφ) : 0,8. + Số pha : 3 pha. - Thông số kỹ thuật máy phát đồng trục : + Hãng sản xuất : STAM FORD + Điện áp định mức : Uđm = 450V. + Dòng điện định mức : Iđm = 2024 A. + Công suất : S = 1500 KWA. + Tốc độ định mức : nđm = V/P. + Tần số định mức : fđm = 60HZ. + Hệ số công suất(cosφ) : 0,8. + Số pha : 3 pha. 1.1.1. Bảng điện chính ( MAIN SWITCH BOARD ) . Bảng điện chính là nơi tập trung năng lượng các máy phát và từ đó phân phối đến các phụ tải. Bảng phân phối điện chính phải đáp ứng được các yêu cầu về độ tin cậy thuận tiện cho sử dụng, khai thác, tính kinh tế cao. Trong bảng điện chính được chia ra thành các Panel: Các Panel cho máy phát, các Panel cho tải động lực và các Panel cho tải ánh sáng. Trong các Panel cho máy phát điện được đặt các khí cụ, các thiết bị bảo vệ máy phát, các thiết bị kiểm tra điện trở cách điện, áptomat lấy điện bờ. - SNP1 ( NO.1 GENERATOR PANEL ). + SL11 (white) : Đèn báo máy phát NO.1 đang hoạt động. + SL12 (green) : Đèn báo máy phát NO.1 đang hoạt động trên lưới. + SL13 (red) : Đèn báo máy phát NO.1 chưa đóng lên lưới. + SL14 (oragne) : Đèn báo đèn báo máy phát NO.1 đang sấy . + A11 : Đồng hồ đo dòng điện máy phát NO.1. + PF11 : Đồng hồ đo cosφ máy phát NO.1. + V11 : Đồng hồ đo điện áp các pha máy phát NO.1. + SH11 : Công tắc mạch sấy máy phát NO.1. Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + AS11 : Công tắc chuyển mạch để đo dòng các pha máy phát NO.1. + VS11 : Công tắc chuyển mạch điện áp các pha máy phát NO.1. + ACB1 : Aptômát chính của máy phát NO.1. + PB11 : ACB ABN trip reset. + VR1 : Biến trở điều chỉnh điện áp máy phát NO.1. + RHM : Đếm thời gian công tác . - SNP2 ( NO.2 GENERATOR PANEL ). + SL21 (white) : Đèn báo máy phát NO.2 đang hoạt động. + SL22 (green) : Đèn báo máy phát NO.2 đang hoạt động trên lưới. + SL23 (red) : Đèn báo máy phát NO.2 chưa đóng lên lưới. + SL24 (oragne) : Đèn báo đèn báo máy phát NO.2 đang sấy . + A21 : Đồng hồ đo dòng điện máy phát NO.2. + PF21 : Đồng hồ đo cosφ máy phát NO.2. + V21 : Đồng hồ đo điện áp các pha máy phát NO.2. + SH21 : Công tắc mạch sấy máy phát NO.2. + AS21 : Công tắc chuyển mạch để đo dòng các pha máy phát NO.2. + VS21 : Công tắc chuyển mạch điện áp các pha máy phát NO.2. + ACB2 : Aptômát chính của máy phát NO.2. + PB21 : ACB ABN trip reset. + VR2 : Biến trở điều chỉnh điện áp máy phát số NO.2. + RHM : Đếm thời gian công tác . - SNP3 ( NO.3 GENERATOR PANEL ). + SL31 (white) : Đèn báo máy phát NO.3 đang hoạt động. + SL32 (green) : Đèn báo máy phát NO.3 đang hoạt động trên lưới. + SL33 (red) : Đèn báo máy phát NO.3 chưa đóng lên lưới. + SL34 (oragne) : Đèn báo đèn báo máy phát NO.3 đang sấy . + A31 : Đồng hồ đo dòng điện máy phát NO.3. + PF31 : Đồng hồ đo cosφ máy phát NO.3. + V31 : Đồng hồ đo điện áp các pha máy phát NO.3. + SH31 : Công tắc mạch sấy máy phát NO.3. + AS31 : Công tắc chuyển mạch để đo dòng các pha máy phát NO.3. + VS31 : Công tắc chuyển mạch điện áp các pha máy phát NO.3. + ACB3 : Aptômát chính của máy phát NO.3. + PB31 : ACB ABN trip reset. + VR3 : Biến trở điều chỉnh điện áp máy phát số NO.3. + RHM : Đếm thời gian công tác . - SNP4 ( NO.4 GENERATOR PANEL ). + SL41 (white) : Đèn báo máy phát NO.4 đang hoạt động. + SL42 (green) : Đèn báo máy phát NO.4 đang hoạt động trên lưới. + SL43 (red) : Đèn báo máy phát NO.4 chưa đóng lên lưới. Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + SL44 (oragne) : Đèn báo đèn báo máy phát NO.4 đang sấy . + A41 : Đồng hồ đo dòng điện máy phát NO.4. + PF41 : Đồng hồ đo cosφ máy phát NO.4. + V41 : Đồng hồ đo điện áp các pha máy phát NO.4. + SH41 : Công tắc mạch sấy máy phát NO.4. + AS41 : Công tắc chuyển mạch để đo dòng các pha máy phát NO.4. + VS41 : Công tắc chuyển mạch điện áp các pha máy phát NO.4. + ACB4 : Aptômát chính của máy phát NO.4. + PB41 : ACB ABN trip reset. + VR4 : Biến trở điều chỉnh điện áp máy phát số NO.4. + RHM : Đếm thời gian công tác . - SNP7 ( SHAFT GENERATOR ). + SL71 (white) : Đèn báo máy phát đồng trục đang hoạt động. + SL72 (green) : Đèn báo máy phát đồng trục đang hoạt động trên lưới. + SL73 (red) : Đèn báo máy phát đồng trục chưa đóng lên lưới. + SL74 (oragne) : Đèn báo đèn báo máy phát đồng trục đang sấy . + A71 : Đồng hồ đo dòng điện máy phát đồng trục. + PF71 : Đồng hồ đo cosφ máy phát đồng trục. + V71 : Đồng hồ đo điện áp các pha máy phát đồng trục. + SH71 : Công tắc mạch sấy máy phát đồng trục. + AS71 : Công tắc chuyển mạch để đo dòng các pha máy phát đồng trục. + VS71 : Công tắc chuyển mạch điện áp các pha máy phát đồng trục. + ACB7 : Aptomat chính của máy phát đồng trục. + PB71 : ACB ABN trip reset. + VR7 : Biến trở điều chỉnh điện áp máy phát số đồng trục. + RHM : Đếm thời gian công tác . - SNP6 ( BUS- TIE PANEL). + SL63 : Đèn báo Aptomat đóng . + SL62 : Đèn báo Aptomat đóng . + ACB5 : Aptomat điều kiển bus . - SNP5 (SYNCHRO PANEL). + SYS : Công tắc chuyển mạch chọn máy phát định hoà. + SY : Đồng bộ kế. + SYL : 3 đèn kiểm tra điều kiện hoà(hệ thống đèn quay). + FF : Tần số kế ( loại kép ) . + FM : Tần số kế máy phát số 2 . + W11 : Đồng hồ đo công suất máy phát 1. + W21 : Đồng hồ đo công suất máy phát 2. Sinh viên : Trịnh Văn Trường Lớp : DTT 47 ĐH1 10 . điện tàu thuỷ chuẩn bị cho đợt nhận và chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp,nhằm nâng cao và hoàn thiện những kiến thức cả về lý thuyết và thực tế quản lý chuyên. em được thực tập tại Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng nhằm nâng cao tầm hiểu biết về thực tế thông qua các nội dung thực tập. Sinh viên : Trịnh

Ngày đăng: 17/12/2013, 18:50

Hình ảnh liên quan

1.1.1. Bảng điện chớnh ( MAIN SWITCH BOARD ). - Báo cáo thực tập tại CÔng ty Đóng tàu Bạch Đằng

1.1.1..

Bảng điện chớnh ( MAIN SWITCH BOARD ) Xem tại trang 8 của tài liệu.
+ GSL 10,20,30,40 :Bảng đốn tớn hiệu mỏy phỏt No.1, No.2, No.3, No.4,. - Báo cáo thực tập tại CÔng ty Đóng tàu Bạch Đằng

10.

20,30,40 :Bảng đốn tớn hiệu mỏy phỏt No.1, No.2, No.3, No.4, Xem tại trang 11 của tài liệu.
C P: bảng điều khiển - Báo cáo thực tập tại CÔng ty Đóng tàu Bạch Đằng

b.

ảng điều khiển Xem tại trang 31 của tài liệu.
+ HAP -33 ALARM PANEL: đõy là bảng bỏo động cho 2 mỏy lỏi. - Báo cáo thực tập tại CÔng ty Đóng tàu Bạch Đằng

33.

ALARM PANEL: đõy là bảng bỏo động cho 2 mỏy lỏi Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan