Tài liệu tự nhiên,sinh học,nhụy hoa,nhị hoa,Bao hoa ppt

7 539 0
Tài liệu tự nhiên,sinh học,nhụy hoa,nhị hoa,Bao hoa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoa 12 loại hoa thuộc các họ khác nhau Hoa là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Cấu tạo đầy đủ lý tưởng của hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, bao hoa, tràng hoa (cánh hoa), bầu hoa, nhị hoa, nhụy hoa. Mục lục [ẩn]  1 Cuống hoa  2 Lá bắc  3 Đế hoa  4 Bao hoa  5 Tràng hoa  6 Nhị hoa  7 Nhụy hoa  8 Sử dụng  9 Thư viện ảnh Cuống hoa Liên kết giữa hoa và cành cây, nhằm chức năng nâng đỡ hoa và dẫn truyền chất dinh dường nuôi dưỡng hoa. Sau khi tạo thành quả thì cuống hoa biến thành cuống quả. Có thể hiểu rộng cuống hoa và cuống hoa tự, khi dó có thể cuống hoa tiêu biến. Lá bắc Bộ phận này có chức năng bao vệ toàn bộ bông hoa, cũng có nhiều trường hợp lá bắc đóng vai trò thay tràng hoa (cây hoa giấy) với nhiều màu sắc sặc sỡ. Lá bắc không phổ biến ở hoa của các loài thực vật. Đế hoa Bộ phận gắn với cuống hoa, nâng đỡ hoa, còn gọi là đài hoa. Đài hoa: là vùng ngoài cùng của bao hoa, cấu tạo bởi những bộ phận thường có màu xanh lục gọi là lá đài, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của hoa khi còn ở trạng thái nụ. Nếu lá đài có màu sắc như cánh hoa thì gọi là đài hình cánh hoa hay cánh đài: hoa cây Lựu, cây Huệ… Đài hoa có thể rụng trước khi hoa nở gọi là đài rụng sớm: đài hoa cây thuốc phiện. Hoặc còn lại sau khi hoa tàn gọi là đài tồn tại: đài hoa cây cà…Đài hoa còn có thể phát triển cùng với quả: đài hoa cây Tầm bóp….nhưng đài tồn tại có thể không phát triển gọi là đài tồn héo: đài hoa cây mõm chó… Đài hoa có 2 loại: - Đài hợp là đài dính liền nhau: đài hoa cây Dâm bụt - Đài phân là các lá đài rời nhau: đài hoa cây cà - Một số hoa có thêm vòng đài phụ nằm phía ngoài của đài chính gọi là tiểu đài: đài hoa cây bông… Bao hoa Cùng với lá bắc, bao hoc là bộ phận cho thấy sự liên hệ gần nhất giữa "cành đặc biệt" và cành lá. Bao hoa gán kết trên đế hoa, là bộ phận bảo vệ tràng hoa. Bao hoa thường mang màu xanh, thường có số cánh tương đương với số cánh của tràng hoa. Khi hình thành quả, bao hoa thường ít khi biến mất, chúng tồn tại cùng với quả. Đối với trường hợp cây Tếch (Tectona grandis), bao hoa đã bao gần hết hoa, trông hoa như dạng quả giả. Tràng hoa Tràng hoa: là những bộ phận nằm phía trong của đài hoa và thường có màu sặc sỡ gọi là cánh hoa. Ngoài màu sắc cánh hoa còn có mùi thơm: cánh hoa Hồng…, một số khác có mùi thối nhằm thu hút côn trùng. Mỗi cánh hoa có phần rộng gọi là phiến, phần hẹp gọi là móng. Các cánh hoa có thể liền nhau gọi là cánh hợp, rời nhau gọi là cánh phân, giống nhau là tràng đều, khác nhau là tràng không đều. Cánh hợp là các cánh hoa dích liền vào nhau, các móng hợp lại thành ống, chỗ ống nối với phiến lá gọi là họng. Cánh hợp đều nhau có: Tràng hình bánh xe: ống ngán, phiến to toả ra loe rộng trông giống như bánh xe: tràng hoa cây cà… Tràng hình nhạc: ống ngắn, phình to và thắt lại ở đỉnh trông giống như nhạc cụ : tràng hoa cây Hồng ăn quả… Tràng hình đinh: ống dài nhỏ thẳng góc với phiến: tràng hoa cây dừa cạn… Tràng hình chuông: ống phình to giống như cái chuông: tràng hoa cây Đảng sâm… Tràng hoa hình phễu: ống hình trụ nhưng loe dần lên thành hình cái phễu: tràng hoa cây Bìm bìm… Tràng hình ống: ống hình trụ kết thúc bởi các răng nông: hoa thuộc họ Cúc Cánh hợp không đều có: Tràng hình môi: 5 cánh hoa chia làm 2 môi, 1 môi có 2 cánh và 1 môi có 3 cánh: họ Hoa môi Tràng hoa hình mặt nạ: tràng hoa cũng chia làm 2 môi, môi dưới móc lồi vào trong họng làm cho họng bị khép kín giống như mặt nạ: hoa cây mõm chó… Tràng hính lưỡi nhỏ: ống ngắn, phiến lệch về một bên thành một lưỡi nhỏ: hoa cây bồ công anh,hoa ở xung quanh đầu của các cây: hoa cây Nhọ nồi… Cánh phân đều nhau có: Tràng hình hoa hồng: Móng ngắn, phiến rộng: hoa hồng, họ hoa Mao lương Tràng hình hoa cẩm chướng: móng dài thẳng góc với phiến: hoa cẩm chướng, hoa mỏ hạc Tràng hoa hình chữ thập: các cánh hoa thẳng góc với nhau hình chữ thập: hoa cây cải Cánh phân không đều nhau có: Tràng hoa lan: 1 trong 3 cánh biến đổi thành cánh môi mang cựa và có hình dạng kì quặc như hình người treo cổ: hoa lan Tràng hình bướm: 1 cánh rộng phủ lên 2 cánh ở bên, 2 cánh này lại phủ lên 2 cánh đặt sát nhau, trông như con bứom đang bay: hoa Cam thảo bắc Một só hoa có thêm tràng phụ như hoa cây lạc tiên Nhị hoa Nhị là nơi chứa các hạt phấn hoa(chứa giao tử đực). Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực. Hoa có cả nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính. Nhụy hoa Nhụy có phần cuối là bầu nhụy chứa noãn (giao tử cái). Hoa chỉ có nhụy là hoa cái. Hoa có cả nhụy và nhị là hoa lưỡng tính. Sử dụng Ngoài chức năng chứa cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, hoa còn được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn. Thư viện ảnh Sức sống của Hoa Hoa Bụp giấm Hoa Nghệ sen Một loài lan đất Hoa lan Phalaenopsis (hồ điệp) Rudbeckia fulgida (cúc xòe) Etlingera corneri (Hồng Thái Lan) Hoa hồng ở Việt Nam.

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan