Tiểu luận quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines

13 6.7K 87
Tiểu luận quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là một trong những nguy cơ lớn nhất của doanh nghiệp nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng, bên cạnh sự sụt giảm về thị phần trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực của nó là điều có thể làm được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ hữu hiệu của Nhà nước.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 I/ TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3 1.Quá trình hình thành và phát triển 3 2.Cơ cấu tổ chức .4 3.Những thuận lợi và khó khăn của Vietnam Airlines hiện nay .5 II/ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM .7 1.Hoạt động kinh doanh của VNA .7 2.Các rủi ro mà VNA có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh 8 III/ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO 10 1. Trong quá trình tái cơ cấu 10 2. Với các đối thủ cạnh tranh .11 3. Với các rủi ro khác .11 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 LỜI NÓI ĐẦU Thời kỳ Việt Nam ký kết hiệp định mở cửa bầu trời, các hàng hãng không nước ngoài ráo riết chuẩn bị cho sự bùng nổ về giao thông ngành hàng không. Chúng ta phải đối mặt với những thử thách và rủi ro không thể lường trước được. Tổng công ty hàng không Việt Nam (VNA) vẫn còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế này. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực của nó là điều có thể làm được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ hữu hiệu của Nhà nước. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là một trong những nguy cơ lớn nhất của doanh nghiệp nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng, bên cạnh sự sụt giảm về thị phần trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, em xin chọn đề tài tiểu luận: “Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam” để phần nào tìm ra những giải pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. - Mục đích nghiên cứu: Nhằm làm các vấn đề về rủi ro trong giao dịch kinh doanh, giúp công ty nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Là các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Để phù hợp với nội dung, mục đích và yêu cầu của đề tài, phương pháp thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm: phương pháp phân tích, so sánh, mô tả, và hệ thống hóa. Kết cấu đề tài: - Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty hàng không Việt Nam - Phần 2: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam - Phần 3: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro I/ TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển Thời kỳ đầu tiên Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay. Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Hiện nay, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực với độ tuổi trung bình của đội bay là 5,4 năm. Hãng hàng không đẳng cấp thế giới Trong 20 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm luôn đạt mức hai con số, Vietnam Airlines đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay Vietnam Airlines đã khai thác đến 21 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nước và 28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.Ngày 10/6/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu - SkyTeam. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành công vào thị trường quốc tế. Sau khi gia nhập liên minh, mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng lên tới hơn 1000 điểm đến trên toàn cầu. Hướng tới tương lai Để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai, Vietnam Airlines đã thực hiện chiến lược phát triển đội bay theo hướng ưu tiên lựa chọn những chủng loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành hàng không dân dụng thế giới. Liên tiếp trong các năm vừa qua, hãng đã tiến hành đặt mua mới, nâng cấp đội máy bay hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành hãng hàng không lớn trong khu vực, mở rộng đội bay lên 101 chiếc vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020 với nhiều loại máy bay công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường như Airbus A350XWB, Boeing 787-9. 2. C c u t ch cơ ấ ổ ứ Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm có: 1. Khối cơ quan Tổng công ty: Gồm các Ban chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 2. Các công ty thành viên: • Đơn vị hoạch toán phụ thuộc: - Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài NIAGS - Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng DIAGS - Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất TIAGS - Tạp chí Heritage • Đơn vị sự nghiệp: - Viện khoa học Hàng không VAI • Công ty TNHH một thành viên: - Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay VAECO - Công ty TNHH xăng dầu Hàng không VINAPCO - Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO • Công ty cổ phần: - Công ty Cổ phần Suất ăn Hàng Không Nội Bài NCS - Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế hàng không - Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài NASCO - Công ty Xây dựng công trình hàng không - Công ty In hàng không - Công ty Xuất nhập khẩu hàng không AIRIMEX - Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài NCTS - Công ty Cổ phần tin học hàng không - Công ty Bảo hiểm Hàng không Việt Nam VNI - Công ty cho thuê máy bay VALC - Hãng hàng không quốc gia Campuchia CAA • Công ty Liên doanh có vốn góp chi phối của Tổng công ty: - Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (Tổng công ty sở hữu 70% vốn điều lệ). - Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên tàu bay Tân Sơn Nhất (Tổng công ty sở hữu 60% vốn điều lệ) - Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn giao nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh (Tổng công ty sở hữu 65% vốn điều lệ). - Công ty liên doanh phân phối toàn cầu (Tổng công ty sở hữu 90% vốn điều lệ). • Công ty Liên kết: - Công ty Cung ứng dịch vụ hàng không - Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng - Công ty Nhựa cao cấp hàng không - Công ty Ôtô hàng không - Công ty Cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không - Công ty Cổ phần du lịch hàng không - Công ty Cổ phần khách sạn hàng không - Công ty Cổ phần quảng cáo hàng không 3. Những thuận lợi và khó khăn của Vietnam Airlines hiện nay • Ưu điểm: - Thương hiệu mạnh với biểu tượng bông sen vàng có mức độ nhận biết khá cao - Có uy tín trong khu vực châu Á, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt tại Đông Dương. Mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á. bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Rạch Giá, Cà Mau, Điện Biên Phủ, Tam Kỳ, Huế, Vinh, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Cần Thơ, Côn Đảo, Phú Quốc, Hải Phòng, Ban Mê Thuột, Pleiku, Đồng Hới và từ Việt Nam đến các thành phố lớn trên toàn thế giới như Bangkok, Singapore, Seoul, Pusan, Thành Đô, Đài Bắc, Trùng Khánh, Phnom Penh, Siem Reap, Viêng Chăn, Luang Prabang,Yangon, Kuala Lumpur, Hong Kong, Quảng Châu, Bắc Kinh, Cao Hùng, Thượng Hải, Osaka, Nagova, Fukuoka, Tokyo, Sydney, Melbourne, Paris, Moscow, Frankfurt, Los Angeles, Seattle, San Francisco, Detroit, New York, Atlanta, Honolulu, Minneapolis, Vienna, Copenhagen, Zurich, Barcelona, Nice, Roma, Prague, Oslo và Amsterdam. - Chuyến bay thường bao gồm dịch vụ cộng thêm (suất ăn nhẹ, nước uống .), trừ những chuyến bay ngắn <2 giờ (Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Hà Nội .) - Là hãng hàng không quốc gia Việt Nam, được nhà nước bảo trợ - Kênh phân phối đa dạng, hệ thống đại lý rộng khắp bao gồm: hệ thống bán vé qua 27 phòng vé và 422 đại lý chính thức trải dài trên toàn quốc và bán vé qua mạng trên website chính thức của hãng. Các phòng vé được đặt tại các thành phố lớn, là điểm giao dịch chính thức của hãng, đại diện cho hãng giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đặt chỗ, xuất vé cho khách; hoàn vé, đổi vé cho khách của thị trường trong nước, trợ giúp hoàn, đổi vé của khách xuất tại thị trường nước ngoài. - Là thành viên của SkyTeam nên khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi về các dịch vụ khác nhau bao gồm ưu tiên đặt chỗ, hành lý, phòng chờ. - Đội máy bay đa dạng gồm cả Boeing 777, Airbus A320/321, Foker, AT với thời gian bay khá nhanh, cất hạ cánh êm ái, đáp ứng được các đường bay từ đường quốc tế dài, đường trung đến các đường nội địa ngắn. • Nhược điểm: - Đôi khi các chuyến bay vẫn bị delay, divert do ảnh hưởng của thời tiết, tàu hỏng, . - Giá vé thường cao hơn các hãng hàng không giá rẻ khác. - Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở giao dịch bán vé máy bay cho các hãng hàng không, trong đó nhiều cơ sở không phải là đại lý của Vietnam Airlines, nhưng vẫn mạo danh là đại lý bán vé máy bay chính thức của hãng. Vì thế đã có nhiều trường hợp hành khách cả tin bỏ tiền mua vé tại đây và sau đó phải “ôm” những rắc rối kiểu rất “trời ơi” như: có vé trong tay nhưng không có chỗ trên chuyến bay, vé bị huỷ chỗ mà không được thông báo, vé bị cơ sở trung gian lừa hoàn lấy tiền vé, nhưng phổ biến nhất là hiện tượng thu tiền vé của khách cao hơn so với quy định… - Đại diện hãng cho biết, mỗi năm các đầu mối thông tin phản hồi của hãng nhận được vài trăm phản ánh của hành khách về tình trạng bị lừa, hoặc các rắc rối gặp phải khi mua vé tại các cơ sở giao dịch mạo danh đại lý, hay việc mua vé trên các website không phải của Vietnam Airlines. II/ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1. Hoạt động kinh doanh của VNA • Ngành, nghề kinh doanh chính: - Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; hoạt động hàng không chung, bay phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; - Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, vật tư, phụ tùng tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không; cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài; xuất nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, trang thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) theo quy định của Nhà nước. • Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính: - Vận tải đa phương thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ giao nhận hàng hóa; sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay. - Đầu tư và khai thác hạ tầng kỹ thuật tại các sân bay: Nhà ga hành khách, hàng hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không; - Xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng, dầu, mỡ hàng không, chất lỏng chuyên dùng và xăng dầu khác tại các cảng hàng không sân bay và các địa điểm khác; - Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay, các công ty vận tải du lịch trong nước và nước ngoài; cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không, các tỉnh, thành phố; các dịch vụ hàng không khác. Các ngành, nghề kinh doanh khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 2. Các rủi ro mà VNA có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanhRủi ro trong quá trình tái cơ cấu - Việc tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; chiến lược, kế hoạch kinh doanh và sản phẩm; tổ chức lao động; đầu tư, tài chính, quản trị doanh nghiệp là bốn trụ cột chính trong chương trình tái cơ cấu của VNA. - Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên hiện tổ chức hoạt động theo mô hình mẹ-con theo cơ cấu đã được giới thiệu ở trên. Do bộ máy cồng kềnh, gồm rất nhiều công ty con và các đơn vị thành viên, việc quản lý trở lên rất phức tạp. Quá trình cổ phần hóa và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đang gặp nhiều trở ngại và đã phải trì hoãn nhiều lần. Các rào cản trong việc đối chiếu công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp: Do quỹ đất lớn và rải rác ở nhiều đơn vị, nhiều địa phương, nhiều lô đất chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý, việc đối chiếu các khoản nợ phải thu, phải trả cũng gặp nhiều khó khăn. - VNA đầu tư dàn trải, góp cổ phần ở nhiều đơn vị, công ty thành nhưng làm ăn không hiệu quả trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản như: Công ty cổ phần Khách sạn Hàng không và Công ty cổ phần Chứng khoán Hòa Bình. Công ty cổ phần Khách sạn Hàng không có vốn điều lệ 96 tỷ đồng (trong đó Vietnam Airlines góp 42,24 tỷ đồng), được thành lập và hoạt động vào tháng 12/2006 với mục đích thực hiện Dự án Xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê tại khu đất 27B, Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM. Tuy nhiên, sau 7 năm, Công ty vẫn chưa thể triển khai được Dự án, do chưa có sự thống nhất giữa các cổ đông và chưa được các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận về công năng công trình, phương án thuê đất. Tình trạng “lùng nhùng” nói trên khiến Vietnam Airlines phải lùi mốc thoái vốn tại Công ty cổ phần Khách sạn Hàng không đến sát ngày 31/12/2015. Trong khi đó, do thị trường chứng khoán vẫn trong giai đoạn bĩ cực, nên việc bán 792.000 cổ phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Hòa Bình (HBS) mà Vietnam Airlines đang nắm giữ hết sức khó khăn. - Tìm cổ đông chiến lược để cổ phần hóa: VNA sẽ xây dựng phương án bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo hình thức phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ vốn nhà nước sau khi CPH là 70% - 80%. Cổ phần hóa, tiến hành IPO không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm thặng dư vốn mà quan trọng là cần phải tìm được cổ đông chiến lược để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Hiện nay, VNA đang kỳ vọng nguồn thu từ IPO đạt tối thiểu 200 triệu USD và mức thu này chỉ đạt được nếu bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên trong tình hình thị trường chứng khoán ảm đạm như hiện nay, việc đạt được kỳ vọng như trên vẫn còn phải xem xét. - Bên cạnh nguồn thu từ CPH, Vietnam Airlines dự kiến mỗi năm trích khoảng 50% lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn. Năm 2015 và năm 2017, Tổng công ty sẽ phát hành thêm khoảng 450 triệu USD cổ phiếu để đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án đầu tư máy bay tiếp nhận trong các năm 2016 - 2018 (9 máy bay A350, 4 máy bay B787-9). Bởi thế, ông Thanh cũng cho rằng trong giai đoạn trước mắt, Vietnam Airlines đặt ra mục tiêu nâng vốn chủ sở hữu lên 14.416 tỷ đồng vào năm 2013 và 21.373 tỷ đồng vào năm 2015. Trên thực tế, việc duy trì vốn chủ sở hữu ở mức thấp (8.480 tỷ đồng ), trong khi tổng nợ phải trả đã lên tới 40.894 tỷ đồng đã khiến hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Tổng công ty cao hơn quy định của Bộ Tài chính (3,54:1/3:1). Theo đánh giá của các chuyên gia, với cơ cấu vốn, tài sản như trên, nếu thị trường không thuận lợi, có yếu tố bất thường, Vietnam Airlines sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. • Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh - Sự xâm nhập của các hãng hàng không giá rẻ, mà hiện tại là VietJet Air. Theo một báo cáo từ hãng nghiên cứu hàng không CAPA Centre for Aviation, dù mới chỉ bắt đầu bay từ tháng 12/2011 nhưng VietJet đã chiếm tổng số 20% số ghế bay nội địa so với tỉ lệ 67% của VNA. VietJet cũng cho biết hãng đã làm ăn có lãi với mức lợi nhuân trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 120 tỷ đồng và cũng đang ráo riết tiến hành IPO để có thêm vốn mở rộng hoạt động. Số tiền thu về từ việc bán cổ phần dự kiến sẽ được hãng này dùng để mở rộng hoạt động, bao gồm mở rộng các tuyến bay quốc tế. Hiện VietJet chỉ có một tuyến bay quốc tế duy nhất tới Bangkok nhưng trong tương lai khi VietJet mở rộng mạng đường bay quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của VNA, đặc biệt là trong khu vực Đông Dương. - Sắp tới, khi các hiệp định mở cửa bầu trời được thi hành, các hãng hàng không nước ngoài sẽ ồ ạt vào thị trường tiềm năng là Việt Nam với trên 90 triệu dân, điều này khiến cạnh trạnh trong ngành hàng không sẽ ngày càng gay gắt. • Các rủi ro khác: - Rủi ro do giá dầu luôn biến động và tăng cao, thêm vào đó là chính sách đánh thuế gây hiệu ứng nhà kính ở EU và Úc, các đợt Audit bất thường của EU và Úc đối với máy bay và phi hành đoàn của Vietnam Airlines, nếu không đảm bảo đủ tiêu chuẩn thì VNA sẽ dính líu đến các vấn đề pháp lý, và các đường bay quốc tế này có thể bị cắt bất cứ lúc nào. - Rủi ro trong các tranh chấp về pháp lý do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm, điển hình nhất là vụ kiện giữa Vietnam Airlines với một luật sư người Italy tên là Liberati đòi bồi thường thiệt hại, sau khi Vietnam Airlines ký hợp đồng đại lý bán vé với Công ty Italy có tên là Falcomar vào năm 1991-1992. Vụ kiện kéo dài từ năm 1994 đến nay (2013) chưa xong. Đây là một bài học đắt giá cho VNA. - Các cơn bão trên biển đông, các thiên tai như động đất, sóng thần, rủi ro về chính biến tại nhiều quốc gia, hoạt động quân sự trên các vùng trời quốc tế đều là những rủi ro không thể lương trước được, ảnh hưởng đến việc xếp lịch bay, delay, hủy các chuyến bay. Thâm chí có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền đối với các chuyến bay nối chuyến khiến hành khách mệt mỏi, ảnh hưởng đến uy tín của hãng. - Việc đào tạo nhân sự bao gồm phi công, tiếp viên hàng không, kỹ thuật hàng không (điện tử, cơ khí), kiểm soát không lưu, quản trị hàng không, y học hàng không, quản trị rủi ro và an toàn hàng không,… thường rất lâu dài và tốn kém trong bối cảnh kinh tế thì khủng hoảng, nhân sự luôn thiếu hụt cũng là những rủi ro cho VNA. III/ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO 1. Trong quá trình tái cơ cấu - Cần xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới, kế hoạch phát triển tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp để thực hiện chuyên môn hóa, phân công hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, cạnh tranh nội bộ. Tập trung tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp - Có một điểm thuận lợi đối với công tác tái cơ cấu là tình hình kinh doanh của Vietnam Airline đang thu được kết quả rất khả quan. Tính đến ngày 30/6, tổng doanh thu của Hãng đạt 27.181 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 185 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,3% và 4,8% so với cùng kỳ năm 2012. Việc thị trường hàng không ấm dần trong thời gian qua sẽ tăng thêm sức hấp dẫn cổ phiếu Vietnam Airlines. Tận dụng được điều này, VNA cần phải gấp rút triển khai kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng ngay. - Xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý tại các doanh nghiệp (Ngân hàng Techcombank, công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần Chứng khoán Hòa Bình, công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không, công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không, công ty cổ phần Đầu tư hàng không, công ty cổ phần Giao nhận kho vận hàng không, công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn, công ty cổ phần Khách sạn hàng không, cổ phiếu France Telecom, Hãng hàng không Cambodia Angkor Air, công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không, công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng, công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và Dịch vụ hàng không, công ty cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động hàng không, công ty cổ phần In hàng không, công ty cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam, công ty Bảo hiểm hàng không Việt Nam, công ty cổ phần công trình hàng không, công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không, công ty phân phối toàn cầu ABACUS Việt Nam). Giải quyết các khoản nợ tồn đọng trước đây, hoàn thành việc kiểm kê đối chiếu công nợ và phân loại tài sản đồng thời xây dựng xong phương án sản xuất, kinh doanh trong 5 năm sau cổ phần hóa, tạo nền tảng để tiến hành IPO vào cuối năm 2013. . Seoul, Pusan, Thành Đô, Đài Bắc, Trùng Khánh, Phnom Penh, Siem Reap, Viêng Chăn, Luang Prabang,Yangon, Kuala Lumpur, Hong Kong, Quảng Châu, Bắc Kinh, Cao Hùng,

Ngày đăng: 13/12/2013, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan