Tài liệu Tăng huyết áp: Bệnh lý nguy hiểm ppt

5 315 0
Tài liệu Tăng huyết áp: Bệnh lý nguy hiểm ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tăng huyết áp: Bệnh nguy hiểm Tăng huyết áp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh diễn biến rất thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng do vậy hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề. Thời tiết mùa hè rất khắc nghiệt thường gây tác động xấu đến các bệnh mạn tính, nhất là bệnh tim mạch như tăng huyết áp. Làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp? Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg. Vậy đo huyết áp phải được tiến hành như thế nào cho đúng? Huyết áp phải được đo khi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 5 phút trước khi đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (thuốc lào – thuốc lá, trà, cà phê). Huyết áp phải được đo ít nhất 2 lần cách nhau 2-5 phút, giá trị huyết áp là con số trung bình cộng của 2 lần đo. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tăng huyết áp. Tuy nhiên, khoảng trên 95% các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân tăng huyết áp. Trong trường hợp này người ta gọi là bệnh tăng huyết áp; còn nếu tìm thấy căn nguyên thì đó là tăng huyết áp triệu chứng (tức tăng huyết áp chỉ là một dấu hiệu của bệnh, chứ không phải là một bệnh). Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp? Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám để điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg). Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không? Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì 3 do: Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở nước ta: trên một nửa dân số có tuổi trên 50 bị tăng huyết áp ở các nước phát triển. Còn ở Việt Nam, tại Hà Nội có khoảng 20% người trên 50 tuổi đã bị tăng huyết áp. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng, để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh cũng như cho xã hội: nhồi máu cơ tim, suy tim; chảy máu não hay tắc mạch máu não; suy thận; giảm thị lực dẫn tới mù lòa . Mặc dù gây ra các biến chứng nặng nề như vậy nhưng các biểu hiện của bệnh khi chưa có biến chứng lại rất nghèo nàn, do vậy hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, không tuân thủ điều trị một cách đầy đủ nên tỷ lệ gặp các biến chứng còn rất cao. Chữa bệnh tăng huyết áp như thế nào? Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích là phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh. Nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tuân thủ một nguyên tắc quan trọng nhất: điều trị tăng huyết áp là một điều trị suốt đời. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được các tai biến do tăng huyết áp. Các biện pháp điều trị bao gồm 2 biện pháp là không dùng thuốc và dùng các thuốc hạ áp. Không dùng thuốc là phương pháp điều trị bắt buộc dù có dùng thuốc hay không. Phương pháp này bao gồm: từ bỏ các thói quen nguy hại: hút thuốc lá; uống nhiều rượu; thói quen ăn mặn; lười vận động. Giảm cân nặng (nếu có thừa cân). Tăng cường tập luyện thể lực (tùy theo khả năng thể lực của mỗi người mà có các biện pháp tập luyện thích hợp): tập đều đặn hằng ngày, mỗi ngày ít nhất 45 phút. Chế độ ăn uống: giảm muối (lượng muối ăn không quá 6g muối/ngày). Hạn chế mỡ động vật và các thức ăn giàu cholesterol (như phủ tạng động vật). Đối với nhiều bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ, chỉ việc thay đổi lối sống đã có thể làm cho huyết áp trở về bình thường. Nếu huyết áp không trở về bình thường, việc điều chỉnh lối sống kết hợp với điều trị bằng thuốc cũng góp phần hạn chế các biến chứng và giúp kiểm soát tốt huyết áp. Phương pháp dùng các thuốc hạ huyết áp: Gồm rất nhiều các nhóm thuốc khác nhau. Tùy mức độ tăng huyết áp cũng như giai đoạn của bệnh và sự nhạy cảm của từng cá nhân, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ giúp người bệnh chọn lựa được các thuốc phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh nhân khác nhau. Không có một công thức chung nào áp dụng cho tất cả các bệnh nhân. Nếu sau khi uống thuốc huyết áp bình thường rồi thì có nên uống thuốc nữa hay không? Như trên đã nói, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là điều trị lâu dài, suốt đời. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nhưng cũng lại là nguyên tắc hay bị bỏ quên nhất. Người bệnh thấy khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, huyết áp bình thường thì lại bỏ không uống thuốc. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng có nghĩa là không có hiệu quả. Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù cảm thấy khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường, thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên. Trong mùa hè, bệnh nhân tăng huyết áp nên tránh đi lại vào những giờ nắng nóng để tránh những cơn huyết áp kịch phát. . Tăng huyết áp: Bệnh lý nguy hiểm Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những. 140/90 mmHg). Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không? Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì 3 lý do: Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh trên

Ngày đăng: 14/12/2013, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan