Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

14 973 13
Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập hướng dẫn thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 1 BÀI 1. KHẢO SÁT CỔNG LOGIC FLIP-FLOP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Khảo sát các cổng logic cơ bản dùng các vi mạch tích hợp TTL CMOS, khảo sát hoạt động của các FLIP-FLOP, thực hiện một số mạch điều khiển đơn giản: mạch điều khiển bus dữ liệu, mạch chia tần số sử dụng JKFF, DFF… Để hoàn thành bài thí nghiệm này sinh viên cần nắm vững lý thuyết đã được học trong giáo trình Kỹ Thuật Số về đại số Boole, các cổng logic Flip-Flop. II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Các cổng logic cơ bản Có các loại cổng logic cơ bản sau đây: BUFFER, NOT, AND, OR, NAND, NOR, XOR XNOR. a. Cổng BUFFER (cổng Đệm): Bảng trạng thái y x 11 0 0 y x Phương trình toán học: y = x Cổng đệm, hay còn gọi là cổng không đảo, thường được sử dụng trong mạch số với vai trò phối hợp trở kháng, cách ly nâng dòng cấp cho tải. b. Cổng NOT (cổng Đảo): y x 10 1 0 y x Phương trình toán học: y = x Cổng đảo đóng vai trò như cổng đệm, nhưng ở đây là đệm đảo, bởi tín hiệu ngõ ra ngược mức logic với tín hiệu ngõ vào. c. Cổng AND (cổng Và) Cổng AND thực hiện phép toán nhân logic các tín hiệu ngõ vào. Cổng AND 2 ngõ vào thực hiện phép toán nhân logic 2 tín hiệu ngõ vào với phương trình toán học như sau: y = x 1 .x 2 Bài 1 – Digital Logic Fundamentals Trang 2 x 1 x 2 y 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 x 2 y x 1 d. Cổng OR (cổng Hoặc) y x 2 x 1 y x 2 x 1 Ký hiệu Châu Âu Ký hiệu theo Mỹ, Nhật, Úc Cổng OR thực hiện phép toán cộng logic 2 tín hiệu vào, với phương trình toán học như sau: y = x 1 + x 2 e. Cổng NAND (cổng VÀ-KHÔNG) x 1 x 2 y 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 x 1 y x 2 x 2 y x 1 Phương trình toán học: y = 2121 xxxx += f. Cổng NOR (cổng HOẶC-KHÔNG) y x n x 1 x 1 x 2 y 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 Phương trình toán học: y = 2 . 12 1 xxxx =+ g. Cổng XOR (eXclusive-OR) Đây là cổng thực hiện so sánh xem 2 tín hiệu vào có khác nhau hay không: nếu 2 tín hiệu vào là khác nhau cổng cho mức logic 1 ở ngõ ra ngược lại. Phương trình toán học bảng trạng thái của cổng XOR như sau: Tập hướng dẫn thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 3 y XOR = x 1 2 x + 1 x .x 2 = x 1 ⊕ x 2 x 1 x 2 y 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 0 x 2 x 1 y h. Cổng XNOR (eXclusive-OR) Đây là cổng thực hiện việc so sánh xem 2 tín hiệu vào có giống nhau hay không? Nếu 2 tín hiệu vào là giống nhau cổng cho mức logic 1 ở ngõ ra. Về mặt chức năng cổng XNOR bao gồm một cổng XOR mắc nối tầng với một cổng NOT. Phương trình toán học bảng trạng thái hoạt động của cổng XNOR: y = 212121 xxxxxx ⊕=+ x 1 x 2 y 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 1 1 x 2 x 1 y 2. Đặc tính của các vi mạch TTL CMOS a. Họ TTL (Transistor-Transistor-Logic) Trên hình vẽ là cấu tạo của cổng NAND 2 ngõ vào họ TTL: y Vcc D1 x2 x1 R5 R4 R3 R2 R1 Q4 Q3 Q2 Q1 Khi ngõ ra có mức logic 1 (mức cao – HIGH): Q 4 dẫn bão hòa Q 3 tắt, cổng cấp dòng ra, dòng ngõ ra lúc này gọi là dòng ngõ ra mức cao I OH , điện áp của ngõ ra y lúc này có giá trị V OH gọi là điện áp ngõ ra mức cao. Khi ngõ ra có mức logic 0 (mức thấp – LOW): Q 3 dẫn bão hòa Q 4 tắt, cổng hút dòng vào, dòng ngõ ra lúc này gọi là dòng ngõ ra mức thấp I OL , điện áp của ngõ ra y lúc này có giá trị V OL gọi là điện áp ngõ ra mức thấp. Bài 1 – Digital Logic Fundamentals Trang 4 Nguồn cung cấp của các vi mạch họ TTL là nguồn +5V DC. Họ TTL thuộc họ logic dương. Một cách lý tưởng mức logic 1 sẽ tương ứng với giá trị điện áp 5V, mức logic 0 tương ứng giá trị điện áp 0V. Thực tế giá trị điện áp các mức ‘1’ ‘0’ thay đổi trong một dải điện áp cho phép, có thể được biểu diễn trên hình vẽ sau: Dải điện áp ra Dải điện áp vào V NH V NL 5V 0V V IH (min) ( 2.0 V) ( 0.8 V) V IL (max) ( 0.4 V) V OL (max) V OH (min) ( 2.4 V) Điện áp Logic 0 Logic 1 Dải không xác định Logic 0 Logic 1 Dải không cho phép Từ hình vẽ này ta thấy: mức điện áp logic 0 cho phép ở ngõ vào thay đổi từ 0(V) đến 0.8 (V) , mức điện áp logic 1 ở ngõ vào thay đổi từ 2.0(V) đến 5(V) . Các giá trị điện áp lề nhiễu: • V NH = 0.4 (V) : điện áp lề nhiễu mức cao (high-state noise margin). • V NL = 0.4 (V) : điện áp lề nhiễu mức thấp (low-state noise margin). Về cấu tạo ngõ ra có 3 loại ngõ ra khác nhau là: ngõ ra cột chạm (totem-pole), ngõ ra cực thu hở (open-collector) ngõ ba trạng thái (three-state). Đối với ngõ ra cột chạm tuyệt đối không được nối chung ngõ ra của các cổng lại với nhau có thể gây nên hiện tượng quá dòng làm hỏng cổng. Đối với ngõ ra cực thu để hở khi sử dụng cần mắc thêm một điện trở từ ngõ ra của cổng kéo lên nguồn để đảm bảo mức 1, giá trị điện trở khoảng từ vài trăm Ohm đến vài k Ω . Ngõ ra cực thu để hở có thể nối chung các ngõ ra lại với nhau khi nối chung như vậy có thể tạo ra các cổng logic mới. Đối với các cổng ngõ ra 3 trạng thái có thể được ứng dụng để chế tạo các bus đệm dữ liệu 2 chiều, được ứng dụng rất nhiều trong các hệ vi xử lý vi điều khiển. Họ TTL các ngõ vào để trống tương đương mức logic 1. Các ngõ ra không dùng đến của vi mạch TTL có thể nối đất hoặc nối lên nguồn thông qua điện trở có giá trị khoảng vài k Ω . Họ vi mạch TTL được ký hiệu: 74xxx, 54xxx. b. Họ CMOS (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor) So với họ TTL, các vi mạch cổng họ CMOS có nhiều đặc tính ưu điểm hơn đó là: • Công suất tiêu tán thấp hơn. • Điện áp làm việc cho phép thay đổi rộng hơn từ 3V đến 15V, cực đại là 18V. • Độ miễn nhiễu tốt hơn, khả năng chống nhiễu phụ thuộc vào nguồn cung cấp. • DC Fanout > 50. Đối với họ CMOS điện áp càng cao thì tốc độ hoạt động càng nhanh, nghĩa là thời gian trễ càng nhỏ. Thời gian trễ gia tăng khi nhiệt độ tăng giá trị điện dung tải tăng. Tập hướng dẫn thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 5 Khả năng chống nhiễu của CMOS rất tốt. Giá trị điện áp lề nhiễu tỉ lệ thuận với điện áp nguồn cung cấp V DD , thường khoảng 30%V DD . Các giá trị điện áp ngõ vào ngõ ra của một vi mạch CMOS tiêu biểu (họ 40xx) như sau: • V OL (max) = 0 (V) • V OH (min) = V DD • V IL (max) = 30%V DD • V IH (min) = 70%V DD Với điện áp cấp V DD = +5V, CMOS vẫn làm việc bình thường với sự mất ổn định của điện áp cung cấp hay điện áp nhiễu đến 1V. Cấu tạo ngõ ra của vi mạch CMOS cũng gồm 3 dạng tương tự họ TTL: ngõ ra cột chạm (totem- pole), ngõ ra cực thu để hở (open-collector) ngõ ra 3 trạng thái (three-state). Các lưu ý khi sử dụng 3 loại ngõ ra này hoàn toàn giống như đối với họ TTL. c. Đặc tính truyền đạt của họ TTL CMOS Hàm số chuyển Vo = f(Vi) (đặc tính truyền đạt) của các mạch đảo ở 2 họ logic TTL CMOS có thể cho trên hình vẽ sau: 5 V 2.5 V 3 V 1.2 V 1.5 1.6 V Vi Vo Vi Vo TTL phân cực V CC = +5V CMOS phân cực V DD = +5V Từ đặc tính này cho thấy mức điện áp ngưỡng của họ TTL khoảng 1.5 ÷ 1.6 (V), trong khi mức điện áp ngưỡng của họ CMOS cao hơn xấp xỉ bằng V DD /2. Chứng tỏ rằng đặc tính chuyển của CMOS tốt hơn so với TTL, cũng như khả năng chống nhiễu của CMOS cũng tốt hơn. d. Giao tiếp giữa CMOS TTL: Với điện áp nguồn cung cấp +5V họ CMOS giao tiếp trực tiếp với TTL, do tổng trở vào của CMOS rất lớn nên cổng TTL có thể tải vô số cổng CMOS mà không làm mất Fanout. Tuy nhiên do điện áp mức logic 1 của cổng TTL thông thường từ 3.0V ÷ 3.5V nên cần mắc ở ngõ ra của cổng TTL một điện trở pull-up lên nguồn có giá trị khoảng từ 1k Ω ÷ 10k Ω để nâng điện áp ngõ ra mức 1 của cổng TTL lên khoảng 4.0V, đảm bảo đủ điện áp mức 1 cho ngõ vào cổng CMOS. e. Một số chú ý khi sử dụng các vi mạch CMOS: • Các vi mạch chưa dùng nên đựng trong các ống nhựa hay bọc trong giấy nhôm. • Mỏ hàn nên dùng loại hàn nhiệt, nên dùng loại nối đất. • Tránh dùng tay tiếp xúc trực tiếp với vi mạch CMOS, bàn làm việc người làm việc nên được nối đất thông qua điện trở 1M Ω . • Không nên tháo lắp IC khi đang có điện. Bài 1 – Digital Logic Fundamentals Trang 6 • Những ngõ vào không dùng đến nên được nối lên nguồn V DD hay nối đất thông qua điện trở 1M Ω . Tuyệt đối không được để hở bất kỳ một ngõ vào nào của vi mạch CMOS . • Đối với các ngõ vào nhận tín hiệu từ ngõ ra của các vi mạch khác nên mắc thêm 1 điện trở 1M Ω từ ngõ vào xuống đất để đảm bảo MOSFET không bị tự kích dẫn khi ngõ ra nguồn tín hiệu hở mạch tạo đường xả nhanh cho các điện tích trong vùng cổng G. • Ổn áp lọc thật sạch nguồn điện áp V DD cung cấp cho IC. 3. Flip-Flop FLIP-FLOP (FF) là mạch dao động đa hài hai trạng thái bền, được xây dựng trên cơ sở các cổng logic hoạt động theo một bảng trạng thái cho trước. Xét về tín hiệu điều khiển có thể chia các thành 2 loại là: FF không đồng bộ (không có tín hiệu điều khiển đồng bộ Ck) FF đồng bộ (có tín hiệu Ck). Thực tế các FF được sử dụng thường là FF đồng bộ. Tín hiệu đồng bộ Ck có thể kích khởi theo mức hay theo sườn của tín hiệu. Nếu kích khởi theo sườn tín hiệu ta có: FF được kích khởi theo sườn lên của tín hiệu Ck FF được kích khởi theo sườn xuống của tín hiệu Ck (gọi tắt là sườn lên sườn xuống, hoặc sườn trước sườn sau). Xét về chức năng có thể phân chia các FF thành 4 loại sau đây: a. RSFF (Set-Reset Flip-Flop) Đây là loại FF có khả năng thiết lập ngõ ra (Set), xóa ngõ ra (Reset) duy trì trạng thái ngõ ra trước đó, với bảng trạng thái hoạt động phương trình logic như sau: S n R n Q n+1 Hoạt động 0 0 Q n Giữ nguyên trạng thái 0 1 0 Xóa 1 0 1 Thiết lập 1 1 X Trạng thái cấm S Q Ck R Q n Q n R n S 1n Q += + SR = 0 b. TFF (Toggle Flip-Flop) Q Q 0 1 T n Q n n Q n+1 T Q Ck Phương trình logic: nn1n QTQ ⊕= + Khi ngõ vào T = 1 có tác dụng lật trạng thái ngõ ra trước đó, khi T = 0 duy trì trạng thái ngõ ra trước đó. Tập hướng dẫn thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 7 c. DFF (Delay Flip-Flop) Đây là loại FF có chức năng làm trễ tín hiệu vào 1 nhịp xung đồng bộ, với phương trình logic mô tả hoạt động như sau: Q n+1 = D n Bảng trạng thái D Q Ck Q Q n+1 D n 0 1 0 1 d. JKFF J Q Ck K Q J K Q n+1 Hoạt động 0 0 1 1 0 1 0 1 Q n 0 1 Q n Giữ nguyên trạng thái Xóa ngõ ra Thiết lập ngõ ra Đảo trạng thái Phương trình logic của JKFF: Q n+1 = J n nnn .QKQ + III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM • 1 FACET Base Unit. (Đế lắp mạch thí nghiệm). • 1 Digital Logic Fundamental circuit board (Board mạch thí nghiệm). • 1 VOM. • 1 Dao động ký. • Các dây nối các connector. IV. CÁC THÍ NGHIỆM 1. Các cổng logic cơ bản Mục đích bài thí nghiệm: nhằm kiểm tra hoạt động của các cổng logic cơ bản AND, NAND, OR, NOR, XOR, XNOR được thực hiện bằng các vi mạch cổng TTL. Các khối được sử dụng trên board mạch: AND/NAND , OR/NOR , XOR/XNOR , CLOCK , INPUT SIGNALS . Các vi mạch được sử dụng thực hiện các khối trên:  74LS00: 04 cổng NAND 2 ngõ vào  74LS02: 04 cổng NOR 2 ngõ vào  74LS04: 06 cổng NOT (Inverter)  74LS136: 04 cổng XOR a. Kiểm tra nguồn cung cấp cho các vi mạch: • Lắp board TN vào đế, bật công tắc nguồn (đèn LED chỉ thị nguồn sáng báo +5V). • Dùng VOM đo nguồn cung cấp cho các vi mạch (đo chân 14 chân 16 của các IC), giá trị điện áp nguồn cung cấp là: Vcc = . (V) Bài 1 – Digital Logic Fundamentals Trang 8 b. Kiểm tra nguồn xung Clock các tín hiệu Input A, B: • Dùng VOM đo giá trị điện áp ra của nguồn xung clock là: V 1 = . • Dùng VOM đo giá trị điện áp tại chân số 3 của IC NE555, giá trị đo được V 2 = , so sánh giá trị V 2 V 1 có kết luận gì ? IC NE555 thực hiện vai trò là mạch dao động gì? • Quan sát hình dạng của xung clock bằng cách sử dụng kênh 1 (kênh X) của dao động ký. Từ dạng sóng quan sát được trên dao động ký hãy xác định chu kỳ tần số dao động của xung clock: Thời gian có xung: T ON = Thời gian không có xung: T OFF = Chu kỳ dao động: T = T ON + T OFF = . Tần số dao động: f = 1/T = • Sử dụng thêm kênh 2 (kênh Y) của dao động ký quan sát dạng sóng tại chân số 6 của IC NE555 để hiểu rõ về quá trình nạp xả của tụ điện C. Hãy giải thích vì sao điện áp nạp của tụ không tăng tuyến tính? Nếu muốn tạo ra điện áp nạp tuyến tính (điện áp có dạng tam giác) phải cải tiến mạch dao động này như thế nào? • Hãy tính giá trị điện áp trung bình của nguồn xung clock theo công thức: === ∫ CC ON T TB V T T dttv T V 0 )( 1 (V) • So sánh giá trị điện áp trung bình V TB với giá trị điện áp đo được khi sử dụng VOM ? Hãy giải thích kết quả ? • Kiểm tra mức logic ‘0’ ‘1’ của các ngõ vào input A, B bằng cách sử dụng VOM hoàn thành bảng sau: Điện áp đo được bằng VOM Mức Logic Input A Input B Logic 0 Logic 1 c. Kiểm tra bảng chân trị của các cổng logic: Sử dụng các dây nối, các connector lần lượt cấp tín hiệu logic ‘0’ ‘1’ cho các đầu vào A B của các cổng logic AND. Dùng các công tắc thay đổi mức logic ở các ngõ vào A, B. Quan sát trạng thái đèn LED tại ngõ ra của cổng AND dùng VOM đo điện áp ngõ ra tương ứng cho mỗi trường hợp để kiểm tra lại bảng chân trị (bảng trạng thái) của cổng AND. Ứng với mỗi trường hợp của tổ hợp 2 biến A, B ghi kết quả đo được vào bảng sau: Bảng chân trị cổng AND: A B Y = A.B Điện áp V Y 0 0 0 1 1 0 1 1 Tiến hành tương tự cho các cổng logic khác: NAND, OR, NAND, NOR, XOR, XNOR hoàn thành các bảng chân trị tương ứng sau đây: Tập hướng dẫn thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 9 Bảng chân trị cổng NAND A B Y Điện áp V Y 0 0 0 1 1 0 1 1 Bảng chân trị cổng OR A B Y Điện áp V Y 0 0 0 1 1 0 1 1 Bảng chân trị cổng NOR A B Y Điện áp V Y 0 0 0 1 1 0 1 1 Bảng chân trị cổng XOR A B Y Điện áp V Y 0 0 0 1 1 0 1 1 Bảng chân trị cổng XNOR A B Y Điện áp V Y 0 0 0 1 1 0 1 1 d. Sử dụng cổng AND NAND để đóng/mở tín hiệu: Thực hiện mạch sau đây để kiểm tra khả năng đóng mở tín hiệu của cổng AND NAND, với: • ngõ vào A đóng vai trò là ngõ vào điều khiển (control) • ngõ vào B đóng vai trò là ngõ vào dữ liệu (data), nhận tín hiệu xung vuông từ khối tạo dao động CLOCK. Lần lượt thay đổi vị trí của công tắc A để thay đổi mức logic của ngõ vào tín hiệu điều khiển A quan sát các tín hiệu ngõ ra: Y 1 của cổng AND, Y 2 của cổng NAND bằng cách sử dụng 2 kênh vào của dao động ký. Từ dạng sóng quan sát được trên dao động ký hãy cho biết: Bài 1 – Digital Logic Fundamentals Trang 10 • Cổng AND NAND cho tín hiệu đi qua khi ngõ vào : A = . • Cổng AND NAND không cho tín hiệu đi qua khi ngõ vào: A = . • Sự khác nhau của dạng sóng ngõ ra Y 1 Y 2 khi sử dụng cổng AND NAND để đóng mở tín hiệu xung clock ? • Hãy vẽ các dạng sóng quan sát được? A NAND AND +V 5V B Y2 Y1 Nếu thời gian cho phép, tiến hành khảo sát vai trò đóng mở tín hiệu của cổng OR NOR tương tự như đã làm với cổng AND NAND ở trên. e. Sử dụng cổng XOR XNOR để đệm đảo mức tín hiệu: Thực hiện mạch sau đây: (trên khối XOR/XNOR) A XOR XNOR +V 5V B X2 X1 Trong đó: A đóng vai trò là ngõ vào điều khiển (control) B đóng vai trò là ngõ vào dữ liệu (data). Sử dụng 2 kênh của dao động ký để quan sát các tín hiệu sau: • Kênh 1 quan sát tín hiệu ngõ vào B • Kênh 2 quan sát tín hiệu ngõ ra X 1 Lần lượt thay đổi vị trí của công tắc A để thay đổi mức logic của ngõ vào tín hiệu điều khiển A quan sát các tín hiệu ngõ vào B ngõ ra X 1 . Từ dạng sóng quan sát được hãy cho biết: • Có thể dùng cổng XOR để đóng/mở tín hiệu dữ liệu được không ? . • Khi ngõ vào điều khiển A = 1 thì: X 1 = . • Khi ngõ vào điều khiển A = 0 thì: X 1 = . Từ các kết quả trên đối với cổng XOR hãy thử trả lời các câu hỏi sau khi sử dụng cổng XNOR (lưu ý không thực hiện mạch) : • Có thể dùng cổng XNOR để đóng/mở tín hiệu dữ liệu được không ? • Khi ngõ vào điều khiển A = 1 thì: X 2 = . • Khi ngõ vào điều khiển A = 0 thì: X 2 = . Hãy thực hiện mạch với cổng XNOR để kiểm chứng lại những kết luận trên. Câu hỏi: Hãy đưa ra những kết luận của bạn sau khi thực hiện 2 bài thí nghiệm d e ở trên ? [...]... đạt của cổng đảo Schmitt 74LS14 ? b Khảo sát ngõ ra cực thu để hở Thực hiện mạch thí nghiệm sau (trên khối OPEN COLLECTOR): +V Y1 A X1 X2 B Lưu ý: X1 X2 không nối nhau Y2 Tập hướng dẫn thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ • • Trang 13 Viết các biểu thức logic của Y1, Y2 theo A B ? Kiểm tra lại các biểu thức logic của Y1 Y2 bằng cách cho tín hiệu logic 0 1 vào A, B dùng VOM đo điện áp ra tại Y1 Y2,... điện áp ở ngõ vào A, điều chỉnh điện áp vào VA có giá trị nhỏ nhất (xấp xỉ 0V) tương ứng với mức logic ngõ vào A là mức logic 0 • Quan sát điện áp ngõ ra Y trên kênh 1 của dao động ký, sẽ thấy điện áp VY tương ứng mức logic 1 (xấp xỉ 5V) Giải thích vì sao? • Điều chỉnh trimmer nguồn cung cấp để tăng dần điện áp vào VA quan sát trên dao động ký cho đến khi ngõ ra Y vừa chuyển xuống mức logic 0 thì... tạo ngõ ra của cổng TTL Mục đích bài thí nghiệm: • so sánh đặc tính của cổng logic chuẩn (standard) và cổng logic loại Schmitt Trigger • khảo sát các dạng cấu tạo ngõ ra khác nhau của các cổng TTL: ngõ ra cực thu để hở (open collector output) ngõ ra 3 trạng thái (three states output) Các khối mạch được sử dụng: OPEN COLLECTOR, TRI-STATE OUTPUT Các vi mạch được sử dụng: • 7407: 06 cổng đệm cấu tạo... Các khối mạch sử dụng: D-TYPE FLIP-FLOP JK FLIP-FLOP a Khảo sát bảng trạng thái của các Flip Flop Tiến hành thí nghiệm để thực hiện các công việc sau đây: • Kiểm tra lại bảng trạng thái của DFF JKFF ? • Kiểm tra chức năng của các ngõ vào điều khiển trực tiếp CLEAR PRESET đối với cả 2 loại Flip-Flop: DFF JKFF ? b Dùng JKFF thực hiện chức năng của RSFF, TFF DFF • Vẽ các sơ đồ sử dụng JKFF... dữ liệu từ thiết bị vào CPU (Read Mode) 1 0 1 Ghi dữ liệu từ CPU ra thiết bị (Write Mode) Trên cơ sở đó hãy giải thích hoạt động của mạch điều khiển bus dữ liệu này ở 2 chế độ: • Chế độ đọc dữ liệu (Read Mode) • Chế độ ghi dữ liệu (Write Mode) Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra lại hoạt động của mạch ở các chế độ nêu trên Trong từng chế độ hoạt động hãy thử thay đổi dữ liệu đọc vào (DATA IN) dữ liệu. .. 06 cổng đảo Schmitt Trigger (Hex Schmitt Trigger Inverter) • 74LS04: 06 cổng đảo • 74LS126: 04 cổng đệm với cấu tạo ngõ ra 3 trạng thái a Đặc tính của cổng ĐẢO loại Schmitt Trigger (74LS14) Chúng ta thử quan sát điện áp tại đầu ra của cổng ĐẢO khi đặt ở đầu vào một tín hiệu xung có tần số thấp sườn của xung thay đổi rất chậm (sườn xung rất rộng), xét 2 trường hợp: cổng đảo loại chuẩn (standard) và. .. áp ra tại Y1 Y2, ghi các kết quả kiểm tra vào bảng sau: A Y1 VY1 B 0V • • 5V Hãy giải thích các kết quả điện áp đo được trong bảng ? Để cổng logic ngõ ra cực thu để hở hoạt động được cần phải có điều kiện gì? Bây giờ dùng CONNECTOR nối X1 X2 (lúc này Y1 = Y2) Thay đổi các giá trị logic ngõ vào A B, dùng VOM đo điện áp logic ngõ ra, ghi các kết quả vào bảng sau: A B 0 0 0 1 1 0 1 • VY2 0V 5V... Hãy giải thích các kết quả trên ? Mạch logic trên thực hiện hàm chức năng gì? c Khảo sát ngõ ra 3 trạng thái Thực hiện thí nghiệm trên khối TRI-STATE OUTPUT Quan sát mạch thí nghiệm trả lời các câu hỏi sau: • Nêu ý nghĩa chức năng của các ngõ vào A (INPUT) B (OUTPUT ENABLE) ? • Giải thích hoạt động của mạch ? Từ đó cho biết ý nghĩa của các ký hiệu SOURCE SINK được in bên cạnh các Transistor... áp ngõ vào VA đo được bằng VOM chính là điện áp VUTP, có giá trị là: VUTP = (V) • Tiếp tục tăng điện áp vào VA, ngõ ra Y có thay đổi mức logic không? Vì sao? Giá trị điện áp ngõ ra lúc này bằng bao nhiêu? VOL = (V) • Tiếp tục xác định mức ngưỡng thấp VLTP bằng cách giảm điện áp ngõ vào VA cho đến khi ngõ ra Y chuyển từ mức logic 0 lên mức logic 1 thì dừng lại, đo các giá trị điện áp VY VLTP... bằng các công tắc S2 S1 để thấy được vai trò của các cổng đệm có cấu tạo ngõ ra 3 trạng thái Cho biết nhiệm vụ của cổng ĐẢO trong mạch điều khiển BUS này ? 4 Khảo sát hoạt động của các Flip-Flop Bài thí nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra lại hoạt động của các Flip Flop thông dụng (DFF, JKFF), sau đó thực hiện một số chuyển đổi qua lại giữa các loại FF, cuối cùng ứng dụng JKFF DFF thực hiện các . Trang 1 BÀI 1. KHẢO SÁT CỔNG LOGIC VÀ FLIP-FLOP I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU Khảo sát các cổng logic cơ bản dùng các vi mạch tích hợp TTL và CMOS, khảo sát hoạt động. ra ngược mức logic với tín hiệu ngõ vào. c. Cổng AND (cổng Và) Cổng AND thực hiện phép toán nhân logic các tín hiệu ngõ vào. Cổng AND 2 ngõ vào thực hiện

Ngày đăng: 16/12/2013, 02:15

Hình ảnh liên quan

Ph ương trình toán học và bảng trạng thái của cổng XOR như sau: - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

h.

ương trình toán học và bảng trạng thái của cổng XOR như sau: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Ph ương trình toán học và bảng trạng thái hoạt động của cổng XNOR: y = x 1x2+x1x2=x1⊕x2 - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

h.

ương trình toán học và bảng trạng thái hoạt động của cổng XNOR: y = x 1x2+x1x2=x1⊕x2 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Từ hình vẽ này ta thấy: mức điện áp logic cho phép ở ngõ vào thay đổi từ 0(V) đến 0.8 (V), mức điện áp logic 1 ở ngõ vào thay đổi từ 2.0(V) đến 5(V) - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

h.

ình vẽ này ta thấy: mức điện áp logic cho phép ở ngõ vào thay đổi từ 0(V) đến 0.8 (V), mức điện áp logic 1 ở ngõ vào thay đổi từ 2.0(V) đến 5(V) Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng trạng thái - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

Bảng tr.

ạng thái Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng chân trị cổng NAND - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

Bảng ch.

ân trị cổng NAND Xem tại trang 9 của tài liệu.
• Lắp mạch thí nghiệm như hình vẽ. - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

p.

mạch thí nghiệm như hình vẽ Xem tại trang 12 của tài liệu.
ngõ và oA và B, dùng VOM đo điện áp logic ngõ ra, ghi các kết quả vào bảng sau: - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

ng.

õ và oA và B, dùng VOM đo điện áp logic ngõ ra, ghi các kết quả vào bảng sau: Xem tại trang 13 của tài liệu.
B và dùng VOM đo điện áp ra tại Y1 và Y2, ghi các kết quả kiểm tra vào bảng sau: - Tài liệu Khảo sát cổng logic và Flip-Flop doc

v.

à dùng VOM đo điện áp ra tại Y1 và Y2, ghi các kết quả kiểm tra vào bảng sau: Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan