135 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM ô tô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN bắc của HONDA ô tô mỹ ĐÌNH đến năm 2015

39 409 0
135 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM ô tô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN bắc của HONDA ô tô mỹ ĐÌNH đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giải pháp phát triển dịch vụ, thanh toán xuất khẩu giầy dép, phát triển dịch vụ sau bán, giải pháp phát triển thị trường, giải pháp nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng buồng phòng

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI ”GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM Ô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA HONDA Ô MỸ ĐÌNH ĐẾN NĂM 2015” 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Khi thu nhập và đời sống người dân ngày càng cao thì ô là một trong những sản phẩm được dự báo sẽ phát triển trong tương lai. Hiện nay, thị trường miền Bắc đã cho thấy nhu cầu về sản phẩm ô rất lớn. Tuy thị trường miền Bắc là 1 thị trường rất nhỏ bé nhưng có mặt rất nhiều hãng xe như Honda, Toyota, Ford, Mercedes, BMW….Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh ô như Honda không những chỉ phải cạnh tranh với nhau để bán hàng mà còn phải cạnh tranh với các hãng xe khác. Do vậy, để tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường thì việc phát triển thương mại mặt hàng ô là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh ô như Honda. Cho đến nay, Honda ô đã có 9 đại lý trên toàn quốc và đang rất nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình. Sản phẩm Honda CiVic và Honda CR-V của công ty đã nhiều lần được đánh giá là loại xe gây sóng gió trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sau một số thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C – một đại lý của Honda ô việt Nam, tôi thấy rằng: Hiện nay, Honda còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thương mại cho hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài : “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc của Honda ô Mỹ Đình đến năm 2015”. Đề tài này vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn, thể hiện ở: Về mặt lý luận, trong những năm 80, thị trường xe hơi Việt Nam gần như bị các nhà đầu tư nước ngoài lãng quên. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, chúng ta nhận thấy rằng ô thâm nhập vào đời sống kinh tế, xã hội của toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhà nước ta coi công nghiệp ô là nghành rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước. Dân số ngày càng tăng, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, số lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều nên nhu cầu sử dụng ô trên thị trường càng lớn. Hiện nay các doanh nghiệp này đang rất cố gắng khai thác thị trường ô trong nước, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng ngành công nghiệp ô Việt Nam phát triển. Về mặt thực tiễn, ô dần dần là một phương tiện đi lại thông dụng Việt Nam. Nó như 1 mái nhà di động, 1 biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Phát triển thương mại mặt hàng ô nói chung và Honda ô nói riêng là 1 vấn đề rất cần thiết để phát triển ngành công nghiệp ô tô, góp phần làm tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế, sớm đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp. Công nghiệp ô Việt Nam đi sau các nước trong khu vực Đông Á từ 40- 50 năm, nên ngành này đã được hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà nước. Khi Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thị trường ô cần được mở cửa, không phân biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Những vấn đề về hội nhập và mở cửa thị trường đang đặt các doanh nghiệp kinh doanh ô việt nam trước những thách thức lớn phải phát triển thương mại cả về chiều sâu và chiều rộng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường nội địa nói chung và thị trường miền Bắc nói riêng. Chính sách kích cầu giảm 50% thuế VAT và 50% phí trước bạ của chính phủ đã chấm dứt vào ngày 31/1/2009. Việc này khiến cho giá ô tăng lên rất nhiều so với trước đây và đã làm giảm nhu cầu mua ô của người dân. Chính vì vậy, việc phát triển thương mại mặt hàng ô Honda là rất cấp thiết để doanh nghiệp vượt khó, tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Về lý luận, chuyên đề tổng hợp, hệ thống lại những lý luận liên quan tới thương mại, phát triển thương mại một mặt hàng trên thị trường. Để làm được điều đó, chúng ta phải trả lời những câu hỏi như: thế nào là thương mại? thế nào là phát triển thương mại, bản chất, mục tiêu, vai trò, hệ thống chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc là như thế nào? Phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc có đặc điểm gì? Đó là cơ sở để đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm phát triền thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc. Về thực tiễn, chuyên đề miêu tả thực trạng phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc, cụ thể là về mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phát triển thương mại, tính hiệu quả và phát triển bền vững của thương mại. Qua đó, đánh giá hoạt động phát triển thương mại của công ty trong thời gian qua có những thành công và hạn chế gì? Những nhân tố môi trường nào tác động và tác động như thế nào tới việc phát triển thương mại đó? Những chính sách thương mại của nhà nước đã tác động tới việc phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc như thế nào? Phương hướng và dự báo về việc phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trong thời gian tới? Từ đó đưa ra các giải pháp đối với nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp. Đối với nhà nước cần có chính sách thuế, chính sách đầu tư, chính sách thu hút vốn nước ngoài như thế nào? Đối với hiệp hội ô Việt Nam cần đưa ra các nguyên tắc hoạt động, các biện pháp hỗ trợ thành viên ra sao? Đối với Honda Việt Nam cần làm gì để các doanh nghiệp kinh doanh của mình làm ăn hiệu quả, thương hiệu ngày càng nổi tiếng? Đối với các doanh nghiệp cần có các chính sách gì về nguồn nhân lực, vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, khuyếch trương sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Hiện nay trên thị trường nước ta có rất nhiều hãng ô tô, nhưng đề tài chỉ nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc. Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển thương mại theo quy mô, chất lượng, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả thương mại với mục tiêu bền vững. Đề tài chỉ ra những chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm ô tô. Trên cơ sở những lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm đó, đề tài nêu ra thực trạng phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc, chỉ ra những thành công, những bài học kinh nghiệm cùng những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của nó. Cùng với đó những dự báo, phương hướng phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để khắc phục những vấn đề đó nhằm mục đích đẩy nhanh sự phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung : phát triển thương mại sản phẩm ô Honda : Honda CiVic và Honda CR-V - Giới hạn về không gian: đề tài nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc, chủ yếu là thành phố Hà Nội, thông qua công ty cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C (Honda ô Mỹ Đình). - Giới hạn về thời gian : đề tài nghiên cứu dữ liệu trong thời gian 3 năm 2008-2010 và đưa ra giải pháp trong vòng 5 năm từ 2011-2015. Những giới hạn của đề tài là hợp lý, khoa học và không làm mất đi tính đại diện của vấn đề nghiên cứu. 1.5. Một số khái niệm và nội dung nghiên cứu của vấn đề 1.5.1. Một số khái niệm cơ bản 1.5.1.1. Khái niệm thương mại Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Nó là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo pháp lệnh trọng tài thương mại thì thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa; phân phối; đại lý; đại diện; cho thuê; đầu tư; tài chính,ngân hàng, bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hành không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường; là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Với cách tiếp cận này, theo luật Thương mại( 1998-2005) thì các hành vi thương mại bao gồm : mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ truyển lãm thương mại. Bản chất của hoạt động thương mại là mua sắm. Có bên mua bên bán, hoạt động dựa trên nguyên lý T- H - T', tức là dùng tiền để mua hàng sau đó bán hàng đó ra khỏi doanh nghiệp để thu lại tiền với mong muốn T' >T. Có thể nói rằng tạo ra lợi nhuận là động lực chính của thương mại. Kinh tế ngày càng phát triển với sự tiến bộ nhanh của nền KHCN nó đã làm cho cầu của con người thay đổi nhanh chóng, nơi nào có cầu nơi đó ắt sẽ có cung và hoạt động thương mại sẽ tồn tại đó như một quy luật khách quan. 1.5.1.2. Khái niệm phát triển thương mại Phát triển thương mại là sự phát triển cả về chiều rộng cũng như chiều sâu của các hoạt động thương mại trong nền kinh tế. Đó là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu qủa của các hoạt động thương mại, cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên các thị trường mục tiêu. Đối với 1 doanh nghiệp có thể hiểu phát triển thương mại sản phẩm là sự mở rộng về quy mô thương mại( tăng sản lượng bán ra, mở rộng thị trường tiêu thụ), sự tăng về chất lượng ( thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu hàng hóa; sự tăng lên của các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp;thâm nhập và khai thác tốt hơn thị trường cũ), nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại (nâng cao tầm quan trọng của sản phẩm trên thị trường làm tăng thị phần của doanh nghiệp, tăng sự đóng góp của doanh nghiệp vào GDP, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn và lao động). Phát triển thương mại còn gắn với mục tiêu bền vững( tạo thêm được công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường…) 1.5.2. Khái quát về phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc. 1.5.2.1. Khái quát về sản phẩm ô  Khái quát về ô Ô hay xe hơi (tên thường gọi miền Nam Việt Nam) là loại phương tiện giao thông chạy bằng bốn bánh có chở theo động cơ của chính nó. Khi lần đầu tiên ra mắt, xe hơi được hoanh nghênh như một (phương tiện) cải tiến về môi trường so với ngựa. Trước khi nó ra mắt, Thành phố New York, hơn 10.000 tấn phân hàng ngày được dọn khỏi các đường phố. Tuy nhiên, năm 2006, các xe hơi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ trên khắp thế giới. Đa số xe hơi có từ 4 bánh trở lên, sử dụng động cơ đốt trong để tiêu thụ nhiên liệu (như xăng, dầu Diesel, hay các nhiên liệu hóa thạch hay nhiên liệu sinh học khác) nhằm sinh ra momen quay bánh xe giúp cho nó có thể di truyển trên đường bộ. Một số xe hơi sử dụng động cơ điện hoặc kết hợp cả động cơ đốt trong và động cơ điện (hybrid), với nguồn điện lấy từ ắc quy, máy phát điện, pin nhiên liệu. Xe hơi hiện đại còn có hệ thống dẫn lái, hệ thống treo (hệ thống giảm xóc), hệ thống chiếu sáng xe hơi, hệ thống điều hòa không khí, hay các hệ thống đảm bảo an toàn cho người sử dụng như túi khí (airbag), hệ thống chống bó phanh (ABS). Mối đe dọa lớn nhất với xe hơi là sự cạn kiệt nguồn cung dầu mỏ, điều này không làm ngừng hoàn toàn việc sử dụng xe hơi nhưng khiến nó trở nên rất đắt đỏ. Bắt đầu từ năm 2006 1 lít xăng có giá xấp xỉ 1.60 USD tại Đức và các nước Châu Âu khác. Nếu không có biện pháp tìm ra loại nhiên liệu rẻ hơn trong tương lai gần, xe hơi cá nhân có thể sẽ giảm sút lớn về số lượng. Tuy nhiên, sự di chuyển của cá nhân rất quan trọng trong xã hội hiện đại, vì vậy nhu cầu với ô khó giảm sút nhanh chóng. Ngành công nghiệp xe hơi gần đây đã xác định rằng thị trường tiềm năng phát triển nhất (cả về doanh thu và lợi nhuận), là phần mềm. Ô ngày nay được trang bị phần mềm mạng rất hữu dụng; từ việc nhận biết tiếng nói tới các hệ thống định vị và các hệ thống giải trí khác trong xe (DVD/Games) . Phần mềm hiện chiếm 35% giá trị xe, và phần trăm giá trị này sẽ còn tiếp tục tăng thêm. Lý thuyết đằng sau sự kiện này là các hệ thống cơ khí ô sẽ chỉ còn là một loại tiện nghi, và sản phẩm thực sự sẽ có sự khác biệt phần mềm.  Đặc điểm của sản phẩm ô Honda Ô sản phẩm mang giá trị cao do nhiều nghành công nghiệp hiện đại hợp thành. Tuy gia nhập thị trường không lâu nhưng ô Honda đã được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, ô Honda bao gồm 2 dòng sản phẩmHonda CiVic và Honda CR-V. Năm 2007, Honda Civic được đánh giá là 1 trong 10 chiếc xe bán chạy nhất Việt Nam. Honda CR-V nằm trong danh sách bảng vàng về chất lượng do hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới J.D. Power & Associates công bố vào năm 2008. CiVic là chiếc xe hơi của Nhật vì thế cách bố trí ghế ngồi, vô lăng, cần số, cần gạt, nút bấm được tính toán rất tỉ mỉ sao cho gần gũi với người sử dụng. Tư thế lái thoải mái, vị trí lái thấp, kính chắn gió trước và nắp ca-pô nằm trên 1 mặt phẳng nên dù ngồi thấp nhưng vẫn quan sát được toàn bộ vùng mũi xe. CiVic tỏ ra thật linh hoạt mỗi khi tăng tốc và do kích thước gọn gàng nên việc tránh các chướng ngại vật trên đường không mấy khó khăn. CiVic có 2 ưu điểm lớn : thứ nhất là cụm đồng hồ chính được chia đôi và phần trên hiển thị tốc độ tức thời của xe nằm ngay trong tầm mắt của bạn. Như vậy, mỗi khi bắt đầu tiến vào khu dân cư, bạn có thể điều chỉnh được ngay tốc độ xe theo đúng quy định mà không cần phải rời mắt khỏi quãng đường phía trước để cúi xuống xem đồng hồ; thứ hai là với thiết kế hộp số tự động, xe hoạt động rất nhạy và êm ái mỗi khi bạn tăng tốc. CR- V khi máy nổ không hề rung, cách âm khoang máy hoàn hảo đến nỗi ngay cả khi rồ ga chế độ P tiếng máy cũng chỉ nghe nhẹ nhàng. Với vị trí ngồi cao giúp quan sát tốt, ghế lái, vô lăng và tiện nghi thân thiện, hệ thống khung gầm, động lực tốt, hộp số tự động 5 cấp và động cơ 2.4L êm dịu, thân xe dáng thể thao và mạnh mẽ. Không phạm sai lầm như các dòng xe khác cố gắng tạo dáng theo hình hộp dầy, to khỏe mà quên đi những đường nét duyen dáng, hài hòa, độc đáo. Đây thực sự là một lựa chọn thông minh mang tính thẩm mỹ cao, tinh tế. Với thiết kế kiểu dáng đẹp, cấu trúc động lực mạnh mẽ, tiện nghi cao cấp, các hệ thống an toàn đầy đủ, CR- V đã đi vào nhóm xe đẳng cấp cao thị trường Việt Nam. 1.5.2.2. Lý luận về phát triển thương mại sản phẩm ô  Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm ô Đối với người tiêu dùng, phát triển thương mại giúp người tiêu dùng mua được hàng với mức giá cạnh tranh, có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đa dạng hơn. Khách hàng được tiếp cận phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo hơn. Với các chương trình khuyến mãi, các hoạt động chăm sóc khách hàng như dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng…. Qua đó thấy được việc phát triển thương mại giúp người tiêu dùng tăng lợi ích khi sử dụng sản phẩm, tiết kiệm chi tiêu. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ô tô, phát triển thương mại sản phẩm ô quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Sản phẩm được tiêu thụ có nghĩa là nó được người tiêu dùng chấp nhận. Sản phẩm càng tiêu thụ được nhiều có nghĩa là uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Từ đó làm tăng lợi nhuận, tăng vốn, cải thiện kết cấu tài chính theo hướng an toàn và có lợi cho doanh nghiệp. Qua đó tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, nâng cao khả năng canh tranh của doanh nghiệp đối với đối tác trên thị trường. Đối với kinh tế - xã hội, phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc đảm bảo cân đối cung - cầu, đảm bảo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, giữ bình ổn nền kinh tế, tránh được sự mất cân đối trong xã hội. Với đặc trưng là gắn liền với các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên phát triển thương mại sản phẩm ô góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt là các nghành tự động hóa, khoa học điện tử, công nghệ chế tạo….Từ đó thúc đẩy các nghành này phát triển, ghóp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế, đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp, rút ngắn dần khoảng cách so với các nước phát triển khác.  Chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm ô Có thể nói bản chất của phát triển thương mại nghành hàng ô là sự cải thiện về quy mô, chất lượng của các hoạt động thương mại, cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường miền Bắc. Như vậy, có thể hiểu phát triển thương mại nghành ô bao gồm các chỉ tiêu : Quy mô phát triển thương mại: các doanh nghiệp tìm cách tăng sản lượng bán ra, mở rộng thị trường tiêu thụ các tỉnh trên thị trường miền Bắc, tăng cường nỗ lực tìm kiếm khách hàng để đẩy mạnh tiêu thụ cho doanh nghiệp. Phát triển thương mại về mặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm bán nhiều hơn, quay vòng nhanh và giảm bớt thời gian trong quá trình lưu thông. Chất lượng phát triển thương mại: Phát triển thương mại về mặt chất lượng là sự đổi mới, cải tiến hoạt động thương mại sản phẩm nhằm tạo lòng tin của khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Phát triển thương mại góp phần thõa mãn hơn nhu cầu của khách hàng, khắc phục nhược điểm còn tồn tại trong sản phẩm. Lĩnh vực thương mại có sự dịch chuyển về cơ cấu hàng hóa theo hướng gia tăng hàng hóa có chất lượng tốt, khai thác hiệu quả thị trường cũ đồng thời tiếp tục mở rộng thêm các thị trường tiềm năng. Cụ thể, các doanh nghiệp tìm cách cung cấp các loại ô có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sang trọng, cung cấp các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng như các dịch vụ tư vấn, bảo trì, bảo dưỡng định kì tốt. Từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và phát triển thương mại theo chiều sâu. Nâng cao hiệu quả kinh tế: là hoạt động làm tăng giá trị gia tăng, nâng cao lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tìm cách sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn và lao động để nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường. Từ đó làm tăng thị phần của doanh nghiệp, tăng sự đóng góp của doanh nghiệp vào GDP Phát triển thương mại hướng tới mục tiêu bền vững: Phát triển thương mại hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệ môi trường. Hay nói khác đi là phải biết kết hợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường thì sự phát triển thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại sản phẩm nói riêng mới bền vững và lâu dài không ảnh hưởng đến việc phát triển trong tương lai. Phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc cũng để tạo thêm được công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường.  Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm ô - Nền kinh tế: Nền kinh tế trước hết được phản ánh qua tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và cơ cấu ngành kinh tế. Nó có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và sức mua khác nhau đối với các thị trường khác nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân cũng tăng lên kéo theo sự tăng theo của nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa. - Năng lực của ngành và công nghệ: Năng lực của ngành công nghiệp ô và doanh nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển thương mại sản phẩm ô tô. Khi ngành công nghiệp ô phát triển thì sẽ tạo rất nhiều điều kiện cho phát triển thương mại sản phẩm ô tô. Công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thương mại sản phẩm ô tô. Công nghệ giúp các doanh nghiệp cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nhằm nâng cao uy tín sức cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp. Khi mà cạnh tranh trên thị trường hiện nay đang có xu hướng chuyển từ cạnh tranh thông qua giá sang cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm. Vì vậy mà nhân tố công nghệ ngày càng có nhiều ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại. - Các ngành có liên quan: Phát triển thương mại một sản phẩm của 1 ngành luôn chịu sự tác động của các ngành khác có liên quan, đồng thời chính ngành đó cũng có những tác động ngược lại đối với các ngành có liên quan đó thông qua mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ đó có rất nhiều khía cạnh, ngành này có thể là yếu tố đầu vào hoặc đầu ra của ngành khác. Hay các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của ngành này sẽ kéo theo hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác. - Các nhân tố như luật pháp và chính sách vĩ mô Luật pháp là các nguyên tắc luật lệ do xã hội qui định để điều tiết các hành vi của các các nhân, tổ chức trong xã hội. Luật pháp sẽ tạo ra hành lang pháp lý chung cho các hoạt động thương mại. Trong quá trình hội nhập hiện nay, bên cạnh luật pháp trong nước còn có luật pháp quốc tế. Sự đồng bộ, đầy đủ, thống nhất giữa luật pháp trong nước với luật pháp quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại các ngành hàng trong nền kinh tế. Chính sách vĩ mô là công cụ giúp chính phủ điều tiết, định hướng cho các hoạt động kinh tế thương mại của quốc gia. Các chính sách vĩ mô của chính phủ như: chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất tín dụng, chính sách về cơ sở hạ tầng…sẽ có tác động hỗ trợ hay hạn chế sự phát triển thương mại. Vì vậy mà các doanh nghiệp kinh doanh cần phải thường xuyên cập nhật những thay đổi về chính sách cũng như pháp luật có liên quan đến các sản phẩm của mình và của những ngành có liên quan. Ngoài ra, sự ổn định về kinh tế chính trị trong nước, sự lên xuống của tỉ giá hối đoái, tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại của sản phẩm ô tô. 1.5.3. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu  Đề tài hệ thống lại những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc.  Đề tài nghiên cứu việc thực trạng tình hình phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc từ năm 2008 đến nay.  Từ quá trình khảo sát trên, đề tài sẽ nêu ra những thành công, bài học kinh nghiệm, những hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị theo hướng mở rộng quy mô thương mại sản phẩm trong doanh nghiệp.  Ngoài lời cảm ơn, các danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm có 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài: “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc của Honda ô Mỹ Đình đến năm 2015” Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc của Honda ô Mỹ Đình. Chương 3: Các kết luận và giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô trên thị trường miền Bắc của Honda ô Mỹ Đình đến năm 2015. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM Ô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA HONDA Ô MỸ ĐÌNH 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Do dữ liệu là nền tảng của nghiên cứu khoa học nên việc thu thập số liệu là một công việc rất quan trọng. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp giúp cho người nghiên cứu có thêm kiến rhức sâu rộng về vấn đề mình đang nghiên cứu để đánh giá vấn đề mộy cách đúng đắn, toàn diện và sát thực tế. 2.1.1.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Để tiến hành phương pháp này, trước hết phải tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn. Sau đó tiến hành thu thập những thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.  Thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn: Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu đưa ra các câu hỏi logic, toàn diện, phục vụ cho đề tài để lấy đó làm cơ sở tiến hành phân tích, nghiên cứu. Các câu hỏi đặt ra phải hợp lý để tránh gây khó chịu cho người được điều tra. Với đề tài này, cần đặt ra những câu hỏi như: sự cần thiết, hiệu quả và các nhân tố tác động tới phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trên thị trường miền Bắc? sự đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ sau bán và các hoạt động khuếch trương sản phẩm? những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải? dự báo và phương hướng phát triển thương mại sản phẩm ô Honda trong thời gian tới? giải pháp của doanh nghiệp, kiến nghị đối với Honda Việt Nam, nhà nước để phát triển thương mại.  Đối tượng được điều tra, phỏng vấn: - Những khách hàng đã và đang sử dụng ô Honda mua các đại lý khác nhau của Honda để thông tin mà họ cung cấp có tính toàn diện và chính xác cao. - Những người lãnh đạo chủ chốt các vị trí như giám đốc các phòng, trưởng nhóm bán hàng trong công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C. Họ chính là những người vạch ra đường lối , chiến lược kinh doanh. Họ theo dõi chặt chẽ tình hình kinh doanh sản phẩm ô trên thị trường. Do đó, điều tra phỏng vấn những đối tượng này giúp ta có thông tin thực tế, chính xác.  Cách thức điều tra, phỏng vấn: Tiến hành phát 15 phiếu, trong đó: 6 phiếu tại Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh tổng hợp D&C (Honda ô Mỹ Đình) và 9 phiếu dành cho khách hàng đã và đang sử dụng ô Honda. Sau đó thu thập và tổng hợp kết quả. 2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đây là phương pháp thu thập những tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu mà những người đi trước đã tổng hợp được. thu thập những tài liệu này đòi hỏi người phân tích phải có khả năng tổng hợp tài liệu và phân tích. Việc nghiên cứu các tài liệu này sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, không phải đi phỏng vấn hoặc làm lại từ đầu mà có thể trực tiếp sử dụng tài liệu mà người đi trước đã tổng hợp được. Nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng như sách, báo, tạp chí, số liệu thống kê từ phòng kinh daonh của doanh nghiệp, internet…vv

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:31

Hình ảnh liên quan

Bảng 2. 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 - 135 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM ô tô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN bắc của HONDA ô tô mỹ ĐÌNH đến năm 2015

Bảng 2..

2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.4: Số lượng tiêu thụ xe ôtô của VAMA và Honda từ 2008-2010 - 135 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM ô tô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN bắc của HONDA ô tô mỹ ĐÌNH đến năm 2015

Bảng 2.4.

Số lượng tiêu thụ xe ôtô của VAMA và Honda từ 2008-2010 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường tiêu thụ của Honda ôtô Mỹ Đình 14 Bảng 2.4Số lượng tiêu thụ ô tô của VAMA và Honda từ 2008-2010 20 Bảng 2.5Cơ cấu thị trường tiêu thụ của ô tô Honda trên thị trường nội địa21 - 135 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM ô tô TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN bắc của HONDA ô tô mỹ ĐÌNH đến năm 2015

Bảng 2.3.

Cơ cấu thị trường tiêu thụ của Honda ôtô Mỹ Đình 14 Bảng 2.4Số lượng tiêu thụ ô tô của VAMA và Honda từ 2008-2010 20 Bảng 2.5Cơ cấu thị trường tiêu thụ của ô tô Honda trên thị trường nội địa21 Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan