147 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường hàn quốc tại trung tâm xuất khẩu lao động traenco – công ty cổ phần traenco

35 371 0
147 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường hàn quốc tại trung tâm xuất khẩu lao động traenco – công ty cổ phần traenco

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn khách sạn, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ buồng phòng, marketing thâm nhập thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng

Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1. Tổng quan nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc tại trung tâm xuất khẩu lao động Traenco công ty cổ phần Traenco 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển co lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm trong sự phát triển của nền kin tế là tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào sự hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn. Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao dộng cho công cuộc xây dựng đất nước. Hơn 10 trở lại đây, cùng với sự phát triển của nề kinh tế đất nước, hoạt động xuất khẩu lao dộng cũng đã phát triển không ngừng, ngày càng nhiều thành tựu đáng kể góp phần tạo tiền đề để đất nước ta tiến lên trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Bùi Phương Dung Lớp K43E2 1 Chuyên đề tốt nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động này. Do quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen với tác phong sống công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chủ- thợ, và thường chỉ nghĩ đến những lợi ích trước mắt. Người lao động đi làm việc tại nước ngoài còn yếu về trình độ và kỹ năng làm việc, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế…nên họ không đánh giá được đúng con người và công việc khi tham gia xuất khẩu lao động. Người lao động đã coi việc đi lao động nước ngoài là thiên đường, họ không lường trước được các khó khăn ở nước sở tại, thậm chí người lao động sang nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Tất cả những hạn chế này là rào cản cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với người lao động, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động mà điều tệ hại hơn là làm mất uy tín, mất hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Đứng trước các thuận lợi và khó khăn đặt ra các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cần các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động để thể đứng vững trên thị trường. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trung tâm xuất khẩu lao động Traenco công ty cổ phần Traenco bắt đầu tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động vào năm 2006. Tuy là mới tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lao động nhưng công ty cũng đã thu được một số thành công. Tuy nhiên, do cuộc suy thoái kinh tế thế giới vào cuối năm 2008 và tình hình thế giới biến động nhiều phức tạp làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoacjhh xuất khẩu của mình. Công ty đang cần cho mình một hướng đi phù hợp, đặc biệt là các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động để thể thúc đẩy lĩnh vực này phát triển. Bùi Phương Dung Lớp K43E2 2 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và những khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu lao động như : chất lượng lao động xuất khẩu sang các thị trường là chưa đồng đều, kỹ năng ngoại ngữ của nhân lực trong công ty còn chưa tốt, khả năng tìm kiếm thị trường và tham gia vào các thị trường mới còn yếu. Kết hợp với xu hướng chung của hoạt động xuất khẩu lao động tại nước ta, em đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc tại trung tâm xuất khẩu lao động Traencon công ty cổ phần Traenco” 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Trên sở hệ thống lại một số lý luận bản về hoạt động xuất khẩu lao động, chuyên đề tập trung vào việc : - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại trung tâm xuất khẩu lao động Traenco công ty cổ phần Traenco sang thị trường Hàn Quốc. - Đề ra các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc tại trung tâm xuất khẩu lao động Traenco. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu : Trong thời gian từ năm 2007-2010,trong đó tập trung số liệu vào năm 2008-2010. Đây là thời gian nền kinh tế thế giới nhiều biến động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta nói chung cũng như của trung tâm xuất khẩu lao động Traenco nói riêng. Không gian : Tại Trung tâm xuất khẩu lao động Traenco công ty cổ phần Traenco 13/61 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu : Xuất khẩu lao động là nội dung rất rộng, bao gồm cả xuất khẩu lao động tại chỗ và trực tiếp ra nước ngoài. Đề tài này chỉ tập trung vào Bùi Phương Dung Lớp K43E2 3 Chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài, các lý thuyết liên quan và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu 1.5.1 Khái niệm về xuất khẩu lao động Hiện nay trên thế giới rất khiề khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động như : Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Hay xuất khẩu lao độngquá trình mua bán một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động. Đây là việc mua bán sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động ở nước ngoài. Như vậy, dù hiểu theo các cách khác nhau nhưng nó đều chỉ hoạt động di chuyển sức lao động của người lao động trong nước ra khỏi biên giới quốc gia. Chúng ta thể hiểu sâu hơn về hoạt động xuất khẩu lao động qua khái niệm của Tổ chức lao động quốc tê (ILO) như sau : “Xuất khẩu lao độnghoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên sở những hiệp định hoặc hợp đồng tính chất hợp pháp, quy định sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động”. Xuất khẩu lao động được hiểu như là một hoạt động kinh doanh dịch vụ, nó là hoạt động cung ứng sức lao động, trong đó một tổ chức kinh tế thuộc quốc gia này cung cấp lao động cho tổ chức kinh tế thuộc quốc gia khác theo những điều kiện thỏa thuận được hai bên chấp nhận trong hợp đồng cung ứng lao động. 1.5.2Một số vấn đề lý thuyết về xuất khẩu lao động 1.5.2.1 Đặc điểm, vai trò và các hình thức xuất khẩu lao động * Đặc điểm của xuất khẩu lao động - Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế của một quốc gia đồng thời mang tính xã hội hóa cao bởi một số lý do sau : Bùi Phương Dung Lớp K43E2 4 Chuyên đề tốt nghiệp + Xuất khẩu lao động thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và làm tăng ngân sách Nhà nước. Thực hiện hoạt động này, tất cả các bên đều mong muốn mang lại lợi ích kinh tế cho mình. + Xuất khẩu lao độnghoạt động mang tính xã hội vì nó thể hiện ở việc giải quyết việc làm, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân Hơn nữa, đây là hoạt động mà cả xã hội quan tâm thể tham gia. - Xuất khẩu lao động là một dịch vụ đặc biệt, cung cấp hàng hóa đặc biệt và vượt ra khỏi biên giới quốc gia. - Xuất khẩu lao động đảm bảo lợi ích của ba bên : Nhà nước, các tổ chức làm công tác xuất khẩu lao động và người lao động. - Xuất khẩuhoạt động mang tính cạnh tranh và liên quan đến an ninh quốc gia. * Vai trò của xuất khẩu lao động - Xét trên góc độ vĩ mô thì xuất khẩu lao động vai trò với nước xuất khẩu lao động cũng như nước nhập khẩu lao động + Với nước xuất khẩu lao động : Đây là nước cung ứng lao động cho các nước khác. Xuất khẩu lao động vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển giao công nghệ và tác phong làm việc tại nước tiếp nhận lao động. Xuất khẩu lao động còn tạo nguồn thu cho đất nước, giảm được các chi phí liên quan đến tạo việc làm mới và đào tạo người lao động mỗi năm. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước xuất khẩu lao động với các nước khác trên thế giới. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì thực hiện công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra, tạo một hướng tích cực cho người lao động. + Với nước nhập khẩu lao động : Việc tiếp nhận lao động nước ngoài sẽ giúp cho nước nhập khẩu lao động những lợi ích như: Cung cấp đủ số lao động cho các hoạt động sản xuất trong nước, giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân công ( Bùi Phương Dung Lớp K43E2 5 Chuyên đề tốt nghiệp đặc biệt là những công việc vất vả, thu nhập thấp ). Tiết kiệm được nguồn tài chính từ mức chênh lệch tiền lương giữa việc thuê lao động trong nước với lao động nước ngoài, tăng hiệu quả kinh tế của đất nước. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước cung ứng lao động. - Xét trên góc độ vi mô thì hoạt động xuất khẩu lao động vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như đối với người lao động + Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động : Xuất khẩu lao động tăng nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tìm hiểu phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động. Đây là họi để doanh nghiệp thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở lĩnh vực khác. Thông qua xuất khẩu lao động, doanh nghiệp sẽ than gia vào chiến lược phát triển việc làm của quốc gia, hội tham gia vào kinh tế thế giới, khai thác tiềm năng kinh doanh… + Với bản thân người lao động : Tham gia xuất khẩu lao động, người lao động điều kiện giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, cải thiện cuộc sống gia đình. Đây cũng là hộ cho người lao động tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích lũy trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tạo việc làm trong nước khi trở về. * Các hình thức xuất khẩu lao động Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước quy định. Hiện nay hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta diễn ra theo hai hình thức sau : + Đưa lao động đi làm việc thời hạn ở nước ngoài, bao gồm : Đi theo hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nhà nước và hợp tác lao động và chuyên gia. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư nước ngoài. Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động, người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Bùi Phương Dung Lớp K43E2 6 Chuyên đề tốt nghiệp + Xuất khẩu lao động tại chỗ : Là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam bao gồm: Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, tổ chức, quan ngoại giao, văn phòn đại diện của nước ngoài đặt tại Việt Nam. 1.5.2.2 Tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động * Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trườnghoạt động bản đầu tiên trước khi tiến hành việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Kết quả của hoạt động này sẽ là sở để triển khai các hoạt động trực tiếp trong quy trình xuất khẩu lao động. Việc đánh giá thị trường nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra kết luận nên tham gia vào thi trường đó hay không. Nghiên cứu thị trường trong xuất khẩu lao động bao gồm : + Nghiên cứu thị trường nước ngoài : Người làm công tác thị trường phải tìm hiểu cụ thể nhu cầu nhập khẩu lao động của các quốc gia nơi mà doanh nghiệp ý định thâm nhập, tìm hiểu đặc tính của thị trường quốc gia đó, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị - pháp luật. + Nghiên cứu thị trường trong nước : Nội dung này bao gồm việc nghiên cứu về các chính sách pháp luật của Nhà nước quy định về hoạt động xuất khẩu lao động, các nhân tố thu nhập, hội việc làm của người lao động trong nước, tình hình dân số, độ tuổi lao động trong nước, tình hình dân số, độ tuổi lao động lao động trong nước, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. *Tìm kiếm và lựa chọn đối tác Đây chính là khâu doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nước mà mình sẽ đưa lao động sang làm việc. Để tiến hành tìm kiếm và lựa chịn đối tác, doanh nghiệp thể tiến hành theo hai cách sau: Bùi Phương Dung Lớp K43E2 7 Chuyên đề tốt nghiệp + Nghiên cứu thị trường tại phòng : Với cách nghiên cứu này , doanh nghiệp chỉ việc dựa vào các hồ sơ, tài liệu liên quan đến đối tác để tiến hành phân tích và lựa chọn đối tác phù hợp nhất. Phương pháp này khá đơn giản, chi phí không cao, nhưng kết quả thường không xác thực, doanh nghiệp thường khó thấy được sự thay đổi của đối tác. + Nghiên cứu tại chỗ : Với cách nghiên cứu này doanh nghiệp phải đến tận nơi khách hàng ( nước đối tác của doanh nghiệp ) để tìm hiểu tình hình thực tế diễn ra như thế nào. Từ những nghiên cứu đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đối tác phù hợp với doanh nghiệp. Phương pháp này khá tốn kém, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiềm lực lớn, kết quả đưa ra khá chính xác, đáng tin cậy. * Đàm phán Đàm phán trong xuất khẩu lao độngquá trình trao đổi ý kiến giữa một bên là doanh nghiệp xuất khẩu lao động và một bên là doanh nghiệp tiếp nhận lao động nhằm đi tới sự thống nhất về các điều kiện điều khaonr trong hợp đồng cung ứng lao động. Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức đàm phán hiệu quả nhất. Trong thực tế, các hình thức đàm phán sau : Đàm phán qua thư, đàm phán qua điện thoại và đàm phán trực tiếp. Mỗi một hình thức đàm phán đều ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi người đàm phán phải các kĩ năng nhất định. Quá trình đàm phán được coi là thành công khi cả hai bên đạt được thỏa thuận và tiến hành kí kết hợp đồng. *Ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động Hợp đồng xuất khẩu lao động chính là hợp đồng cung ứng lao động giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các đối tác nước ngoài của mình. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động. Bùi Phương Dung Lớp K43E2 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề sau : - Về đối tượng lao động : Hai bên thống nhất về quy mô lao động, ngành nghề cụ thể, trình độ học vấn, trình độ tay nghề, giới tính, đột tuổi của người lao động - Các nội dung liên quan về lao động : Địa điêm làm việc, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm, tiền lương, tiền công làm them giờ, trợ cấp và các chế độ đãi ngộ khác. - Điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng phải xác định rõ đồng tiền dung để thanh toán là đồng tiền gì, xác định thời hạn thanh toán và phương thức trả tiền. - Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng : Hai doanh nghiệp khi tham gia ký kết hợp đồng phải phân rõ trách nhiệm trong việc tuyển chọn lao động, đưa đón lao động, điều kiện bất khả kháng, tranh chấp, khiếu nại trong hợp đồng và một số điều khoản khác. * Tổ chức thực hiện hợp đồng Trong tổ chức thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề sau: - Xin giấy phép thực hiện hợp đồng : Hợp đồng cung ứng lao động phải được đăng ký với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nó hiệu lực sau khi được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận. Doanh nghiệp không giấy phép hoạt động chuyên ngành cần phải văn bản chứng minh khả năng tài chính tại thời điểm đăng ký hợp đồng. Doanh nghiệp nhận thầu khoán công trình, hợp đồng liên doanh, liên kết ở nước ngoài phải nộp bản sao hợp đồng ý kiến xác nhận của thứ trưởng bộ, Ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trưng ương. - Tuyển chọn lao động : Là quá trình lựa chọn người lao động dựa trên các yêu cầu của công việc do phía nước ngoài quy định Bùi Phương Dung Lớp K43E2 9 Chuyên đề tốt nghiệp - Đào tạo và giáo dục định hướng lao động : Nội dung của hoạt động đào tào xuất khẩu lao động bao gồm : Đào tạo về nghiệp vụ, đâò tạo về ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động về luật pháp, phong tục tập quán, nôi dung của hợp đồng lao động mà người lao động đã ký kết và trách nhiệm của người lao động. * Tổ chức xuất khẩu lao động Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng của lao động, doanh nghiệp tiến hành đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Các công việc cần thực hiện : - Xin giấy phép xuất khẩu lao động - Làm thủ tục, hộ chiếu, xin thị thực xuất cảnh - Tổ chức đưa người lao động ra sân bay * Quản lý lao động Là sự tác động thống nhất dựa trên các chính sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ, tuyển chọn đào tạo- giáo dục định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 1.5.3 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động. Một sô giải pháp như : - Làm tốt công tác marketing trong xuất khẩu lao động. Công tác này gồm hai khâu chính : nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động và quảng bá hàng hóa sức lao động Việt Nam ra thị trường lao động quốc tế. + Nghiên cứu thị trường : Là khâu trọng yếu của hoạt động marketing nhằm tìm hiểu rõ các hội và thách thức đang chờ đón ở thị trương nghiên cứu. Qua đó biết được là nên tiến vào thị trường nào và thị trường nào là lợi nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải sử dụng triệt để thông tin về thị trường nước ngoài Bùi Phương Dung Lớp K43E2 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan