Tài liệu Vắc-xin phòng bệnh cúm pptx

5 599 3
Tài liệu Vắc-xin phòng bệnh cúm pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vắc-xin phòng bệnh cúm Ðối tượng nào nên chích ngừa bệnh cúm ? Những người từ 50 tuổi trở lên. Những người lưu trú và nhân viên trong các trung tâm an dưỡng và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả bệnh viện và những trung tâm cho người thiểu năng trí tuệ và người tàn tật. Người lớn ở mọi lứa tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như : hen suyễn, viêm phế quản mãn, bệnh khí phế thủng, suy tim xung huyết, viêm họng, đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó, bệnh van tim, viêm tim, tiểu đường, rối loạn chức năng thận, hồng cầu liềm và những bất thường khác về hemoglobin, ung thư, những bệnh hay phương pháp điều trị gây suy giảm miễn dịch (ví dụ : AIDS, hóa trị liệu ung thư, prednisone hay các loại thuốc corticoid khác). Tất cả những người làm công tác chăm sóc sức khỏe, y tá, nhân viên y tế và những người làm trong các cơ quan và những gia đình có tiếp xúc với người mắc các bệnh mãn tính đã nêu ở trên. Trẻ con và thanh niên (6 đến 18 tuổi) được điều trị lâu dài bằng aspirin sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh Reye nếu bị nhiễm virus cúm. Khi nguồn vắc-xin bệnh cúm bị hạn chế, Trung Tâm kiểm soát bệnh sẽ yêu cầu bác sĩ ưu tiên cho những bệnh nhân trên 65 tuổi, những người trong nhóm nguy cơ cao và người chăm sóc họ. Vắc-xin phòng bệnh cúm được tiêm ra sao? Vắc-xin phòng bệnh cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng được chọn lại hàng năm trên cơ sở phỏng đoán rằng đó có thể là những dòng virus chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới. Vì hàng năm, một hay nhiều dòng virus ưu thế sẽ thay đổi vì vậy nên chủng ngừa bệnh cúm 1 năm 1 lần. Ðối với thai phụ và người đang cho con bú Vắc-xin cúm nên được tiêm cho những thai phụ mà 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ của họ sẽ rơi vào mùa cúm. Thông thường, phụ nữ ở 3 tháng đầu của thai kỳ không nên tiêm vắc-xin. Ðối tượng nào không nên chích ngừa bệnh cúm? Những người bị dị ứng nặng với trứng (ví dụ như bị quá mẫn) không nên tiêm vắc-xin cúm. Những người đang mắc một bệnh cấp tính có kèm sốt thì nên trì hoãn việc chủng ngừa lại đến khi họ đã khỏi bệnh hoàn toàn. Hiệu quả của vắc-xin cúm và tác dụng phụ của nó. Vắc-xin cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng mà đã được chọn để làm văc-xin trong năm đó. Những người đã chủng ngừa vẫn có thể bị nhiễm những dòng virus khác, biểu hiện qua ho, sốt và những triệu chứng tương tự như bệnh cúm. Tác dụng phụ của vắc-xin cúm bao gồm đau nhức thoáng qua ở vùng tiêm chích, đau cơ, sốt, và cảm giác khó ở. Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng ít khi xảy ra. . cao và người chăm sóc họ. Vắc-xin phòng bệnh cúm được tiêm ra sao? Vắc-xin phòng bệnh cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng được chọn lại. Reye nếu bị nhiễm virus cúm. Khi nguồn vắc-xin bệnh cúm bị hạn chế, Trung Tâm kiểm soát bệnh sẽ yêu cầu bác sĩ ưu tiên cho những bệnh nhân trên 65 tuổi,

Ngày đăng: 13/12/2013, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan