Tài liệu Lựa chọn chế độ đo sáng (Metering) - Phần 2 pdf

9 553 0
Tài liệu Lựa chọn chế độ đo sáng (Metering) - Phần 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lựa chọn chế độ đo sáng (Metering) - Phần 2 Bài này dành cho các dòng máy ảnh có các chế độ chụp Av,Tv,M Chụp các chủ đề tối Bởi vì bộ đo sáng trong máy ảnh được thiết lập để lưu lại mọi thứ dựa trên mức sáng trung bình (18% trên thang độ xám), các chủ đề tối đôi khi sẽ trở nên sáng quá khi bạn thử tăng mức sáng trung bình này lên. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng exposure compensation, sử dụng chế độ đo sáng spot metering (nếu máy bạn hỗ trợ) hay đo sáng vào vùng có độ sáng lớn hơn. Phần lớn các máy ảnh đều có khả năng lưu (khóa) lại thông tin về độ phơi sáng và cho bạn phối cảnh lại lại trước khi chụp. Điều này thông thường được thực hiện ở chế độ chụp 1 ảnh một (Single Shot Focus) bằng cách focus vào chủ đề, giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi bạn phối cảnh lại. Lựa chọn khác nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, bạn có thể sử dụng nó. Giá trị ghi nhận được sẽ được giữ cho đến khi ảnh được chụp. Vì thế bạn cso thể thay đổi tiêu cự, focus hay phối cảnh lại tấm hình. Khi nút chụp được nhấn và ảnh đã được lưu lại, việc khóa giá trị phơi sáng sẽ bị chấm dứt và bạn sẵn sàng để chụp tấm hình kế tiếp. Đối với những ảnh có một lượng lớn các vùng tối, điều chỉnh độ phơi sáng có thể lên đến giá trị tương đương 2 khẩu độ (f-stop). Như bạn thấy, các vùng màu đen có thang độ xám lớn hơn do bộ đo sáng óố gắng đưa những vùng này về gần điểm đo sáng trung bình. Để những vùng màu đen giữ màu nhưng chúng vốn có, tôi sử dụng độsáng là -1 2/3 stop Chụp các chủ đề sáng Trừ khi bạn là một fan của tuyết có màu xám hay những hình ảnh bị mất màu trắng, thông thường việc chụp các chủ đề sáng cũng yêu cầu phải điều chỉnh độ phơi sáng. Giống như chụp các chủ đề tối, khi bộ đo sáng đánh giá ánh sáng của khung cảnh (một vùng tuyết trắng chẳng hạn), nó sẽ cố gắng thể hiện khung cảnh toàn tuyết trắng ở mức sáng trung bình. Đó là nguyên nhân bức ảnh của bạn trông có vẻ xám đi (hoặc nhìn trông hơi xanh xanh) Các khung cảnh sáng cũng có những vẫn đề như các khung cảnh tối. Bộ đo sáng cố gắng để chủ đề chính nằm ở mức sáng trung bình, làm cho những vùng trắng trông bị xám đi. Bằng cách sử dụng exposure compensation và chụp tấm hình ở mức bù sáng+2 stop, lớp tuyết trông sáng trở lại trong khi vẫn giữ được nguyên chi tiết. Bằng cách +2 stop vào độ phơi sáng, các vùng trắng sẽ trở lại như chúng vốn có. Chụp ảnh với nguồn sáng ở phía sau Những khung cảnh có nguồn sáng phía sau là những tình huống khó khăn nhất để bộ đo sáng thực hiện chính xác công việc. Thông thường bạn sẽ có một nguồn rất sáng, như mặc trời, đến mức làm tràn ngập bộ đo sáng. Để khắc phục, bộ đo sáng cố gắng đưa những vùng sáng nhất về trong giới hạn thông thường. Điều này sẽ làm cho bạn chỉ nhìn thấy cái bóng đen của người hay của các chủ đề khác. Thủ thuật Giải pháp tốt nhất với nguồn sáng ở phía sau là sử dụng đèn flash để giúp chiếu sáng chủ đề. Trong tình huống này, sử dụng center-weighted hay spot metering là lựa chọn tốt nhất vì bạn sẽ luôn luôn đo sáng chủ đề và loại bỏ phần nền sáng. Trong tình huống hậu cảnh quá sáng, bộ đo sáng sẽ bị tràn ngập bởi ánh sáng của hậu cảnh và làm cho chủ đề chính bị under-exposure. Bằng cách chuyển sang chế độ spot metering, tôi có thể thay đổi đâu là nguồn sáng chính và kết quả là tấm ảnh. Độ phơi sáng bị thay đổi đi 3 stop. Mặc dù tôi bị mất chi tiết ở những vùng sáng nhưng tôi lại có thể nhìn rõ chủ đề trong tấm ảnh là gì. Bằng cách chuyển sang spot metering, tôi có được độ phơi sáng tốt hơn, cho phép tôi ghi lại chi tiết về chủ đề mặc dù bị mất đi chi tiết ở hậu cảnh. Khi bạn không thể chuyển sang chế độ đo sáng khác vì một vài lý do nào đó thì đó là thời điểm cho bạn sáng tạo bằng cách sử dụng một kĩ thuật khác. Bạn hãy đo sáng bầu trời mà không có mặt trời trong khung hình (tôi giả sử bạn đang chụp với nguồn sáng phía sau là mặt trời) hoặc đo sáng vào mặt đất. Ngoài ra bạn cũng có thể di chuyển đến gần chủ đề để chủ đề chiếm trọn khung hình, sau đó nhấn 1/2 nút chụp để bộ đo sáng hoạt động. Nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, khóa giá trị bạn đo được rồi di chuyển để phối lại lại tấm hình bạn muốn chụp (tất nhiên, nếu không có nút khóa này, bạn sẽ phải giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi di chuyển và phối cảnh). Các kĩ thuật sáng tạo Chiếc máy ảnh dSLR của bạn nói chung sẽ có rất nhiều chế độ chụp được thiết kế để bạn có thể dễ dàng chụp những đối tượng khác nhau với các thiết lập tối ưu. Tuy nhiên các thiết lập này không phải luôn luôn đưa ra được những tấm ảnh hấp dẫn. Trong phần này tôi sẽ liệt kê một số chế độ khác nhau và giải thích tại sao bạn phải thay đổi những thiết lập này. Trong quá trình đó, bạn sẽ học hỏi nhiều hơn về lựa chọn độ phơi sáng, qua đó cho phép bạn đỡ bị lệ thuộc vào các chế độ này và tiến tới trình độ cao hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ảnh chân dung Đã là hiển nhiên, chế độ chụp ảnh chân dung (Portrait mode) đưa ra cho bạn DOF (Depth Of Field - độ nét sâu (PA)) nhỏ nhất nhằm làm mờ hậu cảnh như trong. Phụ thuộc vào kiểu chân dung bạn muốn chụp mà hậu cảnh bị làm mờ có thể chỉ ở mặt mà bạn muốn. Việc chụp ảnh chân dung ở ngoài ngày càng trở nên phổ biến khi mà chủ đề được thể hiện như là một thành phần của khung hình. Trong ví dụ này, bạn cần DOF lớn hơn để hiển thị khung cảnh xung quanh quanh chủ đề. Với kiểu ảnh chân dung này, bạn cần chuyển qua chế độ Aperture Priority (Av). Bạn có thể thấy kết quả của việc chụp trong chế độ Av với một ống kính tele ở khẩu độ f/8 Khi bạn muốn thêm vào một số vùng xung quanh ảnh, chuyển từ chế độ Portrait sang Av. Chủ đề và các vùng xung quanh sẽ được lấy nét còn hậu cảnh phía xa sẽ vẫn bị mờ. Kết quả là bạn sẽ có một tấm hình tốt hơn đối với cả chủ đề và hậu cảnh. Ảnh phong cảnh Chế độ này ngược lại với chế độ Portrait, nó sử dụng DOF lớn nhất có thể trong khi vẫn giữ tốc độ chập ở mức cao đủ để bạn có thể cầm máy trên tay. Trong các tình huống thiếu sáng (thường là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh phong cảnh) như lúc mặt trời mọc hay mặt trời lặn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có DOF nhỏ hơn giá trị bạn muốn khi chụp ảnh phong cảnh. Những lúc như thế này, chế độ Av là giải pháp. Lưu ý Bạn sẽ có kết quả tốt hơn nếu sử dụng tripod khi có thể. Có một nguyên tắc thông dụng trong nhiếp ảnh là bạn không nên sử dụng tay cầm máy ảnh bất cứ khi nào độ phơi sáng dài hơn chiều dài tiêu cự của ống kính. Nói một cách khác, nếu bạn đang sử dụng ống kính 50mm, bạn không nên cầm máy trên tay để chpj nếu tốc độ chập nhỏ hơn 1/60 giây. Sẽ gần như là không thể nếu chụp trong chế độ Landscape. Vì vậy tôi sử dụng Av cùng với một tripod, tốc độ chập là 1/4 giây. Trong tình huống thiếu sáng, chế độ Landscape nói chung sẽ không làm việc. Trong tình huống này, tôi sử dụng Av cùng với một tripod để có thời gian phơi sáng lâu hơn. Chụp ảnh vào buổi tối Một trong những điểm mạnh của máy ảnh dSLR là bạn có thể sử dụng tốc độ chập lớn hơn là máy ảnh cá nhân. Mặc dù nhiều máy ảnh dSLR có cả chế độ chụp tối (Night mode) nhưng nó thường sử dụng thời gian phơi sáng không lâu (vẫn đủ lâu để bạn phải sử dụng tripod), hiếm khi nhiều hơn 1 giây. Bằng cách chuyển sang chế độ Manual, bạn có thể sử dụng thiết lập Bulb. Bulb có nghĩa là màn chập sẽ mở cho đến khi nút chụp được nhấn. Phần lớn máy ảnh có một đoạn dây cáp hoặc một bộ điều khiển từ xa để sử dụng cho mục đích này. Bạn có thể chụp một tấm ảnh với với gian bằng thời gian hoạt động của nguồn điện. Thời gian phơi sáng là 16 phút, sử dụng để chụp ảnh những vệt sao. Bằng cách ngắm máy ảnh lên phía bắc và để màn chập mở trong một thời gian dài, bạn có thể chụp được sự chuyển động của những ngôi sao trên bầu trời. Các vệt sao cần thời gian chụp lâu hơn là chế độ Night có thể làm. Trong tình huống này, bạn cần chuyển sang chế độ Manual và sử dụng cáp điều khiển để có thể chụp với thời gian phơi sáng là 1 giờ hoặc lâu hơn. Đối với những tấp ảnh chụp đêm từ trái đất như những tấm ảnh pháo hoa, một lần nữa chế độ bulb lại là một lựa chọn chính xác. Thời gian phơi sáng ở mức 6 giây và 8 giây ở khẩu độ f/22 để lưu lại những chùm pháo hoa cùng với vệt sáng của nó. Thời gian phơi sáng 6 giây cho phép lưu lại nhiều chùm pháo hoa Hãy đừng sợ khi chụp thử. Ở đây tôi sử dụng thời gian phơi sáng là 8 giây để có nhiều chùm pháo hoa với những vệt sáng dài hơn. Chụp ảnh ở chế độ Macro và Close-up Ở hai chế độ này, thông thường cái bạn muốn là DOF lớn nhất có thể. Do khoảng cách chụp là rất nhỏ, thậm chí với khẩu độ f/16 cũng không cho bạn thêm nhiều DOF. Nhưng cũng như các ví dụ trên, bạn không cần phải sử dụng những thiết lập mặc định này. Đôi lúc bạn cần một cái gì đó mang tính thẩm mĩ cao hơn. Hiển thị hình ảnh mà chế độ macro mang lại ở giá trị khẩu độ là f/16. Trong ví dụ tiếp theo, Sử dụng khẩu độ lớn hơn để giảm DOF. Bằng cáh thay đổi khẩu độ lên f/8, chỉ phần cuối của nhị hoa được lấy focus, do vậy hậu cảnh trông sẽ mềm mại hơn. Bằng việc chuyển sang chế độ Av, tôi giảm DOF để tấm ảnh nhìn có tính thẩm mĩ cao hơn Chụp ảnh thể thao Sau tất cả những ví dụ trên, bạn có lẽ phân vân tại sao máy ảnh của bạn lại có chế độ ưu tiên tốc độ chập (Shutter Priority hay Time Priority - Tv). Khi bạn chụp trong chế độ Tv (đôi khi còn gọi là Sports mode), bạn có thể tối ưu để có tốc độ chập nhanh hơn nhằm làm "đóng băng" các chuyển động Chế độ Tv tối ưu tốc độ chập nhằm làm "đóng băng" chuyển động. Nhưng những tấm ảnh tĩnh khi mà tất cả các chuyển động đều như ngưng lại không phải luôn luôn là lựa chọn tốt nhất. Bằng cách chuyển sang chế độ Tv và chọn tốc độ chụp chậm, bạn có thể thu lại sự chuyển động của khung cảnh, cho bạn cảm giác thực giống. . Lựa chọn chế độ đo sáng (Metering) - Phần 2 Bài này dành cho các dòng máy ảnh có các chế độ chụp Av,Tv,M Chụp các chủ đề tối Bởi vì bộ đo sáng trong. exposure compensation, sử dụng chế độ đo sáng spot metering (nếu máy bạn hỗ trợ) hay đo sáng vào vùng có độ sáng lớn hơn. Phần lớn các máy ảnh đều có khả

Ngày đăng: 15/12/2013, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan