Tiểu luận về Tài phán

67 291 0
Tiểu luận về Tài phán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như vậy, có thể nói khái niệm “tài phán” rộng hơn khái niệm “xét xử” ở nhiều khía cạnh. Hoạt động tài phán có thể thực hiện bởi nhiều loại cơ quan khác nhau. Không chỉ tòa án mà các cơ quan hành chính hay các cơ quan khác cũng có quyền tài phán. Quyền tài phán có thể do một cơ quan độc lập, chuyên trách thực hiện hoặc có thể do một cơ quan thực hiện nhiều chức năng, trong đó có chức năng tài phán. Điều đó phụ thuộc vào cơ cấu, phương thức tổ chức quyền lực trong bộ máy nhà nước, vào thẩm quyền mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.

GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ TÀI PHÁN .2 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÀI PHÁN .2 1.2. PHÂN LOẠI .4 1.3.1.1. Lịch sử hình thành chế định trọng tài trên thế giới .5 1.5. Cơ sở lý luận của việc thiết lập mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài trong quá trình tố tụng trọng tài .38 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 41 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI VIỆT NAM 41 2.2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM .43 2.2.1. Về vấn đề thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại Việt Nam .43 2.2.2. Xem xét thẩm quyền của tòa án đối với hoạt động trọng tài .44 2.2.2.1. Xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài .44 2.2.2.2. Đối với các vấn đề khác của tố tụng trọng tài .45 2.2.2.3. Đối với phán quyết trọng tài 45 2.2.2.4. Giá trị của phán quyết Trọng tài nước ngoài 46 2.2.3. Vai trò hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mại .47 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ QUA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN 50 2.3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp qua tòa án kinh tế và trọng tại thương mại thời gian qua 50 2.3.2. Một số vấn đề thường gặp của trọng tài thương mại qua trong thời gian qua 53 2.4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA THỰC TRẠNG TRÊN 57 III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 63 1 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán TÀI PHÁN I. TỔNG QUAN VỀ TÀI PHÁN 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÀI PHÁN Pháp luật với tư cách là công cụ để nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội, có chức năng đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, giai cấp nắm quyền lực nhà nước. Cùng với việc ban hành các quy phạm pháp luật, nhà nước đồng thời có các biện pháp bảo đảm cho các quy phạm pháp luật ấy được thực hiện bởi mọi chủ thể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi tham gia vào các quan hệ xã hội, các chủ thể vẫn thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội, tập thể và quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân. Những tranh chấp và xung đột pháp lý, những vi phạm pháp luật không loại trừ xảy ra ngay cả trong nhà nước xã hội chủ nghĩa khi pháp luật thể hiện ý chí tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Để phản ứng lại những hành vi vi phạm pháp luật, nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau đã được pháp luật dự kiến trước trong các chế tài của các quy phạm pháp luật. 2 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán Song, những biện pháp cưỡng chế nhà nước chưa thể áp dụng ngay được nếu như chưa có sự phán xét, đánh giá những hành vi được coi là vi phạm pháp luật hay những tranh chấp pháp lý cụ thể. Vì vậy, nhà nước cần có một hay nhiều các tổ chức, cơ quan thay mặt nhà nước đứng ra thực hiện chức năng xem xét khía cạnh pháp lý của sự việc, giải quyết những tranh chấp và áp dụng chế tài theo luật định. Hoạt động mà các cơ quan đó thực hiện chính là “hoạt động tài phán” và bản thân cơ quan đó là “cơ quan thực hiện chức năng tài phán” Thuật ngữ “tài phán” có gốc từ tiếng La Tinh là “jurisdictio” có nghĩa là tổng thể những quyền hạn của Tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết tranh chấp và áp dụng những chế tài theo luật định. Như vậy, có thể nói khái niệm “tài phán” rộng hơn khái niệm “xét xử” ở nhiều khía cạnh. Hoạt động tài phán có thể thực hiện bởi nhiều loại cơ quan khác nhau. Không chỉ tòa án mà các cơ quan hành chính hay các cơ quan khác cũng có quyền tài phán. Quyền tài phán có thể do một cơ quan độc lập, chuyên trách thực hiện hoặc có thể do một cơ quan thực hiện nhiều chức năng, trong đó có chức năng tài phán. Điều đó phụ thuộc vào cơ cấu, phương thức tổ chức quyền lực trong bộ máy nhà nước, vào thẩm quyền mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật. Tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý. Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Quyền tài phán theo pháp luật là dạng quyền tài phán do pháp luật đặt ra. Cũng có thể đó là quyền tài phán không phải được pháp luật trực tiếp lập ra nhưng được quy phạm pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lập ra. Hành vi tài phán là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, hoặc cơ quan có quyền tài phán. Hành vi tài phán được đặt trong phạm vi, bối cảnh nhất định, tức là có giới hạn. Thể chế tài phán là các quy tắc pháp lý, bao gồm các quy tắc nền tảng và các quy tắc nội dung về tài phán, ở cả diện rộng hoặc hẹp (bao trùm hoặc trong phạm vi một lĩnh vực). 3 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán Thiết chế tài phán là cơ cấu vật chất của tài phán. Nó chỉ rõ ai là "chủ thể" của tài phán, mang quyền tài phán. 1.2. PHÂN LOẠI Theo tính chất, tài phán có hai dạng chính: tài phán tư pháp và tài phán hành chính * Tài phán tư pháp: hoạt động xét xử đối với các vụ án hình sự, dân sự, lao động, thương mại của tòa án để đưa ra những phán quyết cuối cùng (phân xử ai đúng ai sai). * Tài phán hành chính: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phán xét những khiếu kiện của cá nhân, tổ chức đối với cơ quan hành chính (hoặc những cơ quan nhà nước khác) đưa ra những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà cá nhân tổ chức cho là trái pháp luật hoặc là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 1.3. TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH Ở đâu có hoạt động kinh doanh thương mại thì ở đó có khả năng phát sinh tranh chấp. Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh, vì vậy giải quyết các tranh chấp phát sinh được coi là tự thân của các quan hệ kinh tế. Ở góc độ khái quát chung, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau : - Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh. - Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh. - Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường. - Ít tốn kém nhất. 4 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán “Dù đó là tranh chấp gì đi chăng nữa thì vì sự công bằng và hiệu quả kinh tế mà cần thiết phải có một cơ chế để giải quyết tranh chấp”. Có nhiều cách thức khác nhau để giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống, trình độ phát triển kinh tế – xã hội mà mỗi quốc gia trên thế giới có các cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh rất khác nhau. Nhìn chung cho đến thời điểm hiện tại, các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm : thương lượng, hoà giải, trọng tài (phi chính phủ) và giải quyết thông qua tòa án. Để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, trong phần này chỉ đề cập đến trình tự, thủ tục của hai hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đang được áp dụng rất phổ biến đó là : trọng tài và tòa án. 1.3.1.Trọng tài: 1.3.1.1. Lịch sử hình thành chế định trọng tài trên thế giới Khoa học pháp lý chưa khẳng định được chính xác phương thức trọng tài bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng có thể khẳng định đây chính là hình thức tiền thân của việc hình thành các tòa án sau này. Tòa Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu. Trong hệ thống luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua, đây đã là một phương thức rất phổ biến (phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610). Tuy nhiên các quy định sơ khai về trọng tài trong hệ thống luật "common law" thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán quyết của trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật năm 1697. Trong Hiệp ước Jay năm 1794, Anh và Mỹ đã thống nhất đưa các vấn đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng tài. Việc giải quyết tranh chấp này kéo dài 7 năm, 5 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán và được coi là kết thúc thành công. Từ đầu thế kỷ XX, các nước (trong đó có Pháp và Mỹ) bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài đang có thêm những thành viên mới; trọng tài trở thành một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới. hậm chí, trọng tài hiện nay còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết đến với thuật ngữ ODR – "online dispute resolution" nghĩa là giải quyết tranh chấp trực tuyến). Trọng tài trực tuyến tiến hành khi có khiếu nại trực tuyến, thủ tục tố tụng diễn ra trên internet, trọng tài phân xử và ra phán quyết dựa vào hồ sơ do các bên xuất trình. Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại La – Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến việc soạn thảo quy chế và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài. Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm “Trọng tài” được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La-Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp”. Hiệp định La-Hay 1907 qui định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp”. Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: “Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, 6 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau”. Luật sư toà thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: “Trọng tài là toà án tư, do ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như toà án nhà nước”. 1.3.1.2. Khái niệm của tố tụng trọng tài. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. Cũng như thủ tục tố tụng tòa án, trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh trọng tài cũng phải tuân theo các trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật quy định, từ việc khởi kiện, xét xử, thi hành phán quyết trọng tài, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia,… Đây chính là thủ tục tố trọng tài. Nói cách khác, tố tụng trọng tài được hiểu là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài. 1.3.1.3. Hoạt động tố tụng trọng tài có các đặc điểm và các nguyên tắc cơ bản - Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. - Tố tụng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Cụ thể, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thỏa thuận. - Tố tụng trọng tài đảm bảo cho đương sự quyền tự định đoạt của mình một cách cao nhất, các đương sự có quyền lựa chọn trọng tài viên, quyền lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp, lựa chọn quy tắc tố tụng…. 7 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán - Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Về nguyên tắc, trọng tài không xét xử công khai, do đó ngoài nguyên đơn và bị đơn, trọng tài chỉ triệu tập các đương sự khác khi cần thiết. - Quy tắc tố tụng trọng tài của các quốc gia rất khác nhau, nhưng nhìn chung quy tắc lựa chọn trọng tài viên và thủ tục của hầu hết các trung tâm trọng tài trên thế giới đều theo khuôn mẫu của Quy tắc trọng tài mẫu UNCITRAL. Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà Uỷ ban trọng tài và các bên đương sự phải tuân theo. Do trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các trọng tài viên, theo quy định của Pháp luật; hoặc trên cơ sở lựa chọn của các đương sự (trọng tài AD - HOC), nên không tồn tại một tố tụng thống nhất. Tuy vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của tất cả các tổ chức, hình thức trọng tài phải đảm bảo các nguyên tắc sau mà nếu vi phạm các nguyên tắc này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý rất phức tạp. +Nguyên tắc tự nguyện: Là nguyên tắc cốt lõi trong vấn đề trọng tài vì trọng tài được hình thành là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự và trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài đều nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Họ có thể thoả thuận chọn hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, trọng tài viên, địa điểm mà họ thấy thuận tiện và thậm chí là cả quy tắc tố tụng áp dụng trong vụ kiện. Trong quá trình tranh tụng, nếu các bên đạt được sự thống nhất trên cơ sở thương lượng hoặc hoà giải thì trọng tài phải tôn trọng sự thoả thuận đó và chấm dứt việc giải quyết vụ việc. +Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp: Trong mọi việc: từ lựa chọn hay bãi miễn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm tố tụng, trong việc đưa đơn yêu cầu hay đơn biện minh trong việc nhận thông tin từ trọng tài và phía bên kia. Mọi tài liệu thông tin cho trọng tài đều phải thông báo cho bên kia, mọi biện pháp, quyết định của trọng tài đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp. + Nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong khi giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên. Các trọng tài 8 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán viên bình đẳng với nhau và xét xử độc lập căn cứ vào những Điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, với tư cách là những người hoàn toàn độc lập trong xét xử tranh chấp, trọng tài phải đảm bảo thái độ khách quan, vô tư nếu không muốn bị các bên khước từ hoặc phải tự khước từ. + Nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp: đây là nguyên tắc xuất phát từ mong muốn và lợi ích của các doanh nghiệp. Theo đó, các buổi họp xét xử của trọng tài trên cơ sở sự thoả thuận của các trọng tài viên sẽ được tiến hành tại nơi mà ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hoặc không liên quan thì không được có mặt. Trọng tài viên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề mà mình biết khi tiến hành giải quyết vụ việc, kể cả phán quyết cuối cùng trừ khi được sự đồng ý của các đương sự. + Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thể bị kháng cáo. Thẩm quyền của trọng tài kinh tế • Giải quyết các tranh chấp o Phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa :  Pháp nhân với pháp nhân  Pháp nhân với Doanh nghiệp tư nhân  Doanh nghiệp tư nhân với Doanh nghiệp tư nhân  Doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinh doanh o Phát sinh giữa công ty với các thành viên của công ty và giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty. o Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu • Thẩm quyền của trọng tài kinh tế không được xác lập theo vùng lãnh thổ cho nên về nguyên tắc các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên. 9 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A-Tài Phán Tố tụng trọng tài kinh tế • Trọng tài chỉ " Xét xử" 1 lần • Tố tụng trọng tài kinh tế không quy định nguyên tắc xét xử công khai như toà án mà xét xử bí mật chỉ những người được mời mới được tham dự phiên họp. • Tố tụng trọng tài không theo nguyên tắc xét xử tập thể mà bằng 1 trọng tài viên do đương sự lựa chọn • Việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo tố tụng bao gồm các giai đoạn sau: o Nguyên đơn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến một trung tâm trọng tài kinh tế kèm theo văn bản thoả thuận của các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết ở trung tâm trọng tài kinh tế đó. o Trong một thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, thư ký trung tâm trọng tài kinh tế phải gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách trọng tài viên cho bị đơn đồng thời ấn định thời hạn bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho trung tâm trọng tài kinh tế. Trong trường hợp vụ tranh chấp do một hội đồng trọng tài giải quyết thì mỗi bên chọn một trọng tài viên và 2 trọng tài viên sẽ chọn một trọng tài viên thứ 3 làm chủ tịch Hội đồng trọng tài nếu các trọng tài viên do các bên chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ 3 thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên giải quyết thì hai bên thông báo thuận chọn một trọng tài viên nếu không thoả thuận được sẽ do chủ tịch trung tâm chỉ định. o Trọng tài viên tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp như nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trình bày, trưng cầu giám định o Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. o Việc giải quyết vụ tranh chấp được kết thúc bằng quyết định 10 . của tài phán. Nó chỉ rõ ai là "chủ thể" của tài phán, mang quyền tài phán. 1.2. PHÂN LOẠI Theo tính chất, tài phán có hai dạng chính: tài phán. PHÁP 63 1 GVHD: TS. NGUYỄN VIỆT KHOA Nhóm 7A -Tài Phán TÀI PHÁN I. TỔNG QUAN VỀ TÀI PHÁN 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÀI PHÁN Pháp luật với tư cách là công cụ để nhà

Ngày đăng: 12/12/2013, 21:57

Hình ảnh liên quan

• Ở trung ương :Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm, toà hình sự, toà - Tiểu luận về Tài phán

trung.

ương :Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm, toà hình sự, toà Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan