Tài liệu Các thuốc gây độc cho thận pptx

6 521 1
Tài liệu Các thuốc gây độc cho thận pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các thuốc gây độc cho thận Điều trị cho bệnh nhân bị suy thận Phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, hoặc gặp một chất khác tại ống thận, một số thuốc trở thành chất gây độc cho thận. Thuốc có thể gây độc cho thậncác mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh càng có nguy cơ xuất hiện cao ở những người mà chức năng thận suy giảm. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới danh sách các thuốc gây độc cho thận ngày càng dài thêm trong đó phải kể đến kháng sinh . Các thuốc gây độc ở ống thận Nhóm kháng sinh aminozid: Tỷ lệ gây độc thận cao (khoảng 10% người dùng) với các biểu hiện: tăng cao đột ngột urê huyết. Thuốc gây độc nhiều nhất là neomycin nhưng hiện nay neomycin thường chỉ dùng dưới dạng phối hợp trong các dung dịch hay thuốc mỡ (nhỏ mắt, dùng ngoài). Streptomycin có độc tính thấp, lại dùng trong phác đồ điều trị lao ngắn ngày với liều, thời gian xác định. Vì thế ít khi gặp trường hợp hai thuốc này gây độc. Thuốc hiện nay dùng là gentamycin và tobramycin, đặc biệt gentamycin bị lạm dụng nhiều (trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi trở lên) nên tỷ lệ gentamycin gây độc trở nên chiếm tỷ lệ cao trong nhóm. Gentamycin có khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc hẹp, ít được chuyển hóa, có tới 70% bài tiết qua thận dưới dạng nguyên chất. Ở người suy thận, người già, trẻ nhỏ, chu kỳ bán hủy kéo dài, thuốc tích lũy lại ở thận tuy có mức độ nhưng có thể gây ra ngộ độc thận. Nguy cơ ngộ độc thận thường xảy ra hơn ở người huyết áp thấp hoặc người có bệnh về gan hoặc ở nữ giới, nên phải giảm liều.Thuốc có thể qua nhau thai, qua sữa mẹ, vì vậy không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Nhóm kháng sinh cephalosporin: Chỉ thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil) gây độc cho thận, còn thế hệ 2 - 3 thì an toàn hơn. Cephalexin, cefazolin hầu như không bị chuyển hóa, trong khi cefalotin nhanh chóng bị chuyển hóa trong gan chuyển thành chất trung gian. Vì vậy, hầu hết cefalexin và cefazolin trong khi chỉ có 60-70% cefalotin bài tiết qua đường thận dưới dạng không đổi. Người già, trẻ nhỏ, người suy thận chức năng thận yếu, suy giảm, chu kỳ bán hủy thuốc kéo dài hơn người bình thường từ 3 - 5 lần. Một phần chúng tích lại trong các cơ quan gây độc trong đó gây độc nhiều nhất cho thận. Khi dùng chúng nhất là dạng thuốc tiêm cần tính toán liều cẩn thận, riêng các đối tượng trên cần giảm liều căn cứ vào độ thanh thải creatinin. Không nên dùng cho người có thai, cho con bú. Vì thế hệ 1 ít gây độc cho các cơ quan chức năng khác, lại rẻ tiền hơn thế hệ 2, 3 nên ít người chú ý đến tính hại thận, chỉ định khá dễ dãi, lạm dụng, nguy hại nhất là lạm dụng cho trẻ em. Trong số các thuốc này thì cephalexin do là dạng uống, dễ dùng hơn nên thường bị lạm dụng nhiều hơn cả. Kháng sinh chống nấm amphotericin B: Tác dụng lên lipid của màng tế bào gây độc. Biểu hiện thường thấy là suy thận cấp, đái tháo nhạt, nhiễm toan do ống thận. Paracetamol gây suy thận cấp nhưng phải dùng liều khá cao (mỗi ngày dùng 15g) hoặc suy thận mạn với liều dùng tương đối cao, kéo dài, kèm thêm uống nhiều rượu. Thuốc giảm lưu lượng máu đến thận Các thuốc chống viêm Non- steroid thế hệ cũ: Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin, làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm độ lọc cầu thận dẫn đến suy thận, tuy nhiên tác dụng độc này chỉ gây ra khi dùng các thuốc kéo dài. Khi dừng thuốc, thận sẽ được phục hồi. Các thuốc giãn mạch điều trị tăng huyết áp: Các thuốc này trong đó có nhóm thuốc ức chế angiotensin II sẽ làm giãn mạch tụt huyết áp, làm giảm lượng máu trước thận gây suy thận chức năng. Một số thuốc kháng sinh và thuốc giảm lưu lượng máu đến thận có thể gây độc cho thận. Một số hậu quả khác Thuốc làm tắc ống thận: Các sulfamind kết tủa trong ống thận gây ra hiện tượng này nhất là khi dùng liều cao và uống ít nước. Để đề phòng, khi dùng sulfamid cũng như riêng cotrimoxazol nên uống nhiều nước. Thuốc gây dị ứng miễn dịch ở ống thận - mô kẽ: xảy ra với bất kỳ thuốc nào có khả năng gây mẫn cảm với co thể. Thuốc gây hội chứng thận hư: gây lắng đọng các phức hợp miễn dịch dẫn đến hội chứng thận hư nhưng không gây suy thận. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại trạng thái bình thường. Có thể kể đến các thuốc như Dpenicilamin, Catopril, Trimethadion, các muối bismuth. Thuốc gây suy thận mạn: Nguyên nhân do thuốc tích lũy trong ống thận khi dùng liều cao, kéo dài. Đó là các thuốc điều trị bệnh tâm thần Litium carbonat, thuốc chống ung thư (cisplatin). Tóm lại, hầu hết thuốc uống, thuốc tiêm, đôi khi cả thuốc dùng ngoài đều thải trừ qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi. ở liều bình thường, và người có chức năng thận bình thường cũng đã có nguy cơ bị nhiễm độc thận, nguy cơ này tăng cao ở những người mà khả năng thanh thải của thận giảm. Do vậy trước hoặc sau khi dùng thuốc cần phải xem xét độ thanh thải creatin để chọn và điều chỉnh liều thích hợp. Ngoài ra, cần chú ý một số tình trạng liên quan đến sức khỏe như: tuổi, giới, bệnh lý mạn tính kèm theo như xơ gan, tiểu đường, bệnh tim mạch, cơ địa dị ứng . Trong điều kiện cần phải dùng những nhóm thuốc này chữa bệnh thì lưu ý chọn loại thuốc có độ độc thấp nhất, chỉ dùng với liều đủ có hiệu lực, giữ đúng khoảng cách giữa các lần dùng và chỉ trong một thời gian nhất định. . máu trước thận gây suy thận chức năng. Một số thuốc kháng sinh và thuốc giảm lưu lượng máu đến thận có thể gây độc cho thận. Một số hậu quả khác Thuốc làm. năng thận suy giảm. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới danh sách các thuốc gây độc cho thận ngày càng dài thêm trong đó phải kể đến kháng sinh . Các thuốc

Ngày đăng: 14/12/2013, 19:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan