Tài liệu KẾ HOẠCH BỘ MÔN : TOÁN 6 doc

8 663 6
Tài liệu KẾ HOẠCH BỘ MÔN : TOÁN 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

  TRƯỜNG T H C S GIÁP LAI   KẾ HOẠCH BỘ MÔN : TOÁN 6 GIÁO VIÊN : VŨ VĂN MINH TỔ : KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC : 2007-2008  KẾ HOẠCH BỘ MÔN Khái quát Họ và tên : Vũ Văn Minh Ngày sinh : 20/03 /1979 Nơi sinh : Sơn Hùng – Thanh Sơn – Vĩnh Phú Ban khoa đào tạo : Tin Ngày vào nghành : 01/08/2001 Công việc được giao : Giảng dạy Toán 6 A. THUÂN LỢI- KHÓ KHĂN : 1. Thuận lợi : + Các gia đình phụ huynh của học sinh khối 6 trong xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em mình trong học tập . + Đa số học sinh khối 6 các em đều ngoan , chăm học và có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức . + Đội ngũ cán sự lớp : Lớp 6A : Tuyến – Thuý – Lệ ; Lớp 6B: Sơn – Anh – Nhung có năng lực trong học tập và tổ chức các hoạt động . + Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy các môn để công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả về chất lượng . 2. Khó khăn : + Kinh tế của một số gia đình học sinh khối 6 còn gặp nhiều khó khăn , nên điều kiện học tập của học sinh như về tài liệu cho học sinh học tập còn thiếu . + Một phần nhỏ học sinh còn lười học , chưa có ý thức tốt trong học tập . + Còn 8 học sinh yếu , trong đó 6A có 4 học sinh ; lớp 6B có 4 học sinh . + Có 3 học sinh ở lại lớp . 2 B. NỘI DUNG : KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN 6 . I. Mục đích yêu cầu : 1. Số học : a. Yêu cầu về kiến thức : a1. Chương I : + Học sinh biết viết một tập hợp bằng cách liệt các phần tử của tập hợp , chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử trong tập hợp đó (thường xảy ra đối với tập hợp số); học sinh biết viết các chữ số La mã từ 1 đến 30. + Học sinh được ôn tập một cách có hệ thống về tập hợp các số tự nhiên ; tính chất chia hết của một tổng; các dấu hiệu chia hết cho 2; 3;;5;9. + Học sinh hiêu được các khái niệm : Luỹ thừa , số nguyên tố vàhợp số , ước và bội số , ước chung và ước chung lớn nhất , bội chung và bội chung nhỏ nhất a2. Chương II : + Học sinh hiêu được sự cần thiết của các số nguyên ẩmtong thực tiễn và trong toán học ; biết biểu diễn các số nguyên trên trục số và biết cách so sánh hai số nguyên trên trục số ; nắm chắc định nghĩa về giá trị tuyệt đối của một số nguyên . + Học sinh nắm được quy tắc thực hiện các phép tính cộng , trừ , nhân , chia và các tính chất của các phép toán đó (tính chất giao hoán , tính chất kết hợp , tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ); các quy tắc mở ngoặc , quy tắc chuyển vế và đổi dấu các số hạng . + Học sinh nắm được khái niệm bội và ước của một số nguyên , các tính chất chia hết . a3. Chương III + Học sinh hiểu được khái niệm mở rộng phân số ; khái niệm hai phân số bằng nhau ; tính chất cơ bản của phân số và cách tìm phân số tối giản ; cách quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số ; các cách so sánh hai phân số . + Học sinh hiểu được nguyên tắc cộng hai phân số ; tính chất cơ bản của phép cộng phân số ; phép nhân và phép chia phân số . + Học sinh hiểu được khái niệm hỗn số , số thập phân , khái niệm phần trăm , tỉ xích số , cách vẽ biểu đồ dạng cột . Đặc biệt học sinh hiểu được ba bài toán cơ bản về phân số . b. Yêu cầu về kĩ năng : b1. Chương I : Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên : + Học sinh có kĩ năng thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức không phức tạp ; biết vận dụng tính chất của các phép toán để làm tính nhanh , tính hợp lí ; biết sử dụng máy tính để tính nhanh . + Hoc sinh nhận biết được một số có chia hết cho 2; 3;5;9 hay không , áp dụng các tính chất chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố . b2 . Chương II : Số nguyên : + Học sinh thực hiện đúng các quy tắc về các phép tính ; biết chuyển từ phép trừ sang phép cộng và ngược lại ; thực hiện quy tắc chuyển vế , mở ngoặc trong các phép biến đổi mà không nhầm dấu . + Thực hiện đúng các dãy phép tính với các số nguyên . + b3 : Chương III : Phân số + Học sinh sử dụng các tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số , tìm ƯCLN của tử và mẫu rồi rút gọn phân số , đưa phân số đã cho về phân số tối giản . + Học sinh có kĩ năng quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số để thực hiện cộng và trừ phân số không cùng mẫu . 3 + Học sinh thực hiện đúng các quy tắc về các phép tính cộng , trừ , nhân , chia phân số . Biết áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân phân số vào tính nhanh , tính nhẩm. + Học sinh biết quy đổi các phân số thập phân về dạng số thập phân và ngược lại . + Học sinh biết vận dụng ba bài toán cơ bản về phân số để giải các bài toán trong thực tế . 2. Hình học : a. Yêu cầu về kiến thức : a1. Chương I : Đoạn thẳng + Học xong chương này , học sinh nhận biết và hiểu được các khái niệm : điểm , đường thẳng , tia , đoạn thẳng , trung điểm của đoạn thẳng , độ dài đoạn thẳng . a2 : Chương II: Góc + Học xong chương này , học sinh nhận biết và hiểu được các khái niệm :Nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng a , tia nằm giữa hai tia , góc là hình gồm hai tia chung gốc ; các khái niệm góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt ; các khái niệm hai góc kề nhau , hai góc phụ nhau , hai góc bù nhau , hai góc kề bù ; phân biệt được khái niệm cung và dây cung ; khái niệm tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB , BC, AC khi ba điểm A,B,C không thẳng hàng . b. Yêu cầu về kĩ năng : b1 . Chương I : Đoạn thẳng + Học sinh có kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm , biết đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước ; vẽ trung điểm của một đoạn thẳng cho trước . b2 : Chương II : Góc + Học xong chương này , học sinh biết vẽ góc , vẽ các góc có chung đỉnh và cách đánh dấu các góc khác nhau ; biết so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng ; biết đo góc ; biết vẽ góc cho biết số đo ; biết dùng thước đo độ để vẽ tia phân giác của một góc ; biết sử dụng compa và thước thẳng vẽ một tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó . II. Trọng tâm , trọng điểm : 1 . Số học : + Các phép toán thực hiện trên tập số tự nhiên : Phép tính : Cộng , trừ , nhân chia , luỹ thừa (nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số ) . + Tính chất chia hết của một tổng + Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho , cho 5 , cho 9 + Bội và ước của một số + BCNN , ƯCLN của hai hay nhiều số . + Các phép tính thực hiện trên tập số nguyên : Phép tính : Cộng , trừ , nhân chia. + Quy tắc phá ngoặc , quy tắc về dấu . + Cách quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số . + Các phép toán thực hiện trên phân số . 4 + Ba bài toán cơ bản về phân số . 2. Hình học : + Ba điểm thẳng hàng . + Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài . + Điểm nằm giữa hai điểm , trung điểm của đoạn thẳng . + Góc vuông , góc nhọn , góc tù . + Mối quan hệ giữa hai góc . + Tia phân giác của một góc . III. Đăng kí chất lượng bộ môn : 1. Chất lượng khảo sát đầu năm : STT Môn Lớp TSHS Giỏi Khá T.bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 Toán 6A 25 2 Toán 6B 25 2. Đăng kí chất lượng : STT Môn Lớp TSHS Giỏi Khá T.bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 Toán 6A 25 2 6 2 Toán 6B 25 2 6 IV . Biện pháp thực hiện : 1. Giáo viên : 5 + Lên kế hoạch giảng dạy bộ môn Toán 6 ngay từ đầu năm học để nắm được tình hình học sinh về số học sinh giỏi , khá , trung bình , yếu , kém . + Nghiên cứu t ài liệu , phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn Toán 6 từ đó đề ra phương hướng giảng dạy bộ môn cho toàn năm học . + Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh thông qua kết quả khảo sát đầu năm học . + Lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên . + Lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu . 2. Học sinh : + Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp . + Lớp phó phụ trách học tập thường xuyên kiểm tra vở bài tập về nhà của các bạn và thông báo kết quả kiểm tra tới giáo viên bộ môn . + Cử các bạn học sinh khá , giỏi kèm các bạn học sinh yếu . V. Kế hoạch cụ thể : 1. Môn Số học : Thời gian Chương (tiết) Mục đích yêu cầu Trọng tâm – Trọng điểm Chuẩn bị Kế hoạch kiểm tra Thầy Trò 15 phút 1 tiết Từ tuần 1 đến tuần 13 Chương I : ôn tập và bổ túc về số tự nhiên (39 tiết) + Học sinh được ôn tập một cách hệ thống về tập hợp số tự nhiên , các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia các số tự nhiên ;các tính chất chia hết của một tổng ; các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 . + Học sinh làm quen với một số thuật ngữ và kí hiệu về tập hợp . + Học sinh hiểu được một số khái niệm : Luỹ thừa , số nguyên tố , hợp số , ước và bội , ƯCLN. BCNN. + Học sinh có kĩ năng thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức . + Biết sử dụng máy tính bỏ túi (hoặc máy tính Casio fx )để tính toán . + Học sinh nhận biết được một số có chia hết cho 2;3;5;9 hay không . + Tập hợp , giao và hợp của hai tập hợp . + Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên . + Thứ tự thực hiện các phép tính . + Các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9. + Cách tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số . - Nội dung bài giảng - Bảng phụ - Phiếu học tập – Máy tính Casio fx . - Đọc trước bài mới -Phiếu học tập – Máy tính Casio fx . tiết 21 tiết18, 39 6 + Học sinh nhận biết được ước và bội của một số ; tìm được ƯCLN. BCNN của hai hay nhiều số . + Học sinh bước đầu vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn . Học sinh rèn luyện tính cẩn thận , chính xác khi trình bày lời giải một bài toán . Từ tuần 14 đến tuần 21 Chương II: Số nguyên + Học sinh biết được sự cần thiết của số nguyên âm trong thực tiễn và trong toán học . + Biết phân biệt và so sánh các số nguyên (âm , dương và số 0) + Tìm được số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên . + Hiểu và vận dụng đúng : Các quy tắc thực hiện các phép tính cộng , trừ , nhân , chia số nguyên ; các quy tắc chuyển vế , dấu ngoặc trong biến đổi các biểu thức . + Hiểu được khái niệm bội và ước của một số nguyên và cách tìm . + So sánh số nguyên + Các phép tính thực hiện trên tập số nguyên . + Giá trị tuyệt đối của một số nguyên . + Quy tắc chuyển vế . + Bội và ước của một số nguyên . - Nội dung bài giảng - Bảng phụ - Phiếu học tập – Máy tính Casio fx . - Trục số - Đọc trước bài mới -Phiếu học tập – Máy tính Casio fx . tiết 46 tiết 53,54,68 Từ tuần 22 đến tuần 35 Chương III: Phân số Học xong chương này học sinh cần : + Nắm được khái niệm phân số ; hai phân số bằng nhau ; + Nắm được tính chất cơ bản của phân số vận dụng vào đưa một phân số đã co về phân số tối giản , + Nắm vững các phép toán : Cộng , trừ , nhân , chia hai phân số . + Nắm được các khái niệm hỗn số , số thập phân , phần trăm . + Có kĩ năng vận dụng được tính chất cơ bản của phân số trong tính toán phân số . + Biết tìm phân số của một số cho trước + Biết tìm một số khi biết giá trị phân số của nó . + Biết tìm tỉ số của hai số . + Làm đúng dãy các phép tính đối với phân số . + Biết vẽ biểu đồ phần trăm dưới dạng cột , ô vuông . + Hai phân số bằng nhau . + Tính chất cơ bản của phân số . + Rút gọn phân số + Quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số . + Các phép tính thực hiện trên phân số . + Hỗn số , số thập phân , phần trăm . + Biểu đồ phần trăm . - Nội dung bài giảng - Bảng phụ - Phiếu học tập – Máy tính Casio fx . - Biểu đồ phần trăm . - Đọc trước bài mới -Phiếu học tập – Máy tính Casio fx . tiết 93.106, 107 7 2. Hình học : Thời gian Chương (tiết) Mục đích yêu cầu Trọng tâm – Trọng điểm Chuẩn bị Kế hoạch kiểm tra Ghi chú Thầy Trò 15 phút 1 tiết Từ tuần 1 đến tuần 14 Chương I : Đoạn thẳng Học xong chương này , học sinh cần đạt được các yêu cầu sau : + Nhận biết và hiểu được các khái niệm : Điểm , đường thẳng , tia, đoạn thẳng , độ dài đoạn thẳng , trung điểm của đoạn thẳng . + Biết sử dụng các dụng cụ đo vẽ + Có kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm , ba điểm thẳng hàng , ba điểm không thẳng hàng . Biết đo độ dài của đoạn thẳng cho trước , vẽ đoạn thẳng biết dộ dài cho trước và vẽ trung điểm của một đoạn thẳng . Bước đầu làm quen với các hoạt động hình học . Có ý thức cẩn thận khi vẽ đo . + Nhận biết được một điểm nằm giữa hai điểm . + Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm . + Tia + Điều kiện để một điểm nằm giữa hai điểm , + Trung điểm của một đoạn thẳng . - Nội dung bài giảng - Bảng phụ - Phiếu học tập Thước thẳng . Compa - Cọc tiêu - Đọc trước bài mới -Phiếu học tập . Thước thẳng . Compa tiết 8 tiết 14, Từ tuần 19 đến tuân 33 Chương II : Góc + Biết khái niệm nửa mặt phẳng , biết khái niệm góc . + Hiểu các khái niệm : Góc vuông , góc nhọn , góc tù , hai góc kề nhau , hai góc bù nhau , hai góc phụ nhau , hai góc kề bù . + Biết khái niệm số đo góc . + Hiểu được : Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox , Oz thì : xOzyOzxOy ∠=∠+∠ +Hiểu khái niệm tia phân giác của một góc . +Biết vẽ một góc . Nhận biết được một góc trong hình vẽ . +Biết vẽ một góc có số đo cho trước . +Biết vẽ tia phân giác của một góc . + Mối quan hệ giữa hai góc. + Số đo góc . + Tia nằm giữa hai tia. + Vẽ góc khi biết số đo . + Tia phân giác của một góc . - Nội dung bài giảng - Bảng phụ - Phiếu học tập Thước thẳng .thước đo góc Compa - Cọc tiêu - Đọc trước bài mới -Phiếu học tập . Thước thẳng . thước đo góc compa tiết 23 tiết 28 8 . GIÁP LAI   KẾ HOẠCH BỘ MÔN : TOÁN 6 GIÁO VIÊN : VŨ VĂN MINH TỔ : KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC : 2007-2008  KẾ HOẠCH BỘ MÔN Khái quát Họ và tên : Vũ Văn Minh. : STT Môn Lớp TSHS Giỏi Khá T.bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 Toán 6A 25 2 6 2 Toán 6B 25 2 6 IV . Biện pháp thực hiện : 1. Giáo viên : 5 + Lên kế hoạch

Ngày đăng: 13/12/2013, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan