Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an

149 4.6K 4
Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HUYỀN TRANG TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN LUÂN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Nghệ An, Tháng 12/2012 MỤC LỤC Trang 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thành phố Vinh (Nghệ An) là mảnh đất giàu truyền thống lịch sửvăn hoá. Trải qua hơn hai thế kỷ hình thành và phát triển, mảnh đất này đã từng chứng kiến những biến động lớn lao của lịch sử dân tộc, từng nhiều lần bị tàn phá dưới bom đạn của kẻ thù, nhưng những gì còn tồn tại và hiện hữu cho đến ngày nay đã chứng tỏ Vinh là một thành phố anh hùng. Và hệ thống di tích lịch sử - văn hoá là minh chứng cho điều đó. Mặc dù có những di tích không còn nguyên vẹn như xưa nhưng giá trị mà chúng để lại không hề mất đi. Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hoá thành phố Vinh là góp phần tìm hiểu lịch sử đầy vẻ vang và oanh liệt nhưng cũng mang đậm dấu ấn văn hoá của vùng đất này. Các di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật… có giá trị lịch sử, văn hóa, có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội của địa phương. Đó là địa danh lịch sử - văn hoá để tưởng niệm các danh nhân, đã đi vào tâm thức của nhân dân như một hoài niệm. Đó cũng có thể là nơi gửi gắm niềm tin, đức tin cũng như cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân như chùa, đền, miếu, đình làng, nhà thờ… Vì thế, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hoá Thành phố Vinh chính là góp phần tìm hiểu về các giá trị văn hóa vật thể và đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Vinh. Trên mảnh đất Thành phố đỏ anh hùng, chúng ta thấy hệ thống di tích - lịch sử văn hóa rất đa dạng như: chùa Cần Linh, chùa Diệc, đền Hồng Sơn, đền Quang Trung, núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô, Thành cổ Vinh, cụm di tích làng Đỏ Hưng Dũng… Những di tích lịch sử - văn hoá này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hoá mà còn chứa đựng các giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, giá trị du lịch… Vì thế, cần phải có một công trình nghiên cứu khoa học thực sự nghiêm túc để thấy được tầm quan 3 trọng và giá trị của các di tích trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Thành phố Vinh. Trải qua bao thời gian, do nhiều nguyên nhân (thiên tai, khí hậu, chiến tranh…) mà các di tích đã không còn nguyên vẹn như ban đầu, một số di tích hiện nay không còn nữa, một số di tích chỉ còn là phế tích. Vì vậy, việc phục dựng, trùng tu, tôn tạo các di tích có giá trị là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm trả lại diện mạo cũng như những giá trị lịch sử, văn hoá của di tích. Với những ý nghĩa đó, lại là một người con của mảnh đất thành Vinh, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu Thành phố Vinh (Nghệ An)” nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về lịch sử - văn hoá của Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu và bảo tồn giá trị các di tích lịch sử - văn hoá Thành phố Vinh không chỉ là sự quan tâm của các sở, ban, ngành có liên quan mà từ lâu đã nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn, bài báo, tạp chí… có đề cập đến các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố Vinh. Tuy nhiên, phần lớn đó chỉ là những nghiên cứu mức độ khái quát chứ chưa đi sâu tìm hiểu diện mạo và giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá Thành phố Vinh. Trong sách “Nghệ An, di tích - danh thắng” (2001) của Sở Văn hoá thông tin Nghệ An có viết về các di tích danh thắng của Nghệ An, trong đó có một số di tích thành phố Vinh như: Thành cổ Vinh, đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, di tích Phượng Hoàng Trung Đô và núi Quyết… Trong cuốn “An Tĩnh cổ lục” (2005), tác giả Hippolyte Le Breton đã dành một chương để nói về xứ Vinh với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh và thành quách nơi đây. Tuy nhiên, phần lớn các di tích - danh thắng được đề cập đến trong tác phẩm thuộc giai đoạn thế kỷ XIX - XX không thuộc địa phận Thành phố Vinh hiện nay, chẳng hạn như: Núi Hồng Lĩnh, núi Đại Hải, các lãnh địa cũ của họ Nguyễn Thượng Xá, Thái ấp và đền thờ của họ 4 Nguyễn Tiên Điền, Lam Thành… Một số địa danh có mặt Vinh hiện nay đã được tác giả khảo cứu cẩn thận như: Núi Dũng Quyết, Thành Vinh… Tác giả Đào Tam Tỉnh trong tác phẩm “Tìm trong di sản văn hoá xứ Nghệ” (2010) đã viết về lịch sử và địa danh thành phố Vinh và một số di tích tiêu biểu đây như: Thành cổ Vinh, di tích Phượng Hoàng Trung Đô… Giáo Ninh Viết Giao với cuốn “Tục thờ thần và thần tích Nghệ An” đã có sự tổng hợp các đền, đình, miếu các huyện, thị xã và thành phố Vinh của Nghệ An. Trong đó, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Vinh đã được tác giả đề cập đến gồm: đền Hồng Sơn, đền Trìa, đền Voi Nẹp, đền Thịnh Tiến, miếu Bà Cô, Dăm Mụ Nuôi, Văn Miếu… Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu như: - “Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh” (1995) của Nguyễn Đổng Chi chủ biên, NXB Nghệ An, Vinh. - “Nghệ An ký” (1993) của Bùi Dương Lịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. - “Hoan Châu ký” (2004) của Nguyễn Cảnh Thị, NXB Thế giới, Hà Nội. - “Nghệ An lịch sửvăn hoá” (2005) của các tác giả Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng, NXB Nghệ An. - “Địa danh lịch sử văn hoá Nghệ An” (2006) của Trần Viết Thụ chủ biên, NXB Nghệ An. Trên cở sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả và các công trình nghiên cứu đã có, kết hợp với tư liệu điền dã và phỏng vấn những người có hiểu biết về các di tích lịch sử – văn hóa, chúng tôi đã tiến hành phân loại, sắp xếp, lựa chọn, hệ thống hóa kiến thức nhằm trình bày một cách đầy đủ và toàn diện về diện mạo một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu thành phố Vinh (Nghệ An). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu diện mạo một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu Thành phố Vinh, tìm hiểu về quá trình xây dựng và tôn tạo các di tích, từ đó nhằm nêu bật các giá trị lịch sử, văn hoá và 5 nhiều giá trị khác của các di tích, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Thành phố Vinh. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trên các khía cạnh: nguồn gốc, diện mạo, đặc điểm kiến trúc và giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa. Với đề tài này, diện nghiên cứu tuy hẹp nhưng chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm sáng rõ hơn bức tranh phong phú, đặc sắc về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên mảnh đất Thành phố Vinh anh hùng. Mặt khác để thấy được rằng, vùng đất này không chỉ là vùng đất hiếu học và anh hùng cách mạng mà còn là địa danh nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu đồng hành cùng lịch sử dân tộc. 4. Nguồn tài liệu và Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu: - Tài liệu thành văn: Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu thành văn gồm các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa Nghệ An nói chung và Thành phố Vinh nói riêng và các tài liệu khác có liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được công bố. Trong đó chủ yếu là: một số tác phẩm sử học trong lịch sử; các công trình nghiên cứu về lịch sử văn hoá, văn hoá dân gian; các tài liệu về lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam… - Tài liệu điền dã: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại thực địa một cách nghiêm túc, khoa học để tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, qua đó nhằm làm rõ nguồn gốc, quá trình xây dựng, trùng tu, diện mạo và những giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Vinh. Chúng tôi cũng đã khảo sát các đền thờ, chùa, Thành cổ Vinh và các di tích khác… để thấy được các giá trị về kiến trúc, ghi chép bi ký, câu đối, hoành phi…, chụp ảnh và hỏi ý kiến của những người đi trước có hiểu biết về các di tích lịch sử - văn hóa. Từ đó, để có được cái nhìn chân thực, khách quan về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận và tham khảo thông tin về các di tích lịch sử - văn hóa của Thành phố Vinh và Nghệ An có liên quan đến đối tượng 6 và phạm vi nghiên cứu của đề tài trên các website chính thống, để có cái nhìn khách quan, đa chiều về vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp điền dã thực địa. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích tổng hợp rút ra những đánh giá khách quan và chỉ ra những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và giá trị du lịch… của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố Vinh. 5. Đóng góp của đề tài Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá Thành phố Vinh là nhằm có một cái nhìn khái quát, toàn diện về các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố Vinh, góp phần tìm hiểu truyền thống lịch sử - văn hoá của mảnh đất này. Mặc dù đối tượng nghiên cứu của đề tài là không mới nhưng không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của Thành phố Vinh được đề cập đến trong đề tài là sự tập hợp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất so với các công trình đã công bố. Đồng thời, đề tài còn góp phần cung cấp một số tư liệu trong việc giảng dạy phần Lịch sử địa phương trường phổ thông, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn và những giá trị lịch sử quý báu cần được giữ gìn và phát huy. Đề tài cũng là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa của địa phương. 6. Bố cục của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Quá trình hình thành các di tích lịch sử - văn hoá thành phố Vinh (Nghệ An) 7 Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu thành phố Vinh (Nghệ An) Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hoámột số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị 8 CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THÀNH PHỐ VINH (NGHỆ AN) 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống lịch sử - văn hoá của thành phố Vinh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư Thành phố Vinh là tỉnh lỵ của Nghệ An, thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, diện tích ngày nay của thành phố là 104,96 km 2 (năm 2010). Về vị trí địa lý, thành phố Vinh nằm toạ độ địa lý từ 18º38’50” đến 18º43’38” vĩ độ Bắc, từ 105º56’30” đến 105º49’50” kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hưng Nguyên, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Đông giáp thị xã Cửa Lò, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1428 km về phía Nam. Thành phố Vinh nằm ven bờ sông Lam (hay còn gọi là sông Cả), con sông bắt nguồn từ Thượng Lào, với chiều dài 375 km, chảy qua các huyện Con Cuông, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, qua thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò rồi đổ ra biển Đông. Với vị trí địa lý đó, thành phố Vinh có thể dễ dàng thông thương với các huyện trong tỉnh Nghệ An qua hệ thống đường bộ (đường 49, đường 30, đường 15), thậm chí là sang Lào bằng đường 7 qua cửa khẩu Nậm Cắn và đường 8 qua cửa khẩu Cầu Treo. Mặt khác, do nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam nên thành phố Vinh có thể mở rộng giao lưu về mọi mặt với các địa phương, các vùng trong cả nước. Mặc dù không phải là thành phố giáp biển nhưng do nằm gần cảng Cửa Lò, Cửa Hội và cảng sông Bến Thuỷ, lại có sân bay Vinh, nên trong quá trình phát triển, Vinh không chỉ có lợi thế khai thác các thế mạnh của các ngành kinh tế biển mà còn có thể mở rộng giao lưu buôn bán, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. 9 Như vậy có thể thấy, xét về vị trí địa lý, thành phố Vinh đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường sông, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đó là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để xây dựng một thành phố Vinh giàu mạnh trong tương lai. Thành phố Vinh bao gồm các loại địa hình: sông, núi, đồng bằng, ven biển. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hồng trong “Thành phố Vinh - quá trình hình thành và phát triển ”[15, 14] (1) , thành phố Vinh là sản phẩm của sự bồi tụ của biển Đông phía Đông và Đông Bắc và sự bồi đắp của sông Lam phía Nam và Tây Nam. Cũng do kết quả của sự kết hợp này mà phía Đông thành phố đã hình thành nên một vùng đất ngập mặn, chua phèn, đó là Rừng Bần, nay thuộc xã Hưng Hoà, tạo nên một điểm di tích, du lịch hấp dẫn. Phía Đông Nam thành phố là núi Dũng Quyết (núi Quyết) sừng sững, hùng vĩ, gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và sự tích Phượng Hoàng Trung Đô. Nằm vùng đất miền Trung nắng lắm, mưa nhiều, nhưng nhìn chung, khí hậu thành phố Vinh khá dễ chịu, ôn hoà. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24ºC, độ ẩm trung bình 85-90%, số giờ nắng trung bình 1696 giờ. Ngoài ra, còn xuất hiện sương muối, mùa bão vào các tháng 7, 8, 9, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Dân số thành phố Vinh hiện nay là 435.208 người (năm 2010). So với các thành phố khác, thành phố Vinh có mật độ dân số khá thấp, nhưng đó lại là điều kiện thuận lợi trong sự phát triển chung của thành phố. Về thành phần dân cư, do nằm trên đầu mối giao thông quan trọng nên Vinh không chỉ là nơi tụ cư của các cộng đồng cư dân xứ Nghệ mà còn là nơi cư trú của không ít những cộng đồng người từ Bắc di cư vào, từ Nam ra, bởi đây là địa bàn thông thương hết sức thuận lợi. Điều này cũng giải thích vì sao vùng đất Vinh đã trở thành một nơi đô hội ngay từ thời Lý, Trần. ( Chú thích: (1) Số trong ngoặc vuông là số thứ tự tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo và số trang của tài liệu. 10 . TRANG TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN LUÂN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Nghệ An, Tháng 12/2012 MỤC LỤC Trang 2 MỞ. thành phố Vinh (Nghệ An) 7 Chương 2: Di n mạo một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở thành phố Vinh (Nghệ An) Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hoá và một

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:21

Hình ảnh liên quan

hình - Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an

h.

ình Xem tại trang 133 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan