Văn 9 - ÔN TẬP HỌC KÌ I - ĐỀ 2

2 850 0
Văn 9 - ÔN TẬP HỌC KÌ I - ĐỀ 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn 9 - ÔN TẬP HỌC KÌ I - ĐỀ 2 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh v...

ÔN TẬP HỌC I - ĐỀ 2. Phần I: "Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) a. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chọn ngôi kể trên có tác dụng như thế nào? b. Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”? c. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó? d. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích thái độ của bé Thu đối với ba từ khi gặp mặt đến khi nó bỏ sang bà ngoại. Trong đoạn có sử dụng câu ghép dùng cặp quan hệ từ: “vì…nên…” Phần II: Hãy tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt để kể lại những niệm tuổi thơ gắn bó bên người bà. => Gợi ý: Phần I: a. - Đoạn trích "Chiếc lược ngà" được kể theo ngôi thứ nhất. - Người kể chuyện ở đây là bác Ba. Bác vừa là một người đồng đội, một người bạn thân thiết của ông Sáu vừa là người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối. - Cách chọn vai kể ấy góp phần tạo nên sự thành công của “Chiếc lược ngà” ở những điểm sau: + Làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện bởi người kể chuyện đồng thời cũng là một người trong cuộc chứng kiến những sự việc xảy ra. + Người kể chuyện dễ dàng đan xen vào những bình luận, những cảm xúc, suy nghĩ hết sức thấu đáo để người đọc có thể hiểu và đồng cảm với câu chuyện. + Người kể chuyện có nhiều cơ hội tìm hiểu đi vào thế giới nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. b. Ông Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng tiếng “ba” để gọi ông. c. Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự. Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu. d. Viết đoạn văn: *Về hình thức: không giới hạn viết theo cách lập luận cụ thể nào, nên các em có thể tùy chọn đoạn diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp. Tuy nhiên, phải chú ý có câu ghép dùng cặp quan hệ từ “vì…nên…” *Về nội dung: phân tích sự phát triển thái độ của bé Thu từ khi gặp cha đến khi bỏ sang bà ngoại. Vì không nhận ra ông Sáu là cha nên bé Thu đã đối xử với ông như với người xa lạ: - Khi gặp: nó sợ hãi bỏ chạy. - Những ngày ông Sáu ở nhà: nó tìm mọi cách để không phải gọi ông Sáu là cha. - Đặc biệt, trong bữa ăn, nó khước từ sự chăm sóc của ông và bỏ sang nhà ngoại. Phần II: A- Yêu cầu: I. Mở bài: Giới thiệu về mình ( Nhân vật trữ tình trong bài thơ) II. Thân bài : Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà.Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương ,nhớ mong về bà khi ở xa bà Ví dụ hình thành mạch kể riêng : * Cách 1: 1.Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà. 2.Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. 3.Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. 4.Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà * Cách 2: 1.Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm. 2.Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội. 3.Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng , hạnh phúc được ở bên bà. 4.Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa. 5.Giờ đây tôi đã trưởng thành. ,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa III.Kết bài: Niềm mong ước , suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa

Ngày đăng: 14/12/2013, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan