Tài liệu các tuyến tiêu hóa pptx

6 2.1K 2
Tài liệu các tuyến tiêu hóa pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC TUYẾN TIÊU HOÁ: 1. Tuyến Nước bọt 2. Tuyến Vị (dạ dày) 3. Tuyến Ruột 4. Tuyến gan 5. Tuyến tụy Ngoài các tuyến tiêu hóa nằm ngay trong thành ống tiêu hóa (dạ dày, ruột non), còn có các tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa đổ vào ống tiêu hóa bằng các ống dịch như các đôi tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ 1. Tuyến Nước bọt Là một tuyến ngoại tiết, gồm 3 đôi tuyến hình chùm: đôi tuyến mang tai (nằm dưới lớp da má); đôi tuyến dưới hàm (nằm ở bờ dưới xương hàm) và đôi tuyến lưới lưỡi (nằm dưới lớp niêm mạc miệng), có nhiệm vụ tiết nước bọt, theo ống dẫn đổ vào khoang miệng. Trong nước bọt có Muxin giúp làm mềm, dẻo thức ăn , có Amilaza (hay ptialin) giúp phân giải một phần tinh bột chín, có lizozim giúp tiêu diệt và làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. 2. Tuyến Vị (dạ dày) Phân bố ở lớp màng nhầy dạ dày, tiết ra axít Clohydric (HCl) và men tiêu hóa như pepesinozen giúp phân giải Protein, 1 ít lipaza (là enzim phân giải mỡ của sữa và một ít Prezua (có tác dụng kết tủa sữa thành Cazein). 3. Tuyến Ruột Phân bố trên lớp niêm mạc ruột, có nhiệm vụ tiết ra nhiều loại ezim tiêu hóa Gluxit (như Amilaza, Maltaza, Saccaraza, Lactara), enzim tiêu hóa Lipit (như Lipaza) , enzim tiêu hóa Protit (như Enterokinaza, Eripsin). 4. Tuyến gan Là tuyến ngoại tiết lớn nhất cơ thể. Trọng lượng 1,2kg nằm phía phải ổ bụng, dưới cơ hoành. Mặt dưới của gan có cuống gan, (do tĩnh mạch cửa gan, động mạch gan, thần kinh gan, ống dẫn mật tạo thành) Gan có nhiệm vụ tiết ra dịch mật, theo các ống dẫn mật nhỏ --> ống lớn --> túi mật hoặc đổ vào tá tràng. Muối mật có tác dụng nhũ tương hóa và trung hòa HCL từ dạ dày vào, góp phần tạo môi trường kiềm cho các men tiêu hóa của dịch ruột hoạt động. Ngoài nhiệm vụ tiết dịch, gan còn là nơi trung hòa các chất độc xâm nhập vào cơ thể và là nơi tiêu hủy hồng cầu già, là nơi dự trữ glucozen, điều hoà đường máu Bạn cần biết: . Khả năng khử độc của rgan rất lớn, nhưng không phải là vô hạn. Nếu mỗi ngày bạn cứ nhập đều vào cơ thể những chất độc hại, như rượu chẳng hạn, gan sẽ bị kiệt dần, các tế bào gan sẽ bị thoái hóa ( nhiễm mỡ), thay vào đó là mô xơ. Gan xơ thì tiêu hóa kém, cơ thể suy nhược, thường xuyên bị nhiễm độc và cuộc sống sẽ chẳng kéo dài được bao lâu . 5. Tuyến tụy Là tuyến màu xám hồng, nằm ngang phía sau dạ dày, ngay phần tá tràng, dài 15 - 20cm, rộng 4cm, nặng 70 – 80g. Tụy có nhiều thùy nhỏ với nhiều ống dẫn chất tiết. Các ống dẫn nhỏ đổ chung vào 1 ống lớn, gọi là ống tụy. Ống tụy cùng với ống dẫn mật đổ vào tá tràng. Dịch tuy là một chất lỏng, kiềm, chứa nhiều enzim tiêu hóa chất đường bột, protein, lipit Trong dịch tuy có nhiều men tiêu hóa chất đường bột, Protein, lipit. Ngoài ra tụy còn làm nhiệm vụ nội tiết do nhóm tế bào đặc biệt gọi là đảo tụy đảm nhiệm. Tuỵ là một tuyến pha, vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết (tiết enzim tiêu hoá), vùa làm nhiệm vụ nội tiết (tiết hoocmon do các tế bào đảo tuỵ tiết ra) Để bảo vệ Hệ tiêu hoá, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, bạn cần phải làm gì? Trước hết bạn phải thực hiện ăn uống một cách khoa học, nghĩa là việc ăn uống phải được xác định bằng khẩu phần ăn hàng ngày. Khẩu phần ăn phải bảo đảm : - Đủ nhu cầu về năng lượng mà cơ thể yêu cầu. - Đủ nhu cầu về các chất cần thiết như: protein, lipit, glu xit, vi ta min và muối khoáng … theo một tỷ lệ xác định. - Nhu cầu về số lượng các chất trong khẩu phần ăn. - Chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị, hợp vệ sinh. - Ăn uống đúng giờ giấc, không ăn quá no, nghỉ ngơi hợp lí. . CÁC TUYẾN TIÊU HOÁ: 1. Tuyến Nước bọt 2. Tuyến Vị (dạ dày) 3. Tuyến Ruột 4. Tuyến gan 5. Tuyến tụy Ngoài các tuyến tiêu hóa nằm ngay trong thành ống tiêu. tiêu hóa (dạ dày, ruột non), còn có các tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa đổ vào ống tiêu hóa bằng các ống dịch như các đôi tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến

Ngày đăng: 14/12/2013, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan