Tài liệu ÔN TÂP LÝ THUYÊT NGUYÊN LÝ THÔNG KÊ doc

4 3.2K 77
Tài liệu ÔN TÂP LÝ THUYÊT NGUYÊN LÝ THÔNG KÊ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP LÝ THUYẾT NGUYÊN LÝ THỐNG 1. Thống là gì? Thống là con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, xã hội. 2. Ý nghĩa – Nhiệm vụ của điều tra thống a. Ý nghĩa của điều tra thống kê: Thu thập tài liệu về hiện tượng kinh tế – xã hội đáp ứng mục đích, yêu cầu nghiên cứu là công việc đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. b. Nhiệm vụ của điều tra thống kê: Thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu, điều tra thống phải đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ. 3. Tổng thể thống là gì? Tổng thể thống là hiện tượng số lớn gồm những đơn vị (hoặc phần tử) cấu thành hiện tượng cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. 4. Khái niệm điều tra mẫu 5. Khái niệm phương án điều tra thống Phương án điều tra thống là một văn bản đề cập đến những vấn đề cần được thực hiện trước, trong và sau quá trình tổ chức điều tra - thu thập tài liệu về một chủ đề nào đó của hiện tượng nghiên cứu. 6. Đối tượng điều tra thống kê? 7. Tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn a. Tổng thể bộc lộ: là các đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng, dễ xác định. b. Tổng thể tiềm ẩn: là không thể nhận biết các đơn vị của chúng một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng. 8. Tổng thể đồng nhất và tổng thể không đồng nhất a. Tổng thể đồng nhất: bao gồm các đơn vị giống nhau về các đặc điểm chủ yếu có liên quan tới mục đích nghiên cứu. b. Tổng thể không đồng nhất: bao gồm các đơn vị có nhiều đặc điểm chủ yếu khác nhau. 9. Chỉ tiêu thống Chỉ tiêu thống là phạm trù biểu hiện tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể hiện tượng nghiên cứu tại địa điểm và thời gian cụ thể. 10. Đơn vị điều tra thống 11. Chất lượng điều tra thống phải đảm bảo các yếu tố nào? Chất lượng điều tra thống phải đảm bảo 3 yếu tố sau: a. Chính xác: là tài liệu phải phản ánh đúng trạng thái của các đơn vị tổng thể. b. Kịp thời: là cung cấp tài liệu đúng lúc cần thiết để phát huy hết tác dụng của tài liệu đó. c. Đầy đủ: là tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và số đơn vị tổng thể đã qui định trong phương án điều tra. 12. Ưu – Nhược điểm của điều tra thường xuyên a. Ưu điểm: - Tài liệu thu được phản ánh một cách tỉ mỉ, sát với thực tế, có hệ thống liên tục gắn với tình hình phát triển biến động của từng hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kì. - Kết quả điều tra có ý nghĩa trong công tác xây dựng và quản lý. b. Nhược điểm: Chi phí cao, mất nhiều thời gian. 13. Ưu – Nhược điểm của điều tra không thường xuyên a. Ưu điểm: - Tài liệu chỉ phản ánh trạng thái tình hình của hiện tượng nghiên cứu vào thời điểm điều tra. - Kết quả nhanh, ít tốn kém, thu thập tài liệu những hiện tượng kinh tế ít biến động, phát triển chậm. b. Nhược điểm: Không nghiên cứu hiện tượng trước và sau thời điểm điều tra. 14. Ưu – Nhược điểm của điều tra toàn bộ a. Ưu điểm: - Cung cấp tài liệu thống một cách đầy đủ, toàn diện. - Điều tra toàn bộ có thể quan sát, phân tích rút ra nhận định toàn diện đầy đủ sự phát triển của tổng thể, từng đơn vị. - Tài liệu điều tra phục vụ cho hoạch định chiến lược, qui hoạch tổng thể,… b. Nhược điểm: Tốn kém thời gian, công sức và chi phí. 15. Ưu – Nhược điểm của điều tra không toàn bộ a. Ưu điểm: - Gọn, nhẹ, chi phí thấp. - Thu thập tài liệu nhanh, suy rộng, toàn diện nhiều chi tiết, nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu. - Kịp thời đáp ứng được yêu cầu của quản trị. b. Nhược điểm: Thu thập tài liệu không đầy đủ toàn bộ đơn vị tổng thể. 16. Các loại sai số trong điều tra thống Có hai loại sai số: a. Sai số do ghi chép, phát sinh do : - Việc ghi chép tài liệu ban đầu không chính xác. - Nhân viên điều tra vô tình hay cố ý ghi chép sai sự thực. b. Sai số do tính chất đại biểu: chỉ xảy ra trong một số cuộc điều tra không toàn bộ, do việc lựa chọn số đơn vị điều tra không đủ tính chất đại biểu. 17. Nội dung cơ bản của phương án điều tra a. Mục đích, yêu cầu : - Được xác định rõ ràng, chính xác. - Qui định rõ nhiệm vụ cuối cùng cần đạt được của cuộc điều tra. b. Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra : - Đối tượng điều tra : là hiện tượng nghiên cứu có các tiêu thức và dữ liệu cần được thu thập ghi chép phục vụ mục đích, yêu cầu nghiên cứu. - Đơn vị điều tra : • Là đơn vị cấu thành tổng thể đối tượng điều tra, bản thân có các tiêu thức, dữ liệu đáp ứng mục đích, yêu cầu nghiên cứu cần được thu thập, ghi chép. • Là nơi phát sinh các thông tin thuộc tài liệu thống phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu cần được thu thập, ghi chép. c. Nội dung điều tra : - Là danh mục các tiêu thức đáp ứng yêu cầu nghiên cứu cần được tiến hành thu thập ghi chép trên các đơn vị điều tra thuộc tổng thể nghiên cứu. - Nội dung điều tra được xác định dựa vào mục đích yêu cầu nghiên cứu và khả năng thực tế tổ chức cuộc điều tra thu thập tài liệu. d. Thời điểm điều tra, thời kỳ điều tra và thời hạn điều tra : - Thời điểm điều tra : là mốc thời gian qui định thống nhất điểm xuất phát ghi chép thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu trên các đơn vị thuộc phạm vi đối tượng điều tra. - Thời kỳ điều tra : là chỉ về độ dài thời gian tồn tại phát triển của đối tượng điều tra cần được qui định thống nhất để thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu cả thời kỳ. - Thời hạn điều tra : là độ dài thời gian qui định thực hiện một cuộc điều tra : ngày bắt đầu ; ngày kết thúc, hoàn thành cuộc điều tra. e. Biểu mẫu, phiếu điều tra - Giải thích, hướng dẫn cách ghi chép - Biểu mẫu, phiếu điều tra : là phương tiện, công cụ, chứng từ gốc dùng để ghi chép và lưu giữ kết quả thu thập được trong cuộc điều tra. - Giải thích, hướng dẫn cách ghi chép : là bản giải thích rõ ràng, khoa học về nội dung tiêu thức điều tra; giải thích, qui định phương pháp điều tra, ghi chép thu thập thông tin điều tra. f. Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra : - Là cụ thể hoá qui định các bước công việc, trình tự tiến hành cuộc điều tra. - Bố trí thời gian thực hiện từng bước công việc tổ chức điều tra. 18. Điều tra chọn mẫu là gì? Ưu – Nhược điểm? a. Điều tra chọn mẫu : Là chỉ tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu trên một số đơn vị mẫu được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu dựa trên nguyên tắc chọn mẫu. b. Ưu – Nhược điểm : - Ưu : • Nhanh hơn rất nhiều so với điều tra toàn bộ. • Nhân viên điều tra và chi phí điều tra giảm. • Đi sâu nghiên cứu nhiều mặt hiện tượng. • Tài liệu thu được có độ chính xác cao. • Không đòi hỏi tổ chức lớn như điều tra toàn bộ. - Nhược : • Tài liệu thu thập được không đầy đủ toàn bộ đơn vị tổng thể. • Không thể quan sát, phân tích, rút ra nhận định một cách toàn diện và đầy đủ sự phát triển của tổng thể. 19. Các kiểu chọn mẫu Có 2 kiểu chọn mẫu điều tra: a. Chọn ngẫu nhiên: - Là khi chọn mẫu phải đảm bảo tính chất hoàn toàn khách quan. - Tất cả các đơn vị trong tổng thể đều có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đứng ra lựa chọn. b. Chọn không ngẫu nhiên: Là khi chọn dựa vào những thông tin đã biết về tổng thể, dựa vào sự hiểu biết của con người về tổng thể đó để lựa chọn những đơn vị có thể đại biểu, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 20. Ưu – Nhược điểm của sắp xếp số liệu a. Ưu điểm: - Có thể nhanh chóng phát hiện ra giá trị cao nhất và thấp nhất trong tập hợp số liệu. - Có thể dễ dàng chia số liệu thành các nhóm. - Có thể nhìn thấy ngay giá trị nào xuất hiện bao nhiêu lần. b. Nhược điểm: Nếu số lượng thông tin lớn, việc sắp xếp gặp nhiều khó khăn và không làm sáng tỏ được nhiều vấn đề. BT: C3 - C4/1,2,3,4,8,9,10,12,13,15,19,20,22,23,24,25 - C5/3,7,12,14,15 - C6/1,2,3,4,6,7 . ÔN TẬP LÝ THUYẾT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ 1. Thống kê là gì? Thống kê là con số được ghi chép để phản. ghi chép thu thập thông tin điều tra. f. Xây dựng kê hoạch thực hiện điều tra : - Là cụ thể hoá qui định các bước công việc, trình tự

Ngày đăng: 13/12/2013, 04:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan