Mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh

17 3.4K 17
Mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đề tài: Em hãy làm rõ mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện tốt điều này Hồ Chủ Tịch và Đảng ta đã giải quyết vấn đề trong suốt tiến trình Cách Mạng Việt Nam như thế nào.Mục lụcI. Cơ sở hình thành mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí Minh1. Về mặt lí luận2. Về mặt thực tiễnII. Nội Dung về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí Minh1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộcsức mạnh thời đại2. Những nội dung chủ yếu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí Minh3. Hồ Chí Minh và Đảng giải quyết vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong suốt tiến trình Cách Mạng Việt Nam4. Vận dụng về mối quan hệ về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện hiện nayIII. Kết luậnTrương Thị Ngọc Hà Page 1 I. Cơ sở hình thành mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí MinhTrong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnhđại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các trào lưu đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn. Sức mạnh đó luôn được bổ xung bởi những nhân tố mới, phản ánh sự vận động, phát triển không ngừng của lịch sử toàn thế giới. Sức mạnh đó chính là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức manh thời đại. Hồ Chí Minh chỉ ra tính tất yếu khách quan của sự kết hợp này trên cả bình diện lý luận và thực tiễn.1.Về mặt lí luận Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng: quá trình phát triển của mình, các cộng đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự kết hợp lại với nhau. Sự kết hợp này ngày càng tăng. Chủ nghĩa Mac-Lênin ra đời đã chỉ rõ Cách mạng vô sản ra đời muốn thắng lợi phải tạo ra được sức mạnh của binh hành lực. Tức phải biết kết hợp các yếu tố khách quan và chủ quan trong nước và thế giới, dân tộcthời đại. Chính vì vậy, Mac đã đề xuất “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”(1). Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa, quốc tế cộng sản kêu gọi “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Trong thời đại giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chủ trương “lao động tất cả các nước đoàn kết lại”. Các nhà kinh điển Mac-Lênin phân tích thời đại cho thấy, chủ nghĩa bản nhất là giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã tạo ra những mâu thuẫn và những cơ sở cho sự liên kết quốc tế.2. Về mặt thực tiễn Hồ Chí Minh khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam tại Đông Dương, sự thống trị tàn bạo của chính sách độc ác của thực dân làm cho nhiều người nghĩ rằng: “dân Đông Dương chết rồi”. Nhưng Hồ Chí (1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.Trương Thị Ngọc Hà Page 2 Minh có cái nhìn khác hẳn bởi Người hiểu rõ truyền thống yêu nước nồng nàn ,ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc không bao giờ mất đi ở nhân dân Việt Nam. Người cho rằng: “sự đầu độc có hệ thống của bọn Bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tưởng Cách mạng của người Đông Dương” (2). Đằng sau sự phục tùng tiêu cục, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sự bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Trên bình diện thế giới, Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc khảo sát ở cả 4 châu lục. Người nhận ra “dù màu da khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” (3). Vì vậy muốn giải phóng dân tộc mình cần đoàn kết với các dân tộc khác cùng cảnh ngộ. Người kêu gọi “vì hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức” (4). Nghiên cứu các nước đế quốc Hồ Chí Minh nhận thấy, chúng liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa. Chúng thực hiện nhất quán chính sách “chia để trị” đưa cả người thuộc địa sang đàn áp phong trào Cách mạng ở chính quốc. Từ đó Hồ Chí Minh phân tích: công nhân và lao động ở chính quốc cùng binh lính và lao động ở thuộc địa cần hiểu “họ đều là anh em cùng một giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu thì cả 2 bên đều phải cùng đánh bon chủ chung của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau”. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại chi phối sự phát triển xã hội loài người từ cuối nửa thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới 2, cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật và chủ nghĩa phát huy mạnh mẽ. Theo Hồ Chí Minh, thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cùng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm (2)(3)(4)Hồi Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.(Trương Thị Ngọc Hà Page 3 chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và bản thân mình. Đó là yếu tố sức mạnh của thời đại cần tận dụng. Từ những nhân thức lí luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đi đến kết luận Cách mạng Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ với Cách mạng thế giới phải thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bởi vậy, tiến tới Cách mạng tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã xác đinh: không có một sức mạnh thống nhất của cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công cuộc vân động giải phóng dân tộc khó mà thành công được. Như vậy, sự kết hợp sức mạnh dân tộcsức mạnh thời đại trong tiến trình Cách mạng Việt Nam là một yếu tố khách quan.II. Nội Dung về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí Minh1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộcsức mạnh thời đại1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộcsức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do, là ý thức tự cường, tự lực của nhân dân ta.Năm 1941, vừa về nước trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng của dân tộc, Hồ Chí Minh đã cổ vũ sức mạnh dân tộc trong nhân dân. Người viết:“Xét trong lịch sử Việt NamDân ta vốn cũng vẻ vang anh hùngNhiều phen đánh bắc dẹp đôngOanh oanh liệt liệt con rồng cháu tiên”Khi kháng chiến chống thực dân Pháp, Người lại khẳng định: “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. đó là truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi và kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Vì vây, Người cho rằng: “chủ nghĩa dân Trương Thị Ngọc Hà Page 4 tộc là động lực lớn của đất nước. Đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do” 5. 1 .2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại Theo Hồ Chí Minh, đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, Cách mạng vô sản và Đảng tiên phong của nước, là lí luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin, kinh nghiệm của Cách mạng tháng 10, là sức mạnh của các trào lưu trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc, là sức mạnh của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức về thời đại của Hồ Chí Minh được hình thành từng bước, là kết quả của quá trình hành động thực tiễn trừ bình diện toàn thế giới mà đi đến tổng kết thành lí luận. Tất cả đã được Hồ Chí Minh nghiên cứu, tổng kết, chỉ ra được những vấn đề cơ bản của thời đại, cũng như nhận thức được tầm quan trọng và nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thấy rõ đó là một bảo đảm cho thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.2. Những nội dung chủ yếu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tưởng Hồ Chí MinhThứ nhất: Đặt Cách mạng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với Cách mạng vô sản thế giới. Hồ Chí Minh đã nắm bắt được chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại (thế giới đã có những thay đổi to lớn) Cách mạng bản tự do đấu tranh đã chuyển sang chủ nghĩa bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc. Hệ quả là hình thành thuộc địa của chúng. Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga, đã mở đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa bản lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình thế giới có những thay đổi căn bản, các dân tộc có bước trưởng thành lớn, họ hiểu được dân tộc học có mối quan hệ thế nào với thế giới và xác định hành động của mình phù hợp với thời đại.Trương Thị Ngọc Hà Page 5 Mặt khác, tiếp thu Chủ nghĩa Mac-Lênin giúp cho Hồ Chí Minh nhận rõ những hạn chế của cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc cuối thế kỉ 19 tới 20. Đồng thời, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường Cách mạng vô sản. Người chỉ rõ “thời đại của chủ nghĩa bản lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước lớn do bọn bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nữa phụ thuộc”. Bởi vậy, công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của Cách mạng vô sản. Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có lien minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để tháng kẻ thù chung. Khẳng định Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của Cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã hoạt động tích cực để gắn Cách mạng Việt Nam với Cách mạng thế giới. Người đã xác định rõ bạn bè của Cách mạng Việt Nam: “cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh thế giới đều là đồng chí của dân An Nam” 6. Người đề nghị với ban Phương Đông Quốc tế cộng sản cần “làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cải cách của cách mạng vô sản”. Mặt khác, người cũng đề nghị “làm cho khối tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp chủ nghĩa quốc tế giành thắng lợi cuối này”.Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đề cao chủ nghĩa yêu nước chân chính. Là nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, Người cũng đã suốt đời đấu tranh bền bỉ để củng cố, tăng cường tinh thần đoàn kết và hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và Trương Thị Ngọc Hà Page 6 chủ nghĩa xã hội. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh phân biệt rõ “tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần vị quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. Người nhận rõ đâu là thù và kêu gọi: “vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức” 7.“Rằng đây bốn biển một nhàVàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”. Người đấu tranh với các Đảng cộng sản Tây Âu còn hiểu sai, đánh giá thấp vị trí chiến lược của Cách mạng thuộc địa, vẫn chưa làm gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tinh thần gần gũi với quần chúng lao động các thuộc địa, vẫn chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa. Hồ Chí Minh tìm thấy cho dân tộc Việt Nam con đường Cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người “trong thời đại ngày nay, Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trên phạm vi thế giới, cách mạng giải phóng dan tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho các dân tộc được tự do , độc lập thật sự”. Bởi vậy, kết hợp lòng yêu nước với tinh thần quốc tế là phải phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp lòng yêu nước với lòng yêu chủ nghĩa xã hội. Như vậy: theo Bác, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản đòi hỏi phải có đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỉ, chủ nghĩa so sánh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.Thứ ba: Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sựu giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ đồng thời không quên nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình.Trương Thị Ngọc Hà Page 7 Với Người, phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc, coi nguồn nội sinh giữ vai trò quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ phát huy được tác dụng thông qua nguồn lực nôi sinh trong quá trình thực hiện sự kết hợp sức mạnh của 2 nguồn lực đó. Người nêu cao: tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã. “Một dân tộc không có tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Người nói với các dân tộc thuộc địa rằng: “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Với nhân dân ta, Người nêu cao tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta” và khi đó góp phần “giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giái phóng hoàn toàn”. Muốn vậy, trước hết phải có đường lối độc lập tự chủ đúng đắn. Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của Việt Nam với mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của ta, Liên Xô-Trung Quốc có nhiều bất dồng, Cách mạng Việt Nam đã kiên trì đường lối đọc lập tự chủ, vừa thực hiện đoàn kết với cả Liên Xô và Trung Quốc. Chính phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam làm cho Liên Xô-Trung Quốc không thể không giúp đỡ Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đoàn kết với Liên Xô-Trung Quốc lại là yếu tố góp phần vào việc củng cố sự đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của thế giới, nhân dân Việt Nam cũng tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Hồ Chí Minh cho rằng: “giúp bạn tức là giúp mình”. Ngay ở Đông Dương, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo hình thành mặt trận nhân dân Đông Dương phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau, cùng chiến đấu, cùng thắng lợi.Thứ tư: Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả các nước dân chủ”.Trương Thị Ngọc Hà Page 8 Trong hoạt động Cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân các nước trên thế giới. Cách mạng Việt Nam thành công, Hồ Chí Minh khẳng định: chính sách ngoại giao của Chính Phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiết với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình. “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ an hem, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”. Ngay trong kháng chiến chống Pháp, khi phóng viên Mĩ hỏi: “sau khi đã độc lập, Việt Nam có hoan nghênh bản ngoại quốc không?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời: “bất kì nước nào thật thà muốn đưa bản đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm lợi cho cả 2 bên thì Việt Nam sẽ hoan nghênh, còn muốn mong đưa bản đến để rằng buộc, áp chế Việt Nam thì Việt Nam sẽ cương quyết cự tuyệt”. Trong quan hệ quốc tế rộng mở, Người đã dành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước láng giềng gần gũi trong khu vực, nhất là các nước chung biên giới. Có thể thấy, với trí tuệ thiên tài, với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đức độ khiêm nhường, thái độ thiện chí. Bác đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại từ trong những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại để đưa ra được những đường lối, phương châm, đối sách, ứng xử đúng đắn phù hợp với tình hình và lịch sử cụ thể. Nhờ đó phát huy tối đa sức mạnh dân tộc trong sự kết hợp với sức mạnh thời đại đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi to lớn.3. Hồ Chí Minh và Đảng giải quyết vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong suốt tiến trình Cách Mạng Việt Nam Ngay từ những năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa” chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị Quốc tế cộng sản cần có biện pháp cụ thể để đến Đại hộ VI (1928) quan điểm này trở thành sự thật. Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của các trào Trương Thị Ngọc Hà Page 9 lưu cách mạng thời đại, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam. Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Người quyết đinh thành lập: “Mặt trận độc lập đồng minh” cho tùng nước tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh. Trong thời kỳ 1945-1954, với chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả Đảng Cộng sản và nhân dân lao động Pháp, Đảng đã tạo nên lực lượng to lớn cho kháng cuộc chiến, từng bước đi tới thắng lợi, nhất là ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Trong thời kỳ 1954-1975, kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng nâng lên tầm cao mới bởi đường lối tiến hành đồng thờikết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng ở hai miền, nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng thể để đánh thắng kẻ địch có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta mang tính dân tộc nên ngoại giao phải gánh vác một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề là làm sao kết hợp được sức mạnh của thời đại với sức mạnh của dân tộc, thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch. Vì vậy, Đảng ta đã quyết định nâng ngoại giao lên thành nuột mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, ngang tầm với mặt trận quân sự và chính trị, phối hợp với quân sự và chính trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoại giao đã hoàn thành được nhiệm vụ đó, đã tranh thủ được các nước ủng hộ ta, chi viện cho ta về vật chất cũng như tinh thần, tăng cường và củng cố hậu phương quốc tế của ta, đồng thời làm xói mòn hậu phương địch, cô lập địch về chính trị trên trường quốc tế. Willlam Duiker, một học giả, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, đã phải tự hỏi: “Làm thế nào mà người Việt Nam chiến thắng bằng cách duy trì một cuộc tiến công ngoại giao vượt trội hơn hẳn một quốc gia vốn được coi là hùng mạnh nhất thế giới”. Và, ông ta cho rằng: Trương Thị Ngọc Hà Page 10 [...]... công nghệ hiện nay đặt các nước trước thời cơ phát triển nhanh, rút ngắn, nhưng cũng tạo ran guy cơ tụt hậu nhanh so với một số nước Trước bối cảnh đó, đòi hỏi Việt Nam chủ động, đa dạng hóa, đa phương hóa, cải thiện và mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước Đồng thời phải giữ vững độc lập tự chủ III Kết luận tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. .. nguồn cổ vũ trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì chính nghĩa, vì công bằng và tiến bộ xã hội Điều đó cũng chứng tỏ rằng sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của tưởng Hồ Chí Minh trong những thập kỷ qua không chỉ mang lại lợi ích, làm thay đổi số phận của dân tộc Việt Nam mà còn phù hợp với các giá trị chân chính, đích thực của nhân loại, với xu... ô lãng phí, chống các hiện ng tiêu cực trong đời sống hằng ngày Sức mạnh dân tộc chính là tổng hợp các nhân tố kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao và ý chí Nói cách khác là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước luôn phù hợp với lòng dân 4 Vận dụng mối quan hệ về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện hiện nay Trương Thị Ngọc Hà Page 14 Hiện nay tình hình thế giới... thể kết hợp sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc, thành sức mạnh tổng thể có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề đầu tiên là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải được tăng trưởng không ngừng Phải làm sao chuyển nhanh thành hiện thực những khẩu hiệu chống tệ nạn tham thũng, tham ô lãng phí, chống các hiện ng tiêu cực trong đời sống hằng ngày Sức mạnh dân. .. cho an ninh và phát triển của dân tộc Nói cách khác, đây là sự vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới Việc Đảng ta nêu cao ngọn cờ độc lập tự chủ, hoà bình và hợp tác để phát triển là thuận chiều với xu thế của thời đại, phù hợp với mục tiêu chung của nhân dân thế giới Trong tình hình mới, chuẩn mực cao nhất trong vấn đề tập hợp lực lương trên thế giới không... thay so với thời kỳ nhân dân ta chống Mỹ, cứu nước Tuy nhiên, bài học quý giá rút ra được từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn giữ nguyên giá trị của nó Sức mạnh thời đại ngày nay thể hiện qua các xu thế lớn sau: - Tất cả các nước phát triển hay đang phát triển đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc... là một trong những yếu tố quan trọng quyết đinh đến các chiến thắng của nhân dân ta Sự hình thành yếu tố đó là do quá trình tìm hiểu và học hỏi Chủ nghĩa Mác-Lênin của Bác Hồ và sự thấm nhuần tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta tưởng đó của Bác không chỉ ảnh hưởng tới nhân dân Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều dân tộc trên thế giới Đối với rất nhiều người dân các nước, Việt Nam là biểu ng của... những quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Điều đó đòi hỏi: - Phải nắm vững bối cảnh hiện nay, gắn sự nghiệp đổi mới của Việt Nam với tiến trình cách mạng trên thế giới Ngày nay, mặc dù Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu đã sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời. .. thời đại Trong điều kiện đó, Cách mạng Việt Nam vẫn là một bộ phận của Cách mạng thế giới, Việt Nam vẫn tiếp tục đoàn kết, ủng hộ phong trào Cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Mục tiêu bất biến của Việt Nam vẫn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Theo tưởng Hồ Chí Minh, hiện nay thực hiện đẩy mạnh. .. Nam mà còn phù hợp với các giá trị chân chính, đích thực của nhân loại, với xu thế của thời đại Trương Thị Ngọc Hà Page 16 Tài liệu tham khảo - Giáo trình tưởng Hồ Chí Minh - Sách hỏi và đáp tưởng Hồ Chí Minh trang 70, 72 - http://www.tapchicongsan.org.vn - http://www.vietnamnet.vn - Hồ Chí Minh toàn tập NXB chính trị quốc gia Hà Nôi năm 2000 Trương Thị Ngọc Hà Page 17 . Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại2 . Những nội dung chủ yếu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh3 .. sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh1 . Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại1 .1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan