Việc nghiên cứu của thơ đường trong một số công trình xuất bản bằng tiếng việt từ 1980 đến nay

146 620 0
Việc nghiên cứu của thơ đường trong một số công trình xuất bản bằng tiếng việt từ 1980 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM PHƯƠNG HOÀI VIỆC NGHIÊN CỨU THƠ ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XUẤT BẢN BẰNG TIẾNG VIỆT TỪ 1980 ĐẾN NAY CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Phan Huy Dũng, sự góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa Ngữ văn và sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày bỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn và xin gửi đến các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp lời cảm ơn chân thành nhất. Vinh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Phạm Phương Hoài MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thơ Đường là đỉnh cao viên mãn của thơ ca cổ Trung Quốc và là thành tựu xuất sắc của thi ca nhân loại. Đi cùng lịch sử tồn tại của thơ Đường là lịch sử nghiên cứu, phê bình về nó của nhiều tác giả thuộc nhiều thế hệ, ở Trung Quốc cũng như ở trên thế giới. Chính sức hấp dẫn, quyến rũ, ảnh hưởng sâu rộng của thơ Đường đã làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu nó bao đời nay. Tuy nhiên, để hiểu toàn diện, sâu sắc về cái hay, cái đẹp của thơ Đườngmột việc không dễ. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ Đường cần phải tiếp tục. Ở Việt Nam, từ 1980 đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu thơ Đường được xuất bản. Nhìn bao quát, có thể khẳng định, tuy thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu duy nhất nhưng là hướng nghiên cứu nổi bật nhất, có triển vọng và đã đạt được khá nhiều thành tựu trong nghiên cứu thơ Đường những năm gần đây, cần phải được khái quát lại. 1.2. Tìm hiểu việc nghiên cứu thơ Đường trong một số công trình xuất bản bằng tiếng Việt từ 1980 đến nay là điều cần thiết, có ý nghĩa không nhỏ. Qua nó, chẳng những chúng ta có cơ hội hiểu thêm về thơ Đường với những khám phá mới của việc nghiên cứu thơ Đường theo thi pháp học hiện đại mà còn có thể nhìn thấy khả năng ứng dụng to lớn của thi pháp học trong việc tìm hiểu một nền thơ. 1.3. Trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông và Đại học, mảng thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng. Đây là bộ phận văn học có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại. Việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu thơ Đường hướng tới nhà trường; đồng thời có những tri thức mang tính hệ thống về thơ Đường để dạy và học nó tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu thơ Đường trong một số công trình xuất bản bằng tiếng Việt từ 1980 đến naymột đề tài khá mới mẻ. Về thơ Đường, thi pháp thơ Đường đã có rất nhiều bài phê bình, nghiên cứu, đánh giá phân tích từ những góc độ khác nhau, ở những cấp độ khác nhau, phản ánh vị trí quan trọng của thơ Đường đối với nền văn học Việt Nam. Đặc biệt là những công trình nghiên cứu theo hướng thi pháp chiếm một số lượng không nhỏ. Nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ chú trọng vào những công trình xuất bản bằng tiếng Việt trong khoảng những năm 80 của thế kỉ XX đến nay (xin xem phần liệt kê các công trình ở mục Phạm vi liệu khảo sát và Tài liệu tham khảo). Các công trình, bài viết về thơ Đường thực sự rất đa dạng và phong phú. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết và khái quát những thành tựu mà những công trình này đã đạt được mà chỉ dừng lại ở việc điểm tên công trình hay những nhận xét lược. Theo phạm vi tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được, nghiên cứu về những công trình nghiên cứu về thơ Đường, nhìn chung, được chia làm 2 hướng: Hướng 1: Đánh giá về một công trình cụ thể. Có thể kể đến một số nhận xét đáng chú ý về công trình Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường của Nguyễn Sĩ Đại như: “Công trình của tác giả Nguyễn Sĩ Đại có hệ thống bao quát nhiều mặt của thơ tứ tuyệt, có thể nói là bao quát nhất trong các tài liệu hiện có ở ta” (GS. Trần Đình Sử) [7, 12]. “Tác giả đã phát biểu khá rạch ròi, có hệ thống, có sức thuyết phục về sự hình thành của thơ tứ tuyệt và mối liên quan giữa nó với thơ Đường luật; chỉ ra được một cách thuyết phục một số khía cạnh tạo nên ma lực của thơ tứ tuyệt bằng cách đi sâu hơn, làm cụ thể hoá thêm cấu trúc nhiều chiều, cấu trúc “ma phương” của nó…” (GS. Nguyễn Khắc Phi) [7, 9]. Bên cạnh việc đánh giá về thành công của công trình, Phan Ngọc còn góp ý: “Nhưng tôi lấy làm tiếc khi xét về hình thức, tác giả không xét từng cấu trúc một cách độc lập trước khi là một bộ phận của thơ tứ tuyệt…” [7, 10]. Về công trình Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân, Trần Đình Sử đã nhận xét của trong Mấy lời giới thiệu mở đầu cuốn sách: “Công trình đã cung cấp một kinh nghiệm vận dụng lí thuyết hiện đại vào việc giải thích một hiện tượng thơ cổ điển như thơ Đường, một hiện tượng thơ thân thuộc với thơ cổ điển Việt Nam truyền thống, gần gũi tiếng Việt ở tính đơn lập và có thanh điệu. Đồng thời nó cũng cung cấp một sự so sánh thơ Trung Quốc với thơ Phương Tây rất thú vị. Do đó có giá trị tham khảo rất lớn đối với những ai quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ thơ dân tộc và phân tích tác phẩm thơ cụ thể. Theo chúng tôi đây là một tài liệu tham khảo quý báu cho các giảng viên và sinh viên các khoa ngữ văn đại học, cho các giáo viên văn trung học” [5, 6]. Nhận xét của Trần Đình Sử không những khái quát được thành tựu mà hai tác giả Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân đã đạt được mà còn chỉ ra được giá trị thiết thực của công trình này đối với những người nghiên cứu, tìm hiểu thơ Đường. Nguyễn Khắc Phi trong bài Thay phần khảo luận của cuốn Đường thi tứ tuyệt đã đề cao công trình của Phan Ngọc: “GS Phan Ngọc với bài báo đặc sắc Thử tìm hiểu tứ thơ trong thơ Đường (Tạp chí văn học số 1 năm 1982) là người có công đầu trong việc mở ra hướng nghiên cứu nghệ thuật thơ ĐườngViệt Nam theo hướng thi pháp hiện đại” [44, 30]. Cũng nhận xét về Phan Ngọc, Trần Đình Sử trong bài Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỉ XX có viết: “Phan Ngọc lấy sự lựa chọn làm nguyên tắc khu biệt cơ bản để nghiên cứu, ông thực sự đã đem lại nhiều điều mới mẻ trong cấu trúc nghệ thuật của Truyện Kiều và thơ Đường. Như thế thành công của Phan Ngọc gắn liền với tìm tòi phương pháp của chính ông” [66]. Và nhiều công trình khẳng định giá trị cuốn sách Về thi pháp thơ Đường của Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử như Nguyễn Sĩ Đại nhận xét trong lời tựa sách Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường: “Thời gian đó ở Việt Nam cũng có nhiều thành tựu về nghiên cứu thơ Đường, đặc biệt là cuốn Về thi pháp thơ Đường của GS. Nguyễn Khắc Phi và GS. Trần Đình Sử” [7, 6]. Hướng 2: Đánh giá, nhận xét chung về hướng nghiên cứu thi pháp thơ Đường. Nguyễn Sĩ Đại khái quát về hướng nghiên cứu thi pháp thơ Đường trong phần mở đầu của cuốn sách Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường như sau: “Đây là một hướng mới nhưng đã có những khám phá rất quan trọng làm bộc lộ đặc điểm nghệ thuật riêng biệt của thơ Đường. Những người có công trong lĩnh vực này là Nhữ Thành với Thử tìm hiểu tứ thơ trong thơ Đường (Tạp chí văn học số 1- 1982), Nguyễn Khắc Phi với bản dịch (1997), “Bút pháp thơ ca Trung Quốc” của Franscois Cheng (Paris 1977), những phần viết về thơ Đường trong giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc (1987), trong các sách giáo khoa PTTH (1990- 1994)” [7, 20]. Trong Thi pháp thơ Đường, khi điểm lịch sử vấn đề, Nguyễn Thị Bích Hải cũng đã khái quát về hướng nghiên cứu thi pháp: “Trong những năm gần đây cũng đã có một số người nghiên cứu theo hướng này và đã có một số kết quả” [14, 6]. Như vậy, từ hai hướng trên ta thấy, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những công trình nghiên cứu thi pháp thơ Đường; nhưng vẫn chỉ dừng lại ở những nhận xét chung chung, khái lược, chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể về những thành tựu mà những công trình ấy đạt được. Trên tinh thần kế thừa, học tập các thế hệ đi trước, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận văn này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn này hướng đến tìm hiểu, đánh giá việc nghiên cứu thơ Đường trong các công trình xuất bản bằng tiếng Việt trong những năm gần đây (từ 1980 đến nay). 3.2. Phạm vi liệu khảo sát Chúng tôi tập trung chú ý tới những công trình nghiên cứu thơ Đường bằng tiếng Việt trong khoảng những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Tiêu biểu là các công trình: - Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân (Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch, 2000), Nxb Văn học, Hà Nội. - Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Nxb Thuận Hoá, Huế. - Thi pháp thơ Đường của Quách Tấn (1998), Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. - Về thi pháp thơ Đường do Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử biên soạn (1997), Nxb Đà Nẵng. - Diện mạo thơ Đường của Lê Đức Niệm (1995), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. - Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ truyệt đời Đường của Nguyễn Sĩ Đại (2007), Nxb Văn học, Hà Nội. - Bài “Cái hay của thơ Đường” in trong quyển Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học của Phan Ngọc (1995), Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. - “Bút pháp thơ ca Trung Quốc” của Franscois Cheng (Nguyễn Khắc Phi dịch, 1997), in trong Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, tr. 76 - 235. - Bài “Thử tìm hiểu tứ thơ của thơ Đường” của Phan Ngọc (2007), in lần đầu trên Tạp chí Văn học số 1 năm 1982, được Nguyễn Sĩ Đại in lại trong quyển Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, Nxb Văn học, Hà Nội, tr 313 - 333. - Văn học Trung Quốc (tập 2) của Nguyễn Khắc Phi (1987), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tuy nhiên, để có tài liệu đối sánh, chúng tôi cũng tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu về thơ Đường xuất bản trước mốc 1980. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu sự nghiên cứu về thơ Đường trong các tài liệu xuất bản bằng tiếng Việt trước 1980. 4.2. Làm rõ thành tựu mới của việc nghiên cứu thơ Đường theo thi pháp học hiện đại. 4.3. Phân tích những thành công và những giới hạn của việc nghiên cứu thơ Đường hướng tới nhà trường. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đặc điểm đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, khi thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu dùng những phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: thống kê, chia nhóm các công trình nghiên cứu thơ Đường và thi pháp thơ Đường. - Phương pháp so sánh: đối chiếu các công trình nghiên cứu với nhau để nhận điện được các điểm chung và những thành tựu riêng của chúng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp hệ thống. Những phương pháp trên được phối hợp sử dụng trong quá trình làm đề tài này. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Thơ Đường trong các tài liệu nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt trước 1980. Chương 2. Thành tựu mới của việc nghiên cứu thơ Đường theo thi pháp học hiện đại. Chương 3. Nghiên cứu thơ Đường hướng tới nhà trường.

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan