Tài liệu Mộc khí (Phần 3) pdf

5 460 1
Tài liệu Mộc khí (Phần 3) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mộc khí (Phần 3) 8. Sắc Xanh - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Sắc của Can là sắc xanh". - Mô tả mùa xuân, Nguyễn Du trong "Đoạn Trường Tân Thanh" ghi : "Cỏ non xanh tận chân trời". - Sắc xanh của người chính là sắc xanh của Tĩnh mạch dưới da, do đó, Tĩnh mạch có liên hệ với Mộc khí. - Tĩnh mạch trương nở, máu huyết lưu thông trì trệ là dấu hiệu Mộc khí suy yếu. - Mửa ra chất xanh là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng. - Ho ra đờm xanh là dấu hiệu Mộc của phế vượng. - Màu xanh bóng, sáng là dấu hiệu Mộc khí sung mãn, trái lại màu xanh tối đục là dấu hiệu Mộc khí suy kém. - Ở bệnh viện Axiaphânphao (Cộng Hòa Dân Chủ Đức), người ta thấy rằng người đang khỏi bệnh bao tử loét, dần dần trở nên xa lánh màu xanh lục (màu xanh thuộc Can Mộc, Can Mộc khắc Tỳ Thổ gây nên chứng bao tử loét, do đó, khi Thổ khỏe mạnh lên, sợ sắc của Mộc). - Theo tạp chí Quid, năm 1984, những người có mụn nhọt đã đóng vẩy thì vảy sẽ bay nhanh nếu tiếp xúc luôn với màu xanh. - Tại Mỹ, tính đến tháng giêng năm 1986, đã có gần 30.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da (do thừa nhiễm sắc tố mật - dấu hiệu của Thổ vượng) đã được chữa khỏi bằng cách tắm ánh đèn màu xanh da trời (màu xanh là màu của Can, Can Mộc khắc Tỳ Thổ). 9. Vị chua Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Vị của Can là vị chua" - Thiếu dương, mùa xuân là mùa cây trái mới trổ, chưa chín, còn chua. - Nôn ra nước chua là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng. - Lưỡi cảm thấy chua là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng. - Muốn cho thuốc đi vào (quy kinh) Can, người ta thường tẩm thuốc với dấm (vị chua). 9. Phong khí - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Bệnh của mùa xuân là bệnh của Phong". - Theo sách ?Y Tông Kim Giám? : trên trời là phong, dưới đất là Mộc, ở người là Can, ở thể là cân. - Phong khí có thể kết hợp với các tà khí khác gây ra Phong hàn (cảm lạnh), Phong nhiệt (cảm sốt) . - Phong khí thông với Can khí vì thế nên phong khí gây bệnh đều ảnh hưởng đến Can Mộc. - Nội Kinh : "Can ố Phong" và "Phong thương Can" (Can không thích gió và gió làm tổn hại Can). - Tiến sĩ Felix Sulman, khoa sinh khí hậu học (Bioclimatologie) đại học Hadassah (Giêrusalem) nhận thấy : + Một số người cho rằng, họ thấy khó chịu và căng thẳng, rất dễ giận dữ khi có gió to (Phong khí làm Mộc khí phát động). + Gió có thể làm cho 1 số người đang bệnh, ban đêm không ngủ được. (Can tàng huyết, ban đêm huyết trở về Can, nay Mộc khí phát động, Can khí vượng lên, không tàng được huyết, gây khó ngủ). + Ở những vùng thường có gió mạnh thường xảy ra nhiều tai nạn xe hơi khi gió đó thổi tới. Trong thời kỳ có gió ấy, cũng thường xảy ra nhiều vụ tội phạm hơn, thậm chí có 1 số đi đến tự sát. (Mộc khí sinh Hỏa, Mộc khí gia tăng sự hoạt động). - Mộc khí là nguồn năng lực của cơ thể để kháng lại với gió (Phong khí) gặp gió nhiều, Mộc khí sẽ bị suy yếu (mất sự đề kháng) sẽ gây bệnh. - Người sợ gió là người có Mộc khí suy yếu. - Can khí bất thường, Mộc khí gia tăng làm phong khí khởi phát sinh ra chứng Can phong nội động gây lác mắt, miệng méo, chân tay run giật . - Nơi người Mộc khí suy, sẽ thấy dễ chịu vào buổi sáng, mùa xuân (thời điểm của Mộc khí vượng) và khó chịu vào buổi chiều, mùa thu (thời điểm của Mộc khí suy). - Nơi người Mộc khí vượng sẽ thấy khó chịu vào buổi sáng, mùa xuân (thời điểm Mộc khí vượng) và dễ chịu vào buổi chiều, mùa thu (thời điểm Mộc khí suy). . sát. (Mộc khí sinh Hỏa, Mộc khí gia tăng sự hoạt động). - Mộc khí là nguồn năng lực của cơ thể để kháng lại với gió (Phong khí) gặp gió nhiều, Mộc khí sẽ. kháng) sẽ gây bệnh. - Người sợ gió là người có Mộc khí suy yếu. - Can khí bất thường, Mộc khí gia tăng làm phong khí khởi phát sinh ra chứng Can phong nội động

Ngày đăng: 15/12/2013, 06:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan