Tổng hợp câu hỏi tư pháp theo chủ đề

8 1.1K 14
Tổng hợp câu hỏi tư pháp theo chủ đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ôn môn tư pháp quốc tế

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI PHÁP QUỐC TẾ THEO CHỦ ĐỀ ÔN TẬP BÀI QUYỀN SỞ HỮU TRONG TPQT 1.Nhận định đúng-sai và giải thích: 1.1 Quyền sở hữu có YTNN là QSH có các bên trong quan hệ sở hữu mang quốc tịch khác nhau. 1.2 Xung đột về QSH phát sinh khi có quan hệ sở hữu có YTNN cần điều chỉnh 1.3 Luật nơi có tài sản là hệ thống PL duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột PL về QSHTS hữu hình. 1.4 Luật nơi có tài sản là hệ thống PL quan trọng trong việc giải quyết xung đột về QSH. 1.5 Luật nơi có tài sản là hệ thống PL quan trọng trong việc xác định QSH đối với tài sản đang trên đường vận chuyển. 1.6 CSPL điều chỉnh QSH có YTNN tại VN là Phần thứ bảy BLDSVN. 1.7 Theo PLVN, QSH đối với TS trên đường vận chuyển được xác định theo PL nước nơi tài sản chuyển đến. 1.8 CSPL điều chỉnh QSH có YTNN bằng quy phạm xung đột được quy định tại phần thứ bảy- BLDSVN. 1.9 Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích: “PLVN là nguồn cơ bản và quan trọng nhất trong việc điều chỉnh quan hệ QSH có YTNN tại VN”. ho 2.1 Chứng minh rằng: ”Luật nơi có tài sản là hệ thống PL trọng tâm trong việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình”. 2.2 Tại sao nói: “ Luật nơi có tài sản có vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển” (đi qua đường biên giới chung giữa 2 quốc gia; đi qua vùng trời quốc tế; đi qua vùng biển quốc tế)? 2.3 Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu tài sản tại VN dành cho người NN, pháp nhân NN có gì khác so với cơ sở xây dựng chế độ sở hữu tài sản của công dân, pháp nhân VN ? Tại sao có sự khác biệt đó? 2.4 Đối với quyền sở hữu tài sản của QG trong quan hệ TPQT cần phải lưu ý vấn đề gì? 2.6 Nêu ít nhất 4 văn bản PL của NNVN ban hành có liên quan đến quyền sở hữu tài sản của NNN,PNNN tại VN. 2.7Nêu một số cơ sở pháp lý đặc thù của việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu có yếu tố NN tại VN? 2.8 Chứng minh rằng: ”Chế định Tài sản và Quyền sở hữu trong BLDSVN là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ về quyền sở hữu tài sản có YTNN tại VN”. 2.9 Quyền sở hữu nhà ở của NNN và người VN định cư ở NN đối với nhà ở tại VN có gì khác nhau không? Cơ sở pháp lý? 2.10 Quyền sở hữu nhà ở của người VN định cư ở NN có gì khác không so với quyền sở hữu nhà ở của công dân VN tại VN? Cơ sở pháp lý? 2.11. Quyền sở hữu tài sản của công dân VN, PNVN ở nước ngoài về nguyên tắc dựa vào các cơ sở pháp lý nào? 1. Biểu hiện của quan hệ sở hữu có YTNN trong đời sống hàng ngày tại VN. Ý nghĩa của việc xác định có hay không YTNN trong quan hệ sở hữu. 3. Nêu sự giống và khác giữa các quan hệ sau đây: - Tranh chấp về QSHTS giữa vợ chồng là công dân VN, tài sản ở VN, các bên thường trú tại VN; - Tranh chấp về QSHTS giữa vợ chồng là công dân VN nhưng một bên định cư ở NN. 4. Nêu mối liên hệ giữa các quy định về QSH trong Phần thứ bảy-BLDSVN với Chế định Tài sản và QSH trong BLDSVN. ÔN TẬP BÀI THỪA KẾ I. Nhận định đúng- sai và giải thích: 1. Theo PLVN, thừa kế có YTNN là thừa kế có liên quan đến di sản để lại ở nước ngòai. 2. Theo PLVN, vì thừa kế theo di chúc có YTNN là phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc muốn để lại di sản cho ai nên không cần phải định danh tài sản. 3. Theo PLVN, giải quyết thừa kế theo luật đối với quan hệ thừa kế có YTNN là phụ thuộc vào tính chất của lọai di sản là động sản hay bất động sản. 4. Những cơ sở pháp lý giải quyết thừa kế có YTNN tại VN nằm tại Phần thứ bảy-BLDSVN (điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN). 5. Người NN được quyền thừa kế tại VN như công dân VN trong mọi trường hợp. II. Bài tập: 1. Ông N quốc tịch Mỹ, có con ngòai giá thú với bà M quốc tịch VN, đứa trẻ mang QTVN. Ông N bị chết trong một vụ tai nạn máy bay, di sản để lại gồm: Sân gôn và một số khách sạn tại Lâm Đồng (VN); các khỏan vốn góp trong các tập đòan thương mại của Mỹ và Anh, Úc, Nhật Bản, VN cùng nhiều bất động sản ở Mỹ và 15 quốc gia ngòai Mỹ. Bằng các kiến thức liên quan đến thừa kế trong TPQT, anh (chị) hãy: 1.1 Xác định yếu tố nước ngòai được thể hiện như thế nào: 1.1.1 Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của VN xem xét vấn đề thừa kế của đứa trẻ VN đối với di sản của ông N. 1.1.2 Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Mỹ xem xét và giải quyết vụ việc trên. 1.2 Giả sử TAVN giải quyết vụ việc và ông N không lập di chúc. Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích? 1.2.1 Luật áp dụng để chia thừa kế đối với những di sản của ông N là PL của Mỹ. 1.2.2 Luật áp dụng để chia thừa kế đối với những di sản của ông N là PL của nước nơi có di sản. 1.2.3 Chế định thừa kế trong BLDSVN có thể được áp dụng trong việc giải quyết vụ thừa kế trên. 1.3 Giả sử TAVN giải quyết và ông N để lại di chúc. Trong bản di chúc được lập tại Mỹ, ông N đã tuyên bố truất quyền thừa kế của những đứa trẻ ngòai giá thú(nếu có), truất quyền thừa kế của cha, mẹ ruột và anh chị em ruột, tặng một phần di sản cho một bệnh viện từ thiện ở Mỹ. Nhận định sau đúng hay sai? Gỉai thích: “Đứa trẻ quốc tịch VN sẽ không được hưởng di sản từ người cha do đã bị truất quyền thừa kế”. Thông tin về luật Mỹ: - Là nước áp dụng nguyên tắc: Chia DS thành động sản; bất động sản để giải quyết. Với động sản áp dụng Luật nơi thường trú cuối cùng của người để lại DS để giải quyết các vấn đề thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc; với bất động sản áp dụng Luật nơi có vật để giải quyết các vấn đề về thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc. - Pháp luật một số bang của Mỹ, trong đó có bang nơi người để lại di sản thường trú cho phép một người có quyền truất quyền thừa kế của bất kỳ ai mà không phải giải thích lý do. Bài tập 2: M quốc tịch VN đi hợp tác lao động tại Ba Lan. Tại đây, M kết hôn với N quốc tịch Ba Lan. Hết thời hạn hợp tác lao động, M và N về cư trú tại VN, có hai con chung quốc tịch VN. Khi M chết, di sản gồm: Sổ tiết kiệm đứng tên M tại ngân hàng VN; một số trang; nhà do M được thừa kế trước khi kết hôn tại VN và nhà chung của 2 vợ chồng ở Ba Lan. Xác định luật áp dụng giải quyết vấn đề thừa kế di sản của M trong trường hợp: 1. M không để lại di chúc (chia theo PL-> hàng thừa kế và nguyên tắc chia di sản): 2. Có di chúc định đọat di sản của M (NLHV lập và hủy bỏ di chúc, hình thức di chúc, quyền của người lập di chúc) Biết rằng: Luật về thừa kế của Ba Lan quy định vợ và các con trong cùng một hàng thừa kế, tuy nhiên phần thừa kế người vợ được hưởng sẽ nhiều hơn so với phần của từng đứa con được hưởng, trong khi đó PL VN lại theo nguyên tắc: Những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng những phần di sản bằng nhau; Về thừa kế theo di chúc, PL Ba Lan cho phép một người có thể truất quyền thừa kế của bất kỳ ai mà không cần nêu lý do, trong khi đó PLVN không thừa nhận truất quyền thừa kế của con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao động. Ôn tập HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1. Đọc Hiệp định TTTP giữa VN và Nga, phần thỏa thuận giữa 2 nước về luật áp dụng điều chỉnh quan hệ HNGĐ; 2. Đọc các văn bản pháp luật về HNGĐ (Luật HN&GĐ, Nghị định và Thông tư); 3. Giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ HNGĐ có YTNN khác gì so với giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ HNGĐ không có YTNN? 4. Về mặt lý luận, có những vấn đề nào phát sinh từ quan hệ HNGĐ có YTNN cần phải giải quyết? Đánh giá pháp luật về HNGĐ tại VN đã giải quyết những vấn đề này như thế nào thông qua những quy phạm PL? Những vấn đề này được đề cập đến như thế nào trong HĐTTTP giữa VN và Nga? 5. Về nội dung, liên quan đến luật áp dụng, HĐTTTP giữa VN và Nga có khác gì không so với quy định của luật trong nước (về điều chỉnh kết hôn, quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ- chồng; quan hệ nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con; ly hôn; nuôi con nuôi; các vấn đề khác…), từ đó nêu ý nghĩa của việc giải quyết các quan hệ HNGĐ khi có ĐƯQT và khi không có ĐƯQT và PL áp dụng là PLVN về HNGĐ? 6. A là nam công dân VN; B (nữ) có quốc tịch Nga. Năm 2002, A sang làm việc tại Nga. Sau một thời gian, A kết hôn với B và cả 2 cư trú tại Nga. Năm 2005, 2 vợ chồng chuyển về VN cư trú ổn định tại TPHCM, không có con chung. Đầu năm 2007, A và B cùng ký đơn yêu cầu TAVN giải quyết cho ly hôn. 6.1 TA xác định hôn nhân có hợp pháp không để làm căn cứ giải quyết ly hôn. Xác định luật được TAVN áp dụng cho các vần đề về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn giữa A và B trong các trường hợp: 6.1.1 A và B kết hôn tại cơ quan đại diện ngọai giao và lãnh sự VN tại Nga; 6.1.2 A và B kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nga. 6.1.3 A và B kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nga, B có quốc tịch Nga và Pháp. 6.2 Luật áp dụng xác định điều kiện ly hôn của A và B; 6.3 Giả sử A và B yêu cầu vấn cho họ về nguyên tắc chia tài sản giữa họ, trong vai trò là người vấn và dưới góc độ TPQT, hãy đáp ứng yêu cầu của A và B. Tài sản chủ yếu của A và B gồm: Nhà chung ở Nga; Nhà của A được thừa kế riêng tại VN; Sổ tiết kiệm đứng tên A tại ngân hàng VN; trang của A; trang của B. 7. Nhận định đúng-sai. Giải thích: 7.1 PLVN quy định thừa nhận nghi thức kết hôn là nghi thức Nhà nước đối với việc kết hôn có YTNN. 7.2 Khi giải quyết yêu cầu ly hôn có YTNN tại VN, điều quan trọng là xét điều kiện ly hôn có đáp ứng quy định của PL nước mà các bên mang quốc tịch hay không. 7.3 PLQG là nguồn quan trọng nhất trong việc giải quyết ly hôn có YTNN tại VN trong điều kiện hiện nay. 7.4 Theo PLVN, trong việc giải quyết ly hôn có YTNN, nếu quy phạm xung đột trong PLVN quy định áp dụng PLNN nhưng trong hệ thống PLNN lại có QPXD quy định áp dụng PL nước thứ 3 thì sẽ áp dụng PL nước thứ 3 đó. ÔN TẬP BÀI HỢP ĐỒNG TRONG TPQT M quốc tịch nước A; N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa các nước A, B và C không có ĐƯQT. I. Nhận định đúng- sai và giải thích ngắn (Giả sử trong trường hợp M ký hợp đồng với N): 1. Khi PL về hợp đồng của nước A và B khác nhau về nội dung cụ thể thì phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật. 2. Xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng phát sinh chỉ khi các bên trong quan hệ hợp đồng ký kết hợp đồng ở nước ngoài. 3. Sự tồn tại của những quy phạm điều chỉnh trực tiếp các quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng trong ĐƯQT giữa 2 nước A và B (nếu có) làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. 4. Khi có xung đột pháp luật về hợp đồng, cần phải áp dụng tất cả các hệ thuộc để giải quyết. 5. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. 6. Nếu luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa M và N là văn bản PL của nước A thì quan hệ này không thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT. II. Bài tập: A. Giả sử A là Việt Nam. 1. M đi du lịch tại nước B và đã đến tham quan một phòng trưng bày tranh tại nước B. Tại đây, M đã ký hợp đồng mua tranh của N. Theo hợp đồng, đây là tranh bản gốc của một họa sĩ có tên tuổi mang quốc tịch nước B. Tuy nhiên khi M trở về VN đem tranh tham dự một cuộc triển lãm tại VN thì bức tranh này đã được xác định là tranh bản sao. M kiện ra trước TAVN với yêu cầu TAVN tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo anh (chị ), TAVN sẽ áp dụng luật nước nào để xác định năng lực hành vi ký kết hợp đồng của N?  Giả sử N có quốc tịch nước B và nước D thì TAVN sẽ áp dụng PL nước nào để xác định năng lực hành vi của N? Giải thích?  Anh (chị) hãy đặt giả thiết để TAVN áp dụng luật nước D được trong việc xác định năng lực hành vi của N. 2. N mang tranh sang tham dự vào một cuộc triển lãm quốc tế tại VN. Tại đây, M và N đã ký và thực hiện hợp đồng mua bán tranh (theo lời N là bản gốc). Thực tế, đây chỉ là tranh bản sao. M kiện ra trước TAVN với yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Anh (chị ) hãy xác định luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc xác định năng lực hành vi ký kết hợp đồng của N? B. Giả sử A là VN. Anh (chị) hãy xác định hệ thống pháp luật nào được TAVN áp dụng để xác định cách chủ thể ký hợp đồng của K: 1. Trường hợp K ký với M tại C về việc tổ chức triển lãm các mẫu áo dài của M tại nước C. 2. Trường hợp K là một chi nhánh của công ty mẹ quốc tịch C, vào họat động kinh doanh trong lĩnh vực may mặc tại VN. Giám đốc chi nhánh này đã ủy quyền cho trưởng phòng kinh doanh trong một hợp đồng mua bán vải với một doanh nghiệp VN. Hợp đồng được ký và thực hiện tại VN. C. Chính phủ nước A ký hợp đồng thu mua nông sản với K. Anh (chị ) hãy vấn về địa vị pháp lý của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng này. D. Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng: 1.Giả sử TAVN đã áp dụng những quy định tại mục 2- chương II- Luật Thương mại VN năm 2005 (Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa) và việc áp dụng luật của TA là chính xác.Anh (chị) hãy chứng minh và giải thích. 2.Giả sử TAVN đã áp dụng những quy định trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan và việc áp dụng luật của TAVN là không chính xác. Anh (chị) hãy chứng minh và giải thích. 3. Anh (chị) hãy đặt giả thiết để Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được áp dụng trong việc xác định nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên. 4. Anh (chị) hãy đặt gỉa thiết để Tập quán về giao nhận hàng hóa quốc tế INC được áp dụng trong việc xác định nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên. 5. Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích: 5.1 Khi quy phạm xung đột trong Bộ luật dân sự Việt Nam quy định áp dụng pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực hợp đồng thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. 5.2 Theo PLVN, vấn đề bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. 5.3 Theo PLVN, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngòai được quyền chọn PL để điều chỉnh mọi vấn đề có xung đột PL trong hợp đồng (tư cách chủ thể ký hợp đồng, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng…) Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề sau đây trong TPQTVN: 1. Nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân nước ngòai; 2. Nơi cư trú của một người nước ngòai; 3. Quốc tịch của một người nước ngòai; 4. Nuoc cư trú thường xuyên của công dân VN; 5. Nơi các bên ký kết hợp đồng; 6. Nơi thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng; 7. Nơi vi phạm pháp luật./. MÔN PHÁP QUỐC TẾ (phần riêng) TG làm bài: 75p (chỉ được sd VBPL) Câu 1: các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao? (giải thích ngắn gọn) (5đ) 1/ PL các nước đều áp dụng quy định Luật nơi có tài sản trong việc điều chỉnh các vấn đề về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung QSH đối với TS bất kể đó là động sản hoặc BĐS. 2/ Các quy định về thừa kế trong các HĐTTTP giữa VN và các nước luôn được TAVN áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề về thừa kế giữa CDVN và CD các nước ký kết. 3/ PLVN luôn được AD để giải quyết ly hôn có YTNN nếu 1 trong các bên là CDVN 4/ Nếu 1 hợp đồng có điều khoản chọn luật thì HĐ đó được xem là có YTNN. 5/ Không thể AD PL nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại đều có QT VN. Câu 2: (5đ) A và B đều là CDVN. Năm 2010 A và B kết hôn tại Pháp 1/ Hãy đặt ít nhất 2 giả thiết CM quan hệ hôn nhân giữa A và B có YTNN và nêu CSPL? 2/Hãy đặt giả thiết CM quan hệ hôn nhân giữa A và B không có YTNN và nêu CSPL? 3/ Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có YTNN và quan hệ hôn nhân ko có YTNN. Giải thích vì sao có điểm khác biệt đó? Áp dụng luật hôn nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài — December 27, 2011 NGUYỄN THỊ HỒNG LÝ Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị Luật hôn nhân gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 10 ngày 9-6-2000 đã phần nào hoàn thiện các quy định về các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật không thể tránh khỏi những vướng mắc mà các điều luật cũng như các văn bản dưới luật chưa hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể. Xin nêu một ví dụ để bạn đọc cùng trao đổi. Bà Lê Hoài Phương hiện đang thường trú tại MARKÍCHEALLÊ 8012681 BERLIN (Cộng hòa Liên bang Đức) có nơi cư trú trước lúc xuất cảnh tại phường 1 thị xã X, xin ly hôn ông Hoàng Đức Vượng, (thường trú tại FRIEDRICH ENGEL RING39 15562 RUDERSDORE BEI BERLIN Cộng hòa liên bang Đức) nơi cư trú trước lúc xuất cảnh của ông Vượng là Hải Phòng Việt Nam. Theo lời khai của các đương sự, thì bà Lê Hoài Phương và ông Hoàng Đức Vượng kết hôn vào tháng 11/2000 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống hạnh phúc được hơn 2 năm thì phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4 2004, hai người sống ly thân (Đến tháng 7-2004, bà Phương về Việt Nam thăm gia đình và làm đơn xin ly hôn ông Vượng). Tòa án nhân dân tỉnh Q đã áp dụng Điều 89, khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình xử cho bà Lê Hoài Phương được ly hôn ông Hoàng Quốc Vượng. Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên xoay quanh việc giải quyết vụ việc này có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết: Quan điểm thứ nhất: theo quy định tại khoản 4 điều 100, khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình thì thẩm quyền giải quyết vụ án này là của Tòa án Cộng hòa Liên bang Đức. Bởi vì: khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân gia đình quy định: Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. Trong vụ án này, tại thời điểm xin ly hôn, hai đương sự đang thường trú tại Cộng Hòa liên bang Đức (ít nhất cũng từ năm 2000 cho đến khi làm đơn xin ly hôn). Mặt khác, nghị quyết 01/2003/NQ/HĐTP ngày 16-4-2003 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân gia đình, tại mục 2.2 phần II quy định: Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài, nay học về Việt Nam xin ly hôn thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam chúng ta cần phải hiểu cụm từ “nay họ về…” nghĩa là họ về thường trú tại Việt Nam mà không phải về thăm gia đình thì mới thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam. Còn nếu đương sự đang thường trú tại nước ngoài mà về Việt Nam xin ly hôn thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Quan điểm thứ hai cho rằng: trong vụ án này, tuy hai đương sự đang thường trú tại nước ngoài nhưng lại sống tại hai nơi khác nhau như: không cùng số nhà, đường phố… Vì vậy, phải xem đây là trường hợp không có nơi thường trú chung nên phải do pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Quan điểm thứ 3 lại cho rằng: Các đương sự kết hôn tại Đại sứ quán nước ta tại Đức và pháp luật áp dụng cho đăng ký kết hôn là pháp luật Việt Nam, khi có yêu cầu ly hôn, đương sự về Việt Nam làm thủ tục xin ly hôn theo pháp luật Việt Nam nhưng không áp dụng ly hôn có yếu tố nước ngoài mà áp dụng các điều luật tại chương 10 về ly hôn để giải quyết. Tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi không thể xem đây là trường hợp đương sự đã về Việt Nam, hoặc cũng không phải là không có nơi thường trú chung nên không áp dụng pháp luật Việt Nam về điều chỉnh. Rất mong bạn đọc quan tâm trao đổi và hi vọng rằng Tòa án nhân dân tối cao sớm có hướng dẫn chính thức về vấn đề này. Về bài Áp dụng luật hôn nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài Nguyễn Trung Tín Qua đọc bài “Về áp dụng Luật Hôn Nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lý (Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đăng số… Tạp chí Tòa án nhân dân), chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi dưới đây. Chúng tôi xin tóm tắt lại nội dung vụ việc như sau: - Thứ nhất là vụ việc quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên định cư ở nước ngoài (thuộc loại quan hệ được quy định tại khoản 4 điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000- loại quan hệ thuộc diện áp dụng các quy định của Chương XI “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” của Luật trên); - Thứ hai, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã áp dụng điều 89, khoản 2, điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xử cho bà Lê Hoài Phương được ly hôn ông Hoàng Quốc Vượng. Có các quan điểm sau về giải quyết vụ việc này: + Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo khoản 4, Điều 100, khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc Tòa án cộng hòa liên bang Đức; + Quan điểm thứ hai cho rằng, vụ việc này do pháp luật Việt Nam điều chỉnh; + Quan điểm thứ ba cho rằng đây không phải là vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Quan điểm của tác giả bài viết trên là đồng tình với quan điểm thứ nhất. Qua nghiên cứu vụ việc mà tác giả bài viết đề cập, chúng tôi xin nêu ý kiến trao đổi để bạn đọc tham khảo và rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Chúng tôi không đồng tình với cả ba quan điểm trên với các lý do sau: Quan điểm thứ nhất có sự nhầm lẫn ở hai điểm. Sự nhầm lẫn thứ nhất ở chỗ khoản 4 Điều 100 và khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 là các quy định luật về nội dung (khoản 4 Điều 100) và luật xung đột quy định chọn luật về nội dung của một quốc gia cụ thể (khoản 2 Điều 104). Do vậy, không thể căn cứ vào các quy định trên để xác định thẩm quyền của Tòa án một quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được. Sự nhầm lẫn thứ hai ở chỗ, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là văn bản pháp luật của Việt Nam, do vậy, ở đó không thể có quy định về việc “Thẩm quyền giải quyết vụ án này là của Cộng Hòa Liên Bang Đức” được. Chính vì vậy, chúng tôi không thể đồng tình với quan điểm thứ nhất. Quan điểm thứ hai không chấp nhận được ở chỗ, đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, nơi thường trú của các bên mà các cơ quan có thẩm quyền quan tâm ở đây là ở quốc gia nào (?), chứ không phải ở “số nhà, đường phố…” nào(?). Do vậy những người đưa ra quan điểm thứ hai cho rằng vì không rõ “số nhà, đường phố…” ở Cộng hòa Liên bang Đức, cho nên Tòa án Việt Nam sẽ quay trở lại áp dụng pháp luật Việt Nam là không có cơ sở. Quan điểm thứ ba không chấp nhận được ở chỗ, căn cứ vào khoản 4, Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đây là vụ việc quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Do vậy, việc quan điểm thứ ba cho rằng về việc các bên kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và pháp luật áp dụng để cho đăng ký kết hôn là pháp luật Việt Nam, cho nên không thể áp dụng Chương XI “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” mà cần áp dụng Chương X là điều không có cơ sở khoa học và cơ sở pháp luật. Kinh nghiệm giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực pháp quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng, không có cơ sở nào để khẳng định rằng, luật của quốc gia áp dụng với ly hôn phải là luật của quốc gia áp dụng với kết hôn. Theo chúng tôi, vụ việc này cần được giải quyết các vấn đề sau: Thẩm quyền của Tòa án luật về nội dung mà Tòa án cần áp dụng để giải quyết ly hôn. · Về thẩm quyền: Theo như bài viết thì vụ việc này, được giải quyết trước ngày 01/01/2005 (Ngày Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực), do vậy, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam vẫn cần được xác định trên cơ sở Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Theo điều 13 Pháp lệnh trên, (Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ) thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Bởi vì khoản 1 điều 13 quy định: “1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn…”. Trong số tất cả các quy định khác của Chương II “Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân” không có quy định nào chứng tỏ rằng, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trên. Nếu vụ việc này được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị thụ lý sau ngày 01/01/2005 thì Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị có thẩm quyền (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 27, khoản 3 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền khi “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”. • Về luật áp dụng: Theo khoản Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Tòa án Việt Nam nếu có thẩm quyền giải quyết vụ việc này (nếu giải quyết vào thời điểm từ ngày 01/01/2005 trở đi) thì Tòa án đó cần căn cứ vào khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để áp dụng pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức về việc cho phép ly hôn và giải quyết hậu quả của ly hôn. Nguồn (thongtinphapluatdansu)

Ngày đăng: 13/12/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan