ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN NỢ

28 1.1K 8
ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN NỢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại các ngân hàng

Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN NỢ (NHÓM PHẢN BIỆN) LỚP: K17TC6 GVHD: NGUYỄN QUỐC ANH TP HỒ CHÍ MINH, 18/10/2013 1 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh 2 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế.Nhu cầu vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong thời buổi kinh tế hiện nay và nhiều năm tới của đất nước ta.Để duy trì thành quả đã đạt được của nền kinh tế qua bao năm đổi mới, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới thì vốn là nhu cầu hàng đầu.Câu hỏi cấp thiết hiện nay là làm sao để có vốn? Tựu chung lại có hai loại nguổn vốn để thu hút: vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó vốn trong nước đóng vai trò chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú vừa chủ động nằm trong tầm tay. Nguồn vốn trong nước vừa là tiền đề vừa là điều kiện để huy động các nguồn vốn từ nước ngoài.Nguồn vốn nước ngoài sẽ thiếu hiệu quả khi thiếu nguồn vốn trong nước. Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lợi đã mở ra những khả năng to lớn để huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn ở trong nước được xem là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn đầu tư trong các ngân hàng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trò chủ chốt trong các nguồn vốn trong các nghành nghề kinh doanh khác trong cả nước. Qua nghiên cứu thực tế và với kiến thức đã tích lũy được trong thời gian qua, nhóm em đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn đầu tư trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm em chọn đề tài: “Thực trạng huy động vốn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam”. 3 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh MỤC LỤC PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm: Tài sản nợ là phần còn lại của tài sản sau khi đã loại trừ vốn của ngân hàng. Tài sản nợ = Tổng tài sản – Vốn chủ sỡ hữu. Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng,với nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cấp tín dụng cho khách hàng. Với nhiệm vụ đó, tài sản chủ yếu trong ngân hàng thương mại là tài sản nợ, đó là tài sản của khách hàng, của các chủ sở hữu là các tổ chức cá nhân mà ngân hàng đang quản lý và sử dụng. II. Thành phần: 1. Huy động vốn bao gồm: a. Nguồn tiền gửi Tiền gửi là tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm mà người gửi yêu cầu (đối với các loại tiền gửi không kỳ hạn) hoặc vào ngày đáo hạn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn. Các khái niệm về tiền gửi theo qui định pháp lý nêu trên có mối liênquan mật thiết với tài khoản của khách hàng tại ngân hàng). Người gửi có thể lựa chọn một hoặc nhiều sản phẩm tiền gửi và có thể làm cho tài sản bằng tiền sản sinh ra lãi theo các dự đoán của mình. Xã hội ngày nay phát triển rất nhanh, các sản phẩm tiền gửi ngày càng phong phú, phức tạp.Vì thế không thể phân định một cách chính xác từng nhóm tiền gửi riêng biệt. Song về mặt kỹ thuật ngân hàng, các khoản tiền gửi có thể phân loại theo các tiêu chuẩn sau đây: • Tiền gửi không kỳ hạn: 4 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh Là các loại tiền gửi không hoàn toàn theo quy tắc khả dụng, nghĩa là người gửi có quyền rút tiền vào bất cứ lúc nào họ muốn. Ngân hàng sẽ sắp xếp loại tiền gửi này vào nhóm tiền gửi không kỳ hạn, nghĩa là các khoản gửi với thời gian không xác định. Người vừa mới gửi tiền sáng nay nếu cần có thể rút ra ngay vào buổi chiều cùng ngày. Nếu không có nhu cầu sử dụng người gửi có thể để một tháng hoặc một năm sau mới rút ra . Tính bất định về thời gian gửi, cùng với địa điểm có thể rút ra bất cứ lúc nào cần đã làm cho loại tiền gửi này còn có tên gọi theo tiếng Anh là tiền gửi theo yêu cầu (demand deposits). Tiền gửi không kỳ hạn vào mỗi thời điểm trong các tài khoản không kỳ hạn của các NHTM tạo khả năng có thể viết séc để chi tiền hoặc chuyển nhượng khi cần. Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi với tên khác là tiền trong tài khoản séc (checking accounts). Đối với loại tiền gửi này khách hàng không có ý định để dành và cũng không chú trọng đến tiền lãi. Khách hàng chỉ muốn đổi hình thức tiền tệ này bằng một hình thức tiền tệ và thích thanh toán bằng các phương thức không dùng tiền mặt hơn là bằng tiền mặt.Ở Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn được hiểu là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thực hiện theo yêu cầu này. • Tiền gửi vãng lai: Là một khoản tiền gửi được giữ ở ngân hàng hay các tổ chức tài chính không vì mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm mà để đảm bảo việc thanh toán, giao dịch giữa chủ tài khoản với các cá nhân, tổ chức kinh tế khác diễn ra thuận lợi, an toàn, nhanh chóng. Khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào. Vì tiền luôn có sẵn theo nhu cầu trong tài khoản giao dịch nên tài khoản này còn gọi là tài khoản vãng lai hoặc tài khoản theo yêu cầu. • . Tiền gửi tiết kiệm : Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên sổ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. • d. Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất của khoản tiền gửi. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn, 5 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Chính vì lý do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính của việc gửi tiền vào ngân hàng là tiền lãi. Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, tức là khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại. • Tiền gửi của tổ chức tín dụng: b. Phát hành chứng từ có giá: • Phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc Kỳ phiếu Ngân hàng Để huy động vốn ngắn hạn các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. • Phát hành trái phiếu ngân hàng Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3, 5 hay 10 năm) các ngân hàng thương mại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội. Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng 3 hình thức là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ. Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũng khá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể bán lại trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà thôi. Do vậy, nguồn vốn này chủ yếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn. III. Vay vốn bao gồm 1. Các khoản nợ chính phủ và NHNN: TÌM HIỂU 2.Vay các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng 6 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước. III Tài sản nợ khác Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác. Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C). Các khoảnnợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…cũng góp phần làm tăng nguồn huy động trong công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. IV. Vai trò của tài sản nợ: PHẦN II ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng: Các tỷ lệ khoản mục tài sản nợ trên tỗng nguồn vốn của một số ngân hàng Vốn huy động Tổng nguồn vốn Tỉ lệ trên tổng nguồn vốn Vốn vay Tỉ lệ trên tổng nguồn vốn Tài sản nợ khác Tỉ lệ trên tổng nguồn vốn SACOMBANK 116,369,90 7 152,118,525 76.50% 3,595,86 6 2.36% 18,454,00 2 12.13 % VIETCOMBA 303,405,99 414,475,073 73.20% 41,908,92 10.11 27,455,17 6.62% 7 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh NK 3 7 % 5 ACB 154,734,69 5 176,307,607 87.76% 2,336,12 4 1.33% 4,499,54 8 2.55% Qua bảng phân tích tỉ trọng có thể thấy rằng: trong tổng nguồn vốn của 3 ngân hàng trên thì nguốn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thế như sau: NH sacombank 76,50%, NH vietcombank 73,20%, NH ACB 87,76%. Qua đây có thể khẳng định rằng vốn huy động là nguồn vốn chủ chốt , đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Bởi NHTM là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Dù dưới bất kỳ hình thức nào các NHTM luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, công cụ cần thiết mà các ngân hàng phải có là vốn. Tuy nhiên một ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay. Ngược lại, một ngân hàng với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp ngân hàng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả. Vậy vốn là cơ sở để ngân hàng tạo ra thế chủ động trong kinh doanh. là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác,quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính.Vốn quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. I. Hoạt động huy động vốn 1. Khái niệm và vai trò của huy động huy động vốn 1.1. Khái niệm Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ nhu cầukinh doanh của mình nên nguồn vốn được xem như một khoản nở của ngân hàng. 1.2. Vai trò 8 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh Hoạt động huy đông vốn có một vai trò rất quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng và xã hội. a. Đối với ngân hàng Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, do vậy hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Có thể nói, hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của NHTM. b. Đối với khách hàng Hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, hoạt động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất giữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. c. Đối với xã hội Quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội.Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế cho từng vùng.Điều hòa vốn giữa khách hàng có vốn và những khách hàng thiếu vốn. Bảng: Tỷ trọng các nguồn huy động trên tổng nguồn vốn huy động Tiền gửi của các tỗ chức tín dụng Vốnhuy động Tỉ trọngtrê n vốn HĐ Tiền gửi của khách hàng Tỉ trọng tiền gửi KH trên vốn hđ Phát hành giấy tờ có giá Tỉ trọng phát hành GTCG trên vốn HĐ SACOMBANK 28,920, 040 116,369,9 07 24.85% 107,458,69 8 92.34% 7,776, 549 6.68% VIETCOMBA NK 16,963, 858 303,405,9 93 5.59% 284,414,56 8 93.74% 2,027, 567 0.67% 9 Quản trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: Nguyễn Quốc Anh ACB 4,804,6 99 154,734,6 95 3.11% 125,233,59 5 80.93% 20,201, 212 13.06% PHÂN TÍCH Biểu đồ PHÂN TÍCH V. Vay vốn bao gồm 1. Các khoản nợ chính phủ và NHNN: TÌM HIỂU 2.Vay các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước. Bảng: Tỷ trọng các khoản vay trên tổng vốn vay 10

Ngày đăng: 16/12/2013, 16:04

Hình ảnh liên quan

Bằng các hình thức huy động vốn của mình, các ngân hàng thương mại nước ta đã huy động được số lượng vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng - ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN NỢ

ng.

các hình thức huy động vốn của mình, các ngân hàng thương mại nước ta đã huy động được số lượng vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan