Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

104 2.4K 7
Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn Thị Thuỷ Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên Vinh- 2009 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hớng dẫn GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa Đào tạo Sau đại học Trờng Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trờng. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và ng- ời thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Vinh, tháng 12 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Thủy 2 Mục lục Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phơng pháp nghiên cứu 6 6. Cấu trúc của luận văn 6 Chơng 1. Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài 7 1.1. Lý thuyết hội thoại 7 1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ 21 1.3. Tiểu kết chơng 1 28 Chơng 2. Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 31 2.1. Khái niệm biểu thức ngữ vi 31 2.2. Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi 32 2.3. Vai giao tiếp thực hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi 50 2.4. Một số nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hành động: Khen, cám ơn, xin lỗi 57 2.5. Tiểu kết chơng 2 58 Chơng 3. Hiệu lực của hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật và chiến lợc giao tiếp phù hợp 60 3.1. Khái niệm hiệu lực của hành động ngôn trung và chiến lợc giao tiếp 60 3.2. Hiệu lực của hành động khen, cám ơn. xin lỗi qua lời thoại nhân vật và chiến lợc giao tiếp phù hợp 62 3.3. Vai trò của các hành động khen, cám ơn, xin lỗi trong tác phẩm 72 3.4. Nét văn hoá ứng xử ngời Việt qua hành động khen, cám ơn, xin lỗi 79 3.5. Tiểu kết chơng 3 83 Kết luận 85 Tài liệu tham khảo 88 Phụ lục 3 kí hiệu viết tắt sử dụng trong luận văn ĐTNV Động từ ngữ vi IFIDs Illocutionary force indicating devices Dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời P Nội dung mệnh đề Sp1 Nhân vật hội thoại thứ nhất ngời nói Sp2 Nhân vật hội thoại thứ hai ngời nghe SL Số lợng 4 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ ra đời đã tạo bớc ngoặt mở ra một hớng đi mới trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Trớc khi lý thuyết hành vi ngôn ngữ ra đời, ngời ta chỉ đề cập đến một số địa hạt quen thuộc của nó nh: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tức là ngôn ngữ đợc xem là một đối tợng trừu tợng. Từ khi lý thuyết hành vi ngôn ngữ ra đời, ngời ta bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, tức nghiên cứu ngôn ngữ dới góc độ vai trò hành chức của nó. Hàng loạt các công trình nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng lý thuyết hành động ngôn ngữ đợc công bố và đã thu đợc nhiều kết quả. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu ba nhóm hành động khen, cám ơn, xin lỗi trong lời thoại nhân vật qua các tác phẩm văn học, nhất là truyện ngắn thì cha có tác giả nào đi sâu. 1.2. Trong cuộc sống hàng ngày, các hành động khen, cám ơn, xin lỗi thể hiện phép lịch sự trong văn hoá ứng xử của con ngời. Tuy nhiên chúng cũng đem lại hiệu lực ở lời khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh và đối tợng giao tiếp cụ thể. vậy, việc đi sâu tìm hiểu những hành động ứng xử này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc tìm hiểu các tác phẩm văn chơng cũng nh trong giao tiếp của con ngời. 1.3. Xác định biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi giúp chúng ta có thể xác định và nhận diện chúng với một số hành động ngôn ngữ khác nh hàng động chê, đe doạ, trách móc từ đó giúp ngời nói có thể sử dụng các hành động ngôn ngữ này một cách hợp lý. những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu các hành động ngôn ngữ 5 Trên thế giới ngành ngữ dụng học ra đời rất sớm. Năm 1938 trong công trình Những cơ sở của lý thuyết kí hiệu , nhà kí hiệu học ngời Mĩ C.W.Morris lần đầu tiên đã đa ra lý thuyết ba bình diện khi xem hệ thống kí hiệu ngôn ngữ với t cách bộ môn kí hiệu học, đó là: bình diện kết học, bình diện nghĩa học và bình diện dụng học và đây là thời gian đợc xem là mốc ra đời của ngữ dụng học. Mặc dù ra đời khá sớm nhng phải đến năm 1962 khi cuốn sách How to do things with words của J.L.Austin đợc xuất bản, lý thuyết hành động ngôn từ ra đời thì ngữ dụng học mới thực sự đợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm và nó ngày càng đ- ợc phát triển mạnh. Trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc và có phê phán một số quan điểm của J.L.Austin, năm 1969 J.Searle đã cho xuất bản cuốn Speech Acts thì đến lúc này, ngữ dụng học thực sự ổn định. Trong cuốn sách của mình J.Searle đặc biệt quan tâm đến hành động ngôn trung (Illocutionary act). Theo ông hành động ngôn trung là đơn vị giao tiếp bằng lời nhỏ nhất. Ông cho rằng việc giao tiếp bằng lời cũng chịu sự chi phối của các quy tắc chung thể hiện qua hành động ngôn trung, vậy hành động ngôn trung là hành độngngữ dụng học cần quan tâm, cần đi sâu nghiên cứu nhất. Đặc biệt phải kể đến năm 1986 G.Jule với nhan đề Pragmatics (Ngữ dụng học) đã giới thiệu những tri thức cũng nh các khái niệm nền tảng: Chỉ xuất và khoảng cách; quy chiếu và suy luận; tiền giả định và dẫn ý; cộng tác và hành ý; hành động nói và sự kiện; lịch sử và tơng tác; hội thoại và cấu trúc a chuộng; diễn ngôn và văn hoá . [51, 24] Năm 1995 trong công trình Meaning in Interaction: An introduction to pragmatics , tác giả J.Thomas đã hệ thống hoá cách phân loại các phát ngôn ngôn hành. Theo đó, ông đã đa ra hệ thống các động từ ngôn hành bằng tiếng Anh và phân tích các động từ ngôn hành này một cách hợp lý, thuyết phục. ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu nh Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân đợc xem là những ngời có công mở đờng cho ngành ngữ dụng học. 6 Năm 1993, trong cuốn Đại c ơng ngôn ngữ học viết chung với Bùi Minh Toán, Đỗ Hữu Châu đã có một chơng về ngữ dụng học. Lần đầu tiên tác giả đã cung cấp một cái nhìn bao quát toàn cảnh với những tri thức khái quát tuy ngắn gọn nhng có hiệu lực đặt vấn đề định hớng cho chuyên ngành này, góp phần tích cực vào việc mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới cho Việt ngữ học. Trong chơng này, tác giả đã phân biệt hành vi ngôn ngữ với biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ. Năm 1998, trong cuốn Ngữ dụng học , tập 1, tác giả Nguyễn Đức Dân cũng đề cập đến vấn đề hành vi ngôn ngữ. Nhng tác giả không phân biệt biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi mà cho rằng biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi là một. Tác giả viết Các phát ngôn ngữ vi cũng đ ợc gọi là các biểu thức ngữ vi [26, 47]. Năm 2000, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Dụng học Việt ngữ đã lý giải một số vấn đề thuộc ngữ dụng học áp dụng vào tiếng Việt. Năm 2001, tác giả Đỗ Hữu Châu đã cho tái bản có sữa chữa và bổ sung cuốn Đại c ơng ngôn ngữ học II (1993) thành Đại c ơng ngôn ngữ học, tập 2, phần ngữ dụng học. Trong đó các vấn đề thuộc chuyên ngành ngữ dụng học đợc trình bày một cách hệ thống và chi tiết, đầy đủ. Năm 2005, trong cuốn Giáo trình ngữ dụng học , tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã trình bày các khái niệm liên quan đến lý thuyết hội thoại nh: các quy tắc hội thoại, ý nghĩa tờng minh, ý nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý thuyết quan trọng và vô cùng cần thiết đối với chúng tôi dựa vào trong quá trình triển khai đề tài của mình. Bên cạnh đó phải kể đến hàng loạt các bài viết, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ của các nghiên cứu sinh là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Có thể kể đến các công trình của các tác giả nh: Lê Thị Thu Hoa (1996) với đề tài luận văn Thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng: nhóm khen , chê ; Nguyễn Thị Ngận (1996) với đề tài 7 Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng: nhóm thông tin ; Đinh Thị Hà (1996) với đề tài Cấu trúc nghĩa của động từ nói năng: nhóm bàn , tranh luận , cãi . Các tác giả này đã xây dựng đợc cấu trúc ngữ nghĩa của một số động từ nói năng cụ thể và bớc đầu đề cập đến vấn đề kiến thức ngữ vi, song cha xác định đợc vai trò của biểu thức ngữ vi trong biểu đạt và nhận diện một hành vi ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Quang (1999) với luận án Tiến sĩ Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việttrong cách khen và tiếp nhận lời khen đã đặt hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong sự đối sách để tìm ra sự khác biệt trong sử dụng hành vi này giữa ngời Việt và ngời Mĩ. Tác giả đi sâu nghiên cứu cách sử dụng chứ không mô tả cụ thể cấu trúc của những biểu thức ngữ vi. Tác giả Vũ Tố Nga (2000) với đề tài luận văn Thạc sĩ Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết và tiếp nhận cam kết đã đặt hành vi ngôn ngữ trong t- ơng tác hội thoại để nghiên cứu và đã xác lập đợc biểu thức ngữ vi, các phát ngôn ngữ vi cho hành vi cam kết. Cùng thời gian này, các tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến với đề tài về hành vi chê, cảm thán cũng đã xác lập đợc các biểu thức ngữ vi và các phát ngôn ngữ vi cho các hành vi này. Năm 2005 với đề tài luận án Tiến sĩ Ph ơng thức biểu hiện hành vi lời từ chối, lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), tác giả Trần Chi Mai đã xác định đợc các phơng thức, phơng tiện biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó chỉ ra nét tơng đồng và khác biệt giữa hai thứ tiếng này, đồng thời tác giả đã đa ra sự phân biệt hành vi từ chối với một số hành vi khác. Năm 2008, tác giả Hoàng Thị Hồng Vân trong đề tài Khảo sát hành vi chê và hồi đáp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng đã xác định đợc biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp trong tác phẩm, xác lập đợc cấu trúc của biểu thức và phân biệt các biểu thức của hành vi chê với một số hành vi khác. 8 Điểm qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các tác giả đã đi vào tìm hiểu nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau đối với sự hành chức của ngôn ngữ. Tuy nhiên cha có một công trình nào đi vào xác lập biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi trong truyện ngắn Việt Nam. Và đây cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam cho luận văn của mình. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu Chúng tôi chọn ba tiểu nhóm thể hiện hành động ứng xử khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam làm đối tợng nghiên cứu cho đề tài luận văn của mình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã chọn các tác phẩm truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp làm tài liệu khảo sát. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài hớng tới mục đích: - Xác lập đợc biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam. - Chỉ ra vai trò của biểu thức ngữ vi khen, cám ơn, xin lỗi trong biểu đạt và nhận diện một hành vi ngôn ngữ. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đợc mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi xác định các nhiệm vụ cần phải thực hiện là: - Xây dựng đợc cơ sở lý thuyết cho đề tài. 9 - Nghiên cứu biểu thức ngữ vi của từng hành động ngôn ngữ khen, cám ơn, xin lỗi và hiệu lực của chúng. - Từ hiệu lực của các hành động khen, cám ơn, xin lỗi xác định chiến lợc giao tiếp phù hợp cũng nh nét văn hoá ứng xử của ngời Việt. 5. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau: - Phơng pháp khảo sát, thống kê Đợc dùng trong việc khảo sát, thống kê t liệu là các cặp thoại có chứa hành động khen, cám ơn, xin lỗi trong một số truyện ngắn Việt Nam. - Phơng pháp miêu tả Phơng pháp này đợc sử dụng trong quá trình đa ra các dẫn liệu và mô tả biểu thức ngữ vi cũng nh cấu trúc của các hành động khen, cám ơn, xin lỗi. - Phơng pháp so sánh, đối chiếu Trên cơ sở t liệu đã đợc phân tích tổng hợp, chúng tôi xem xét các mặt đồng nhất và đối lập để hệ thống hoá các vấn đề thuộc hành động khen, cám ơn, xin lỗi trong sự so sánh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chơng: Chơng 1: Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chơng 2: Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam. Chơng 3: Hiệu lực của hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật và chiến lợc giao tiếp phù hợp. Chơng 1 Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài 1.1. Lý thuyết hội thoại 10

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:48

Hình ảnh liên quan

Qua bảng thống kê, chúng ta thấy trong ba tiểu nhóm thể hiện hành động ứng xử:  khen, cám ơn, xin lỗi  thì tần số xuất hiện của phát ngôn thể hiện hành động   khen  chiếm tỉ lệ cao nhất (42,74%), sau đó đến phát ngôn thể hiện hành động  xin lỗi (33,33%) v - Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

ua.

bảng thống kê, chúng ta thấy trong ba tiểu nhóm thể hiện hành động ứng xử: khen, cám ơn, xin lỗi thì tần số xuất hiện của phát ngôn thể hiện hành động khen chiếm tỉ lệ cao nhất (42,74%), sau đó đến phát ngôn thể hiện hành động xin lỗi (33,33%) v Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.2. Bảng Thể hiện nội dung sau hành động khen - Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

Bảng 2.2..

Bảng Thể hiện nội dung sau hành động khen Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.4. Bảng thống kê số lợng hành động khen, cám ơn, xin lỗi - Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

Bảng 2.4..

Bảng thống kê số lợng hành động khen, cám ơn, xin lỗi Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.1. Bảng thống kê đối tợng khen của nam và nữ trong biểu thức ngữ vi khen - Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

Bảng 3.1..

Bảng thống kê đối tợng khen của nam và nữ trong biểu thức ngữ vi khen Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.2. Bảng số lợng hành động khen, cám ơn, xin lỗi do nam thực hiện trong quan hệ giao tiếp nam – nam - Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

Bảng 3.2..

Bảng số lợng hành động khen, cám ơn, xin lỗi do nam thực hiện trong quan hệ giao tiếp nam – nam Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.3. Bảng số lợng hành động khen, cám ơn, xin lỗi do nữ thực hiện trong quan hệ giao tiếp nữ - nữ - Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cám ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam

Bảng 3.3..

Bảng số lợng hành động khen, cám ơn, xin lỗi do nữ thực hiện trong quan hệ giao tiếp nữ - nữ Xem tại trang 81 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan