Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 2 pdf

7 648 7
Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH TẾ HỌC VI BÀI GIẢNG 2 – CẦU, CUNG VÀ THỊ TRƯỜNG Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program Trong nền kinh tế thị trường, đa số các quyết định về giá cả và sản lượng được xác định trong thị trường thông qua các lực Cung và Cầu. A. CẦU SỐ LƯỢNG CẦU là số lượng của một mặt hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại mỗi mức giá trong một đơn vị thời gian. dụ, số lượng chai sô-đa một cá nhân sẽ mua trong một tháng là Q d , hay số lượng cầu đối với chai sô-đa. Hàm cầu thường được biểu diễn là: Q d = Q d (Giá, Thu nhập, Sở thích hay Thị hiếu, Giá mặt hàng thay thế và mặt hàng bổ sung, Số người tiêu dùng) QUY LUẬT CẦU: Khi giá mặt hàng tăng (P⇑), số lượng cầu mặt hàng giảm(Q d ⇓)và khi giá mặt hàng giảm (P⇓), số lượng cầu mặt hàng tăng (Q d ⇑), giữ nguyên các yếu tố khác không đổi. Một cách dễ dàng để viết quy luật cầu là: Khi P ⇑⇒ Q d ⇓ và khi P⇓ ⇒ Q d ⇑, giữ nguyên các yếu tố khác không đổi THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CẦU – Sự di chuyển dọc theo đường cầu do sự thay đổi giá của mặt hàng. Ở đây giữ nguyên mọi yếu tố khác không đổi. THAY ĐỔI CẦU – Sự dịch chuyển đường cầu do thay đổi yếu tố khác chứ không phải giá của mặt hàng đó. Những yếu tố chủ yếu làm dịch chuyển đường cầu hay gây ra Sự thay đổi Cầu bao gồm: 1). Thay đổi trong thu nhập a). Hàng hóa bình thường – I ⇑⇒ D⇑ b). Hàng hóa thứ cấp – I ⇑⇒ D ⇓ 2). Thay đổi sở thích hay thị hiếu T ⇑⇒ D ⇑ và T ⇓ ⇒ D ⇓ 3). Hàng thay thế – Giá của hàng thay thế tăng – Cầu của mặt hàng tăng Giá của hàng thay thế giảm – Cầu của mặt hàng giảm 4). Hàng bổ sung – Giá của hàng bổ sung tăng – Cầu của mặt hàng giảm Giá của hàng bổ sung giảm – Cầu của mặt hàng tăng B. CUNG SỐ LƯỢNG CUNG là số lượng của một mặt hàng mà các công ty muốn sản xuất tại mỗi mức giá trong một đơn vị thời gian. dụ, số lượng chai sô-đa nhà sản xuất nước giải khát sẽ sản xuất mỗi tháng là Q s , hay số lượng cung chai sô-đa. Hàm cung thường được biểu diễn là: Q s = Q s (Giá, Giá Nhập lượng, Công nghệ, Số Công ty) QUY LUẬT CUNG: Khi giá mặt hàng tăng (P⇑), số lượng cung của mặt hàng tăng (Q s ⇑ )và khi giá mặt hàng giảm (P⇓), số lượng cung của mặt hàng giảm (Q s ⇓), giữ nguyên các yếu tố khác không đổi. Một cách dễ dàng để viết quy luật cung là: Khi P ⇑ ⇒ Qs ⇑ và khi P ⇓⇒ Qs ⇓ giữ nguyên các yếu tố khác không đổi Cũng như có sự khác nhau giữa thay đổi số lượng cầu và thay đổi cầu, ta có thể phân biệt giữa thay đổi số lượng cung và thay đổi cung. THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CUNG – Sự di chuyển dọc theo đường cung do thay đổi giá của mặt hàng. Ở đây giữ nguyên mọi yếu tố khác không đổi. THAY ĐỔI CUNG – Sự dịch chuyển đường cung do thay đổi yếu tố khác chứ không phải giá của mặt hàng đó. Những yếu tố chủ yếu làm dịch chuyển đường cung hay gây ra Sự thay đổi Cung bao gồm: 1). Giá nhập lượng Giá nhập lượng ⇑ ⇒ S ⇓ Giá nhập lượng ⇓ ⇒ S⇑ 2). Công nghệ Công nghệ ⇑ ⇒ S⇑ Công nghệ ⇓ ⇒ S ⇓ 3). Số lượng công ty Số lượng công ty ⇑ ⇒ S⇑ Số lượng công ty ⇓ ⇒ S ⇓ C. TỔNG HỢP CẦU VÀ CUNG Hai lực cung và cầu quyết định giá cả và sản lượng cân bằng. TÓM TẮT: Cầu tăng : D ⇑ ⇒ P e ⇑ và Q e ⇑ Cầu giảm: D ⇓ ⇒ P e ⇓ và Q e ⇓ Cung tăng : S ⇑ ⇒ P e ⇓ và Q e ⇑ Cung giảm: S ⇓ ⇒ P e ⇑và Q e ⇓ Tác động của sự can thiệp từ chính phủ Giá trần – Giá tối đa có thể định trên thị trường Giá sàn hay giá hỗ trợ – Giá tối thiểu có thể định trên thị trường Hãy xem các biểu đồ Cung và Cầu – Cách tiếp cận toán học Giả sử đường cung và cầu là những đường thẳng, các hàm số có thể viết dưới dạng: Cung: Q s = a + bP Cầu: Q d = c – dP Trong cân bằng: Q s = Q d Để thực tập, anh chị có thể tính ra điểm cân bằng và cho thấy cần phải đặt những giới hạn nào vào các hệ số để tình trạng cân bằng tồn tại. Thị trường gạo Theo nghiên cứu thống kê, ta biết rằng đường cung gạo năm 2001 xấp xỉ như sau: Cung: Q s = 3000 + 400P Giá được đo bằng hàng chục ngàn đồng và lượng được đo bằng hàng triệu giạ mỗi năm. Nghiên cứu thống kê cho thấy đường cầu năm 2001 là: Cầu: Q d = 5000 - 350P Với những thông tin trên, giá cân bằng trên thị trường gạo có thể được xác định bằng cách đặt cung bằng cầu: 3000 + 400P = 5000 - 350P 750P = 2000 P = 2,67 (x 10.000) or P = 26.700 đồng/gịa Nói thêm về Hàm Cầu Phương trình sau có thể là phương trình của một đường cầu: Q d = 800 - 6 P x - 5P y + 10I Ta diễn giải điều này như thế nào? “Dấu trừ” cho ta biết điều gì? Nó cho ta biết độ dốc và biết rằng đây thực sự là một đường cầu bởi theo quy luật cầu, giữa số lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến. Dấu trừ ở trước cho ta biết điều gì? Nó có nghĩa là nếu giá của một mặt hàng có liên quan tăng lên thì cầu đối với X giảm xuống. Do vậy, mặt hàng này phải là hàng bổ sung (như bia và đậu phộng). Nếu đó là dấu cộng, những mặt hàng này phải là hàng thay thế (như các loại bia khác nhau). Dấu cộng ở trước thu nhập cho ta biết điều gì? Nó có nghĩa là nếu thu nhập tăng lên, cầu đối với X tăng – do vậy đó là hàng hóa thông thường. Nếu nó là dấu trừ , đó là hàng thứ cấp. Ta cũng có thể diễn tả hàm cung theo cách tương tự. Anh chị hãy cho một số dụ. Những Ứng dụng của Phân tích Cầu và Cung I. Thuế do ai chịu (ai trả?û) Chúng ta sẽ trình bày biểu đồ trong lớp học. Thuế gián tiếp: thuế đánh vào việc bán một mặt hàng cụ thể là khoảng cách giữa mức giá mà người mua phải trả (P c ) và mức giá mà người bán nhận được (P p ) Thuế đơn vị: t trên đơn vị Ghi chú: (i) ai chính thức trả không quan trọng (ii) phần chịu thuế của mỗi bên phụ thuộc vào độ dốc và độ co giãn (iii) phân bổ: sản xuất và tiêu dùng ít hơn. II. Tác động phân bổ do đánh thuế Nền kinh tế mở, nhỏ Số lượng Cung nội địa Cầu nội địa Nhập khẩu Tiêu dùng Sản xuất Giá tự túc tự cấp Giá thế giới Giá tự túc tự cấp Giá nhỏ= không có tác động lên giá thế giới, mở = cho tự do trao đổi thương mại cân bằng cục bộ = xét một ngành riêng lẻ giá tự túc tự cấp = giá khi không có thương mại Q D = D(p) Q S = S(p) p = p w Nhập khẩu thuần = Q D -Q S Thuế nhập khẩu: thuế đánh vào hàng nhập khẩu (không phải hàng hóa sản xuất trong nước) ai chịu thuế: người tiêu dùng trả phân bổ: sản lượng sản xuất trong nước nhiều hơn, nhập khẩu ít hơn, tiêu dùng ít hơn Ghi chú: - Domestic Supply: Cung trong nước. - World price + tariff: Giá Quantity: Lượng Price : Giá Consumption: Tiêu dùng thế giới + thuế quan - World price: Giá thế giới - Demand: Cầu Production: Sản xuất Imports: : Nhập khẩu . KINH TẾ HỌC VI MÔ BÀI GIẢNG 2 – CẦU, CUNG VÀ THỊ TRƯỜNG Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn. bằng cách đặt cung bằng cầu: 3000 + 400P = 5000 - 350P 750P = 20 00 P = 2, 67 (x 10.000) or P = 26 .700 đồng/gịa Nói thêm về Hàm Cầu Phương trình sau có thể

Ngày đăng: 12/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan