Khái niệm KN lắng nghe

2 1.2K 2
Khái niệm KN lắng nghe

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG LẮNG NGHEKHÁI NIỆM CƠ BẢN Một số khái niệmLắng nghenghe một cách tập trung và có mục đích để thu nhận thông điệp ● Lắng nghe là sẵn sàng đón nhận, hiểu thông đIệp từ người khác và nghe được những cảm xúc trong giao tiếp ● Lắng nghe là chú ý nghe kết hợp quan sát ● Lắng nghe là một khả năng và cũng là một nghệ thuật để hiểu được những gì mà người khác truyền đạt bằng lời hay bằng ngôn ngữ phi lời nói ● Lắng nghe là cấp độ cao hơn nghe, vì nó cần sự cố gắng và tác động của trí tuệ ● Lắng nghe sẽ hỗ trợ giao tiếp khi: - Người nói ý thức được rằng có người đang nghe họ - Tác động lắng nghe được xen vào giữa các mô hình giao tiếp và truyền đạt Lắng nghe gì? o Suy nghĩ: quan điểm, ý kiến, thông tin … o Trái tim: cảm xúc, trạng thái, tâm tư tình cảm… o Động cơ: ý trí, động lực, lý do, nhu cầu … Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe ● Nội dung: hấp dẫn, phong phú, thiết thực, phù hợp nhu cầu hay tẻ nhạt, không hấp dẫn, khó hiểu. ● Môi trường: yên tĩnh, thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ hay quá nóng, quá lạnh, nhiều tiếng ồn (từ xe cộ, bạn đọc mất trật tự), thiếu thiết bị hỗ trợ. ● Con người (người nói và người nghe): Người nói: am hiểu về nội dung, vấn đề trình bày, cách diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, hay ngược lại. Cả người nói và người nghe: - Thái độ: tôn trọng, cởi mở, thân thiện, chân thành, khách quan, tự tin, xây dựng hay thiếu tôn trọng, mất bình tĩnh, khó gần - Tâm trạng: vui vẻ, thoải mái, tập trung hay buồn chán, lo âu, phân tán tư tưởng - Tình trạng sức khoẻ: cơ thể khoẻ mạnh hay ốm đau, mệt mỏi - Trình độ: học vấn, chuyên môn, ngôn ngữ - Quan niệm về: tuổi tác, giới tính, chính trị, xã hội, tôn giáo - Nhận thức: giống hay khác biệt giữa người nói và người nghe - Các yếu tố khác: uy tín cá nhân, địa vị trong xã hội . Phát triển kỹ năng lắng nghe hiệu quả 1. Lắng nghe với thái độ như thế nào? o Thái độ tập trung: nhìn người nói, hướng về phía người nói, im lặng, không làm việc khác o Kiên nhẫn lắng nghe: cho người nói thời gian và khoảng trống để nói những điều họ muốn nói, thậm chí cả những điều bạn không đồng ý, nếu người nói dài quá thì ghi chép ý chính o Thái độ đồng cảm, tin tưởng, tôn trọng người nói o Hãy lắng nghe một cách khách quan, mục tiêu đầu tiên là thông điệp, việc đánh giá có thể tiến hành sau. 2. Lắng nghe để thu nhận những gì? o Thông điệp mà người nói muốn chuyển tải o Thông tin có liên quan đến chủ đề mà người nói trình bày o Thông qua ngôn ngữ phi lời nói (vẻ mặt, điệu bộ .) để hiểu được mục đích, cảm xúc hay tâm trạng của người nói 3. Thể hiện sự lắng nghe, quan tâm như thế nào? o Nhìn thẳng vào người nói, gật đầu, có những tiếng tán thưởng như: ồ, à, thế à . o Có câu hỏi để thắc mắc, làm rõ thêm vấn đề o Biểu đạt ngôn ngữ không lời tuỳ theo nội dung o Là tấm gương phản chiếu để cùng biểu hiện tâm trạng của người nói 4. Làm thế nào để chứng tỏ mình nắm vững thông điệp? o Tóm tắt lại những điểm chính mà người nói vừa trình bày o Tránh ngắt lời thường xuyên hay thách thức người nói, tránh dẫn tới tranh luận cá nhân gay gắt. o Có phản hồi thích hợp cho người nói

Ngày đăng: 13/12/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan