Tài liệu Hành lang pháp lý mới cho doanh nghiệp FDI pdf

17 661 1
Tài liệu Hành lang pháp lý mới cho doanh nghiệp FDI pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hành lang pháp mới cho doanh nghiệp FDI Thứ Hai, 26/02/2007, 07:50 Theo VnEconomy Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm - Ảnh: Việt Tuấn. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, phân phối và các hoạt động khác, về thị trường bán lẻ. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản là hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và các hoạt động khác được quy định trong Chương IV, Chương V Luật Thương mại, thể hiện cụ thể các cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các cá nhân tổ chức liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài việc thực hiện Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật liên quan. Nghị định này cũng quy định các điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan tại Việt Nam như: - Là các nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết, tham gia điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan; - Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế; - Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở rộng thị trường, pháp luật của Việt Nam; - Được Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh chấp thuận. Ngoài ra Nghị định còn có quy định ngoại lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ điều ước, Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. UBND cấp tỉnh cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại. Có một số trường hợp cụ thể như sau: - Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan mới vào Việt Nam, cơ quan quản đầu tư lấy ý kiến Bộ Thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu được Bộ Thương mại chấp thuận, trong trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh; - Đối với nhà đầu tư chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất, nhập khẩu hoặc chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thì cơ quan nhà nước quản về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa trong các cam kết của Việt Nam cấp hoặc bổ sung, không cần chấp thuận Bộ Thương mại; - Doanh nghiệp đã có quyền phân phố đã được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, việc lập thêm cơ sở bán lẻ do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. Về quy trình cấp giấy phép, Nghị định có quy định các doanh nghiệp phải nộp đủ 03 bộ hồ sơ, một bộ gốc cho UBND cấp tỉnh nơi đóng trụ sở chính, trong 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại, và trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh thì thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan cấp phép có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Điều ước quốc tế, luật pháp Việt Nam. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng dành một chương quy định riêng về thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở bán lẻ, theo đó hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ cũng gồm 3 bộ, một bộ gốc gửi cho UBND cấp tỉnh nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ. Và trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến lên Bộ Thương mại, thời hạn cấp giấy phép cũng là 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ thương mại, UBND cấp tỉnh quyết định việc cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, chậm nhất không quá 30 ngày. Bùi Thanh Lam Ngân hàng 100% vốn FDI được hoạt động ở VN Nghị định 22 của Chính phủ ban hành ngày 28/2 nêu rõ ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động dưới các hình thức chi nhánh, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Văn bản có hiệu lực kể từ 24/3, lần đầu tiên tạo hành lang pháp cho một hình thức ngân hàng nước ngoài mới hoạt động ở VN. Phải đến 2010 các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới có thể hoạt động chính thức tại VN. (BBC) Để được cấp phép thành lập và hoạt động theo những hình thức kể trên hay mở văn phòng đại diện, ngân hàng nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường, ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi. Các chỉ số về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng nước ngoài cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, muốn có giấy phép mở chi nhánh, ngân hàng nước ngoài phải có tổng tài sản ít nhất là 20 tỷ USD vào năm trước năm xin cấp giấy phép. Yêu cầu tương tự đối với việc cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) là tối thiểu 10 tỷ USD. Thời hạn hoạt động tối đa của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không quá 99 năm. Thời gian hoạt động của chi nhánh không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ. Các hình thức chi nhánh, liên doanh, ngân hàng 100% vốn FDI khi hoạt động tại VN được thực hiện các nghiệp vụ của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định. Ngân hàng con 100% vốn FDI vẫn phải chờ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN. Theo quy định, ngân hàng mẹ sẽ phải là ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 5% vốn điều lệ của ngân hàng con 100% vốn nước ngoài hoạt động tại VN hoặc có chi nhánh hoạt động tại VN. Nghị định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo (ngày đăng công báo là 9/3), thay thế nghị định 13/1999 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại VN . Như vậy, kể từ ngày 24/3 tới, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã có cơ sở pháp để hoạt động. Về nguyên tắc, các đơn vị có nhu cầu cũng có thể nộp hồ sơ xin cấp phép kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) Kiều Hữu Dũng cho biết, việc cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn FDI còn phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà VN đã ký kết hoặc tham gia, cũng như lộ trình các cam kết gia nhập WTO của VN. Hiện nay, trong số những điều ước quốc tế mà VN đã ký kết hoặc tham gia, các quy định trong Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ vẫn là cam kết cao nhất liên quan tới lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Theo đó, sau 9 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực (tức kể từ 2010), các ngân hàng Mỹ mới được phép lập ngân hàng con 100% vốn Mỹ tại VN. Nếu các cam kết mới về WTO không cao hơn yêu cầu này, thì phải tới 2010, các ngân hàng đến từ các nền kinh tế khác nhau mới có thể được cấp phép lập ngân hàng con 100% vốn FDI. Theo tiêu chuẩn Basel về thành lập ngân hàng, cơ quan giám sát phải thoả mãn rằng ngân hàng thành lập hoạt động đúng đắn, thận trọng, không phương hại đến hoạt động an toàn của hệ thống tài chính trong nước. Vì vậy, theo ông Dũng, việc cấp phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặc thù. Thậm chí thời gian tới, một số quy định sẽ được áp dụng chung cho cả ngân hàng trong và ngoài nước, những yêu cầu liên quan tới việc lập ngân hàng 100% vốn FDI sẽ còn khắt khe hơn. "Yêu cầu về quy mô tổng tài sản 10-20 tỷ USD không cao song cũng không quá thấp, hầu hết các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở VN đều đáp ứng được tiêu chuẩn này. Song đến lúc hệ thống ngân hàng VN thực hiện yêu cầu vốn tối thiểu khi lập ngân hàng mới là 1.000 tỷ đồng, ngân hàng nước ngoài sẽ cân nhắc kỹ nếu họ cũng phải tuân theo. Để mở một ngân hàng mới mà cần tới số vốn điều lệ tương đương 70 triệu USD, các ngân hàng nước ngoài sẽ thích đầu tư mua cổ phần của nhà băng trong nước hơn", ông Dũng nhận định. Song Linh Quyền phân phối của Doanh nghiệp FDI (1/5/2008 9:32:37 AM) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết Luật Thương mại về các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam (VN). Theo đó, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN là: nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà VN là thành viên, hình thức đầu tư phải phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước VN là thành viên và phù hợp với pháp luật VN, phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của VN. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào VN và có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản đầu tư. Cơ quan nhà nước quản đầu tư sẽ lấy ý kiến của Bộ Thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh. Nghị định cũng quy định rõ về thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh nếu đề nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với pháp luật VN và điều ước quốc tế mà VN là thành viên. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ do cho doanh nghiệp biết. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định của nghị định này. Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại nghị định này. (Theo SGGP) Tăng tốc FDI05:01' AM - Thứ sáu, 23/02/2007 Nguồn vốn FDI đã có sự thay đổi về chất Với những động thái hiện nay có đủ căn cứ để cho rằng, tiếp theo một năm "được mùa" kỷ lục trước thềm WTO, FDI sẽ là nguồn động lực chủ yếu để nền kinh tế nước ta tăng tốc trong năm 2007 này, mà rất có thể là trong nhiều năm nữa. Có lẽ, sẽ không hề quá lời khi cho rằng những con số về lượng FDI thu hút được trong những tháng cuối năm 2006 khiến hết thảy chúng ta đều hân hoan. Đó là, con số 8,5 tỷ USD do chính Bộ trưởng KH - ĐT đưa ra hồi hạ tuần tháng 11, nhưng hầu như ngay lập tức "bị đổ" bởi thông tin tăng lên 9,6 tỷ USD và cuối cùng chốt lại ở con số trên 10 tỷ USD. Đây cũng chính là số vốn FDI cao kỷ lục nước ta thu hút được trong gần hai thập kỷ qua và cũng là ngưỡng mà Bộ trưởng cho là sẽ đạt được trong năm nay. Hơn cả mong đợi Không chỉ có vậy, có hai căn cứ sau đây để cho rằng, năm 2006 là năm đánh dấu bước ngoặt về chất của nguồn vốn này. Trước hết, theo lời của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: "Tín hiệu đáng mừng là trong số hơn 8,5 tỷ USD (dự kiến cả năm 2006) vốn đầu tư nước ngoài này, phần lớn là đến từ các nước, các khu vực có trình độ phát triển cao, đặc biệt là Nhật Bản và Mỹ. Sự khác biệt nữa là năm 2006, mặc dù số vốn đăng ký lớn nhưng số thực hiện chưa cao vì nhiều nhà đầu tư không đủ tiềm năng, còn số vốn đăng ký năm nay hầu hết là từ các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng; thậm chí là những tập đoàn hàng đầu thế giới". * Việc gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp đổ vào VN. * Đầu tư nội địa và ngành công nghiệp chế biến tăng mạnh giúp tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt trên mức 8% trong năm 2006. Nguồn vốn FDI, nguồn xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cao do có sự hỗ trợ của việc gia nhập WTO có thể giúp giữ vững tốc độ tăng trưởng mạnh. * Nguồn vốn của thị trường chứng khoán tăng nhanh đạt mức 22,7% GDP vào cuối năm 2006, vượt mục tiêu chính thức được đặt ra hồi năm 2003 là 10 - 15% GDP đến năm 2010. * Vị thế quốc tế được tăng cường nhờ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng mạnh bất chấp việc tham hụt thương mại đang ngày càng tăng. * Việc mở rộng thương mại và nới lỏng các hạn chế về nguồn vốn giúp các hoạt động tiền tệ trở nên thông thoáng hơn mặc dầu có những cảnh báo chính thức rằng tỉ giá?VND có thể sẽ bị hạn chế trong tương lai gần. * Việc giá dầu và giá cả thực phẩm được bình Bài liên quan:  FDI và câu chuyện về dự báo [01/02/2007]  Tổng vốn FDI đăng ký đạt trên 60 tỷ USD [28/12/2006]  Bãi bỏ duyệt nhập khẩu của doanh nghiệp FDI [06/12/2006]  Thu hút gần 8,3 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng qua [23/11/2006]  Đừng để dòng vốn FDI chảy ra ngoài APEC [22/11/2006]  Bắt nhịp tốc độ gia tăng vốn FDI [31/10/2006]  Vốn FDI đã đạt trên 5 tỉ đô la Mỹ [01/10/2006]  Thu hút vốn FDI giai đoạn 2006-2010 ước đạt 34 tỷ USD [29/08/2006]  Đề nghị miễn thuế NK đối với hàng hoá của DN FDI [28/06/2006]  DN FDI hào hứng [25/06/2006]  Thu hút hơn 2 tỉ USD vốn FDI [26/05/2006]  Hơn 50 triệu USD vốn FDI vào các KCN [12/05/2006]  Năm 2006, thu hút vốn FDI có thể vượt 6 tỷ USD [03/01/2006]  Giải pháp thu hút vốn FDI cho nông nghiệp [10/10/2005]  Có nên hạn chế tỷ lệ cổ phiếu của DN FDI khi niêm yết? [16/08/2005]  Ngân hàng gọi vốn FDI: Đề phòng nguy cơ bị thôn tính [16/05/2005]  Thị trường bảo hiểm VN: Thị phần nghiêng về các DN FDI [11/05/2005]  Trên 2 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam [28/04/2005] ổn, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chậm chạp và thuế nhập khẩu thấp có thể giúp kiềm chế lạm phát bất chấp việc tăng lương tối thiểu và việc giảm giá điện, than và một số mặt hàng khác có thể làm tăng thêm sức ép về giá cả. Trong chừng mực chúng ta còn ở nhóm nước có thu nhập thấp (dự kiến đến năm 2010) thì sức hấp dẫn đối với vốn FDI vẫn còn rất mạnh. Không những vậy, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế như kế hoạch 5 năm hiện nay dự kiến, thì sức hấp dẫn này vẫn còn được duy trì tới khoảng giữa thập kỷ sau, bởi phải mất khoảng 10 năm thì chúng ta cũng mới đạt được trình độ phát triển của Trung Quốc năm 2005 (tính bình quân theo đầu người). Bên cạnh đó, căn cứ để khẳng định rằng, nguồn vốn FDI thu hút được đã có sự thay đổi về chất chính là mục tiêu đầu tư mà các "đại gia" này hướng tới. Những điều nói trên có nghĩa là, từ năm 2005 trở về trước, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu nhắm vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, hoặc nhắm vào lĩnh vực công nghệ thấp, hướng vào sử dụng lực lượng lao động tay nghề thấp, giá rẻ như dệt may, da giày, trong đó thực chất là biến những ngành này thành những công xưởng của những người thợ thủ công gia công hàng hoá cho các ông chủ đích thực hưởng lợi trên thị trường thế giới. Trong khi đó, với cơ cấu đầu tư hiện nay, đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chuyển hướng vào lĩnh vực công nghệ cao, cung ứng năng lượng . Dự án lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của "đại gia" Intel sẽ cho "ra lò" nhiều tỷ USD sản phẩm này, hoặc Canon cũng sẽ cung ứng cho thị trường khu vực và thế giới cả tỷ USD sản phẩm của mình, hoặc dự án liên doanh đầu tư Nhà máy điện Mông Dương II trị giá 1,4 tỷ USD . là những minh chứng cho sự chuyển hướng này. Hãy còn rộng mở Có thể nói, đất nước ta đang hội đủ cả ba yếu tố "thiên thời, địa lợi và nhân hoà" để tận dụng cơ hội ngàn vàng này. Thứ nhất, cho dù hàng loạt thành tựu trong 21 năm đổi mới là rất to lớn, nhưng chính trình độ phát triển còn rất thấp của nền kinh tế nước ta mới là điều có ý nghĩa quyết định tạo ra lực hấp dẫn thu hút vốn FDI hết sức mạnh mẽ trong điều kiện nước ta trở thành thành viên WTO. Trước hết, dưới con mắt của các tập đoàn đa quốc gia, với GDP bình quân đầu người mới đạt 638 USD năm 2005, xếp hạng 166 trong 208 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, thị trường nước ta được coi là một thị trường chưa khai phá. Bởi lẽ, do còn rất kém phát triển, cho nên cơ hội kinh doanh còn rất nhiều và việc nước ta gia nhập WTO có thể được coi như "chất xúc tác" làm cho việc khai thác những cơ hội đó thuận lợi hơn hẳn. Việc vô số các "đại gia" của hàng loạt nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới đều có mặt trong tuần lễ APEC tháng 11/2006 trong bối cảnh thời hạn chúng ta trở thành thành viên WTO chỉ còn tính bằng tuần và sự thành công vượt quá xa những dự báo táo bạo nhất trong thu hút vốn FDI trong những ngày cuối năm vừa qua đủ chứng tỏ điều đó. Trong khi đó, các yếu tố khác, như nền kinh tế đang trên đà tăng tốc nhanh, chính trị - xã hội ổn định, thị trường không nhỏ của trên 80 triệu dân, lực lượng lao động trẻ đông đảo . cho dù cũng hết sức quan trọng, nhưng cũng chỉ là tiền đề và những tiền đề này đã tồn tại từ lâu, nhưng ít được các tập đoàn đa quốc gia để mắt đến. Mặt khác, nếu so với Trung Quốc, "người khổng lồ" cũng có đầy đủ những yếu tố đó như chúng ta, thậm chí trong đó còn có nhiều yếu tố vượt trội và cũng đã có "chất xúc tác" WTO trước chúng ta 5 năm, nhưng do đã ở trình độ phát triển cao hơn chúng ta 2,81 lần và xếp hạng cao hơn chúng ta 46 bậc (năm 2005), đặc biệt là khả năng gia tăng nhanh khoảng cách này trong nhiều năm tới là hoàn toàn chắc chắn, cho nên đã nhanh chóng mất đi lợi thế của một quốc gia ở trình độ phát triển thấp như chúng ta. "Công thức" đầu tư Trung Quốc + 1 mà nhiều tập đoàn đa quốc gia gần đây bắt đầu lựa chọn chính là xuất phát từ thực tế này. Thứ hai, có lẽ sẽ là không quá lời khi nói rằng chúng ta gia nhập WTO trong bối cảnh các cường quốc kinh tế thế giới, cũng như nhiều nền kinh tế hùng mạnh khác đang trong cuộc đua để củng cố vị thế của mình trong khu vực và châu lục. Trong chừng mực chúng ta còn ở nhóm nước có thu nhập thấp (dự kiến đến năm 2010) thì sức hấp dẫn đối với vốn FDI vẫn còn rất mạnh. Không những vậy, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế như kế hoạch 5 năm hiện nay dự kiến, thì sức hấp dẫn này vẫn còn được duy trì tới khoảng giữa thập kỷ sau, bởi phải mất khoảng 10 năm thì chúng ta cũng mới đạt được trình độ phát triển của Trung Quốc năm 2005 (tính bình quân theo đầu người). Trước hết, theo lời lẽ rất ngoại giao của ngoại trưởng cường quốc kinh tế số 1 thế giới trước tuần lễ APEC Hà Nội ít ngày, "Mối quan hệ Việt - Mỹ sẽ trở thành một mối quan hệ rất rộng lớn . Chuyến thăm của Tổng thống Bush tới VN sẽ cực kỳ quan trọng đối với hai nước, nó chứng tỏ rằng VN có thể là một đối tác rất quan trọng đối với Mỹ và cũng là một đối tác rất quan trọng ở Châu á đối với Mỹ". Còn bà Charlene Barshefsky, cựu đại diện Thương mại Mỹ thời Tổng thống Clinton, người đã đặt bút ký Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ, thì ít ngoại giao hơn: "Nguyên nhân đáng chú ý nhất của chuyến đi này là việc VN đang ngày càng có vai trò tích cực hơn, tiếng nói có ảnh hưởng hơn trong ASEAN. Trong khi đó, Mỹ luôn chú ý đến các quốc gia giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ và VN là một lựa chọn tất nhiên cho vị trí này". Thế nhưng, ẩn phía sau những nhận định trên chắc chắn là nguyên nhân đích thực của tình hình. Đó là, theo đánh giá của Giám đốc Hội đồng Mậu dịch Mỹ - ASEAN: "Chưa có bao giờ Mỹ lại thiếu tập trung vào ASEAN như bây giờ, trong khi Trung Quốc lại rất quyết tâm và có vẻ như đã thiết lập được địa vị của một "đại cường" trong vùng "ASEAN lục địa". Không chỉ có vậy, bên cạnh đó chính là những bước đi chiến lược trong việc thắt chặt quan hệ Việt - Nhật không thể không khiến cho Mỹ phải "nhanh chân hơn". Bởi lẽ, dưới con mắt của bà Charlene Barshefsky: "Về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhật Bản và chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Shinzo Abe ., tôi có thể nói rằng, bởi Nhật Bản đang nhìn khu vực với con mắt chiến lược. Những việc làm của Nhật Bản tại khu vực này một phần bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc". Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, trong khi Mỹ đã "chậm chân", thì Nhật Bản có những bước đi vững chắc, còn Trung Quốc cũng đã và chắc chắn sẽ còn mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực. Trong bối cảnh như vậy, nằm ở vị trí cửa ngõ của Trung Quốc ở phía Nam, với thị trường quy mô 84 triệu dân và sẽ còn lớn hơn nữa chưa được khai phá, tình hình chính trị - xã hội ổn định, nền kinh tế đang trên đà cất cánh khi chúng ta gia nhập WTO . đây chính là thời cơ không thể nào tốt hơn để các cường quốc kinh tế thế giới tăng tốc đầu tư vào nước ta nhằm củng cố vị thế của mình trong khu vực và châu lục. Việc Thủ tướng nước ta hi vọng Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại VN trong những năm tới, còn ở mốc 2010 là con số 15 tỷ USD, còn Nhật Bản cũng đặt mục tiêu nhanh chóng tăng gấp đôi vốn đầu tư của mình lên 15 tỷ USD cũng vào thời điểm này và Trung Quốc cũng với mục tiêu tăng gấp rưỡi kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD trong cùng kỳ là những biểu hiện của xu thế phát triển đó. Bên cạnh những mục tiêu đó, những động thái gần đây cho thấy, những nền kinh tế hùng mạnh trong khu vực cũng như một số quốc gia khác cũng đã có những bước đi quan trọng để chiếm lĩnh thị trường chưa được khai phá của nước ta. Đó là những tập đoàn đến từ các con rồng Châu á như Hàn Quốc . và từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác với những dự án đầu tư khổng lồ. Tiêu biểu nhất ở thời điểm hiện tại có lẽ là kế hoạch đầu tư khổng lồ 5 tỷ USD của Tập đoàn Foxconn và 3 tỷ USD của Honhai (Đài Loan), hoặc dự án đầu tư cũng khổng lồ 2 tỷ Euro là của Tập đoàn ủy thác Trustee Suisse Thuỵ Sĩ . Nói tóm lại, không chỉ những thành tựu to lớn trong 21 năm đổi mới của nước ta tạo ra hấp lực mạnh mẽ hút vốn FDI đổ vào, mà những động thái trong khu vực đã "khuếch đại" hấp lực này. Do vậy, vấn đề chỉ còn tuỳ thuộc vào việc những nỗ lực phấn đấu của chúng ta có đủ để tiếp nhận được những nguồn vốn đầu tư khổng lồ này hay không. * Ngày 12/2/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh quyết định việc cấp giấy phép kinh doanh cho DN. Ngoài ra, DN có vốn đầu tư nước ngoài có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định của nghị định này. Nghị định 23/2007/NĐ-CP cũng quy định rõ thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh cho DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của DN theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh nếu đề nghị sửa đổi, bổ sung đó phù hợp với pháp luật VN và Điều ước quốc tế mà VN là thành viên. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, cơ quan cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ do cho DN biết. * Các tập đoàn lớn trên thế giới coi VN là điểm đến hấp dẫn. Trong đó, điển hình nhất là dự án khổng lồ 1 tỷ USD của Intel tại TP HCM, dự án lớn nhất của tập đoàn này ở nước ngoài và dự án 300 triệu USD của Canon ở phía Bắc Nhật Bản cũng là cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn này trong khu vực. Nguyễn Đình BíchI. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam Sự cần thiết thu hút FII Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…). Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm. Tiềm năng thu hút FII Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư. Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. II. Thực trạng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%). Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức. Theo các nhà đầu tư, do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán. III. Vài nét về các Công ty quản quỹ và các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu nước ngoài tại Việt Nam Theo thống kê của Công ty quản quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD. [...]... 01/01/2007 Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành để tạo môi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp ổn định cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích phát triển các công ty quản quỹ Thứ ba, coi trọng và chủ... vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004 Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere,... khốc liệt Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thành các khuôn khổ pháp để doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị xuất khẩu vốn thông qua các hình thức niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài Thứ tư, tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián... tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản quỹ Dragon Capital với mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu... giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập 8 Mekong Enterprise Fund (MEF) Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và... vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD và cùng chiến lược... chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính Thứ năm, xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng... tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế Theo Bộ tài chính... đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản bởi gia đình Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu... hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong . Hành lang pháp lý mới cho doanh nghiệp FDI Thứ Hai, 26/02/2007, 07:50 Theo VnEconomy Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua. nhánh, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Văn bản có hiệu lực kể từ 24/3, lần đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho một hình thức ngân hàng nước ngoài mới hoạt

Ngày đăng: 14/12/2013, 21:16

Hình ảnh liên quan

- Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế; - Tài liệu Hành lang pháp lý mới cho doanh nghiệp FDI pdf

Hình th.

ức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế; Xem tại trang 1 của tài liệu.
Để được cấp phép thành lập và hoạt động theo những hình thức kể trên hay mở văn phòng đại diện, ngân hàng nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại  tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài c - Tài liệu Hành lang pháp lý mới cho doanh nghiệp FDI pdf

c.

cấp phép thành lập và hoạt động theo những hình thức kể trên hay mở văn phòng đại diện, ngân hàng nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài c Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan