085 kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần kim loại màu tuyên quang

43 392 0
085 kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần kim loại màu tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung

Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Về góc độ lý thuyết: TSCĐHH là một bộ phận bản tạo nên sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần tạo nên sở vật chất, trang thiết bị kinh tế. Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐHH thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, sở vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Đứng trên góc độ kế toán thì việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiền hành SXKD hiệu quả. Chính vì vậy mà Nhà nước đã nhiều lần ban hành sửa đổi bổ sung các quy định các quyết định thông tư hướng dẫn về TSCĐHH để cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay. Cụ thể là Quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ và VAS 03 ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ-BTC. Tuy nhiên việc giữa chuẩn mực và chế độ tài chính vẫn sự bất đồng gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp. Về góc độ thực tế: Qua thời gian thực tập tổng hợp và điều tra nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang, em thấy ngoài những ưu điểm trong công tác kế toán TSCĐHH mà công ty đã đạt được trong những năm qua thì vẫn còn một số những mặt hạn chế như: phương pháp hạch toán, cách tính khấu hao chưa hợp lý. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề. Như vậy, việc hạch toán và quản lý TSCĐHH tại doanh nghiệp là rất quan trọng và mang tính cấp thiết. Vấn đề này cần được nghiên cứu cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp giải quyết triệt để những khó khăn tồn tại, hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp. Vì vậy, em xin tuyên bố đề tài mình chọn nghiên cứu là: “Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. Về mặt lý luận: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về những quy định, những chuẩn mực, những quyết định, thông tư hướng dẫn… mà Nhà nước đã ban hành về kế toán TSCĐHH. Từ đó tìm ra những khó khăn bất cập khi áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp để đưa ra những kiến nghị những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Về mặt thực tế: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu việc áp dụng quy định của Nhà nước về TSCĐHH trong tình hình thực tế doanh nghiệp. Đồng thời, bằng kiến thức lý thuyết đã được trang bị trên ghế nhà trường, kết hợp với việc thu thập phân tích số liệu thực tế của doanh nghiệp để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐHH trong sản xuất SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại kinh doanh, những ưu điểm, hạn chế trong công tác hạch toán, quản lý. Từ đó để nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Và điều quan trọng là qua việc nghiên cứu này em sẽ thêm những kinh nghiệm thực tế, nâng cao khả năng thực hành. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tại công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang. - Về thời gian : Phân tích các số liệu trong quý I năm tài chính 2011 bắt đầu từ ngày 01/01/2011 đến 31/03/2011. Đối tượng nghiên cứu: Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu các chuẩn mực kế toán, chế độ độ kế toán, các quyết định thông tư hướng dẫn của Nhà nước quy định về TSCĐHH. Đó là: - Chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. - VAS 03 ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ-BTC Về mặt thực tế: Đề tài nghiên cứu tất cả đối tượng tài sản cố định hữu hình sử dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. 1.5.1. Một số khái niệm. 1.5.1.1.Các khái niệm. Khái niệm TSCĐHH: là những tài sản hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH. Theo chuẩn mực kế toán số 03: Tài sản cố định ban hành theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dùng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. - giá trị từ 10.000.000đ trở lên. SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Nguyên giá TSCĐHH: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được TSCĐHH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sang sử dụng (VAS03). Khấu hao TSCĐHH: là sự phân bổ một cách hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐHH trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó (VAS03). Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc: (b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản thể được trao đổi giữa các bên đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó. Giá trị thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng. 1.5.1.2. Phân loại và các nguồn hình thành TSCĐHH. - Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: (a) Nhà cửa, vật kiến trúc; (b) Máy móc, thiết bị; (c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; (d) Thiết bị, dụng cụ quản lý; (e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; (f) TSCĐ hữu hình khác. Các nguồn hình thành và xác định nguyên giá TSCĐHH. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. + Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). + TSCĐ hữu hình mua sắm theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. + TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. + TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. +TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 1.5.1.3. Khấu hao TSCĐHH - Khấu hoa theo phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này, mức khấu hao bản hàng năm của TSCĐ là bằng nhau trong suốt thời gian sử dụng và được xác định như sau: SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại - Khấu hao nhanh theo số dư giảm dần. Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ trong những năm đầu theo công thức: Mức khấu hao hàng năm Giá trị còn lại của Tỷ lệ khấu hao nhanh Của TSCĐHH = TSCĐHH X Trong đó : Tỷ lệ khấu hao nhanh(%) = Tỷ lệ khấu hao TS theo X Hệ số điều chỉnh phương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao TS theo = X 100 phương pháp đường thẳng Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1.5 Từ 4 đến 6 năm ( 4 năm ≤ t ≤ 6 năm) 2.0 Trên 6 năm ( t ≥ 6 năm ) 2.5 Những năm cuối khi mức khấu hao năm tính theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại với thời gian sử dụng còn lại của tài sản, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản chia cho số năm còn lại của tài sản. - Khấu hao theo sản lượng. Mức khấu hao phải = Sản lượng thực tế X Mức khấu hao bình quân trích trong tháng trong tháng trên 1 đơn vị sản lượng Mức khấu hao bình quân = Trên 1 đơn vị sản lượng 1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu. SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại  Đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu về những định nghĩa, khái niệm liên quan đến TSCĐHH, về các chế độ chuẩn mực mà Nhà nước ban hành trong thời gian qua. Những quyết định, nghị quyết, hướng dẫn sửa đổi bổ sung của Bộ tài chính nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐHH tại các doanh nghiệp. Về mặt thực trạng: Đề tài nghiên cứu xem công ty đã áp dụng quyết định 15 của Bộ tài chính vào thực tế doanh nghiệp như thế nào. Công ty sử dụng những chứng từ nào để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh về TSCĐHH, đã đầy đủ chưa, trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào. Công ty sử dụng tài khoản nào để ghi nhận TSCĐHH, mấy tài khoản chi tiết và đúng quy định của chế độ kế toán hiện nay không. Công ty sử dụng những sổ kế toán gì,có đúng mẫu mà Bộ tài chính ban hành không, đã phù hợp với loại hình doanh nghiệp chưa, đã thuận tiện trong công tác kiểm tra đối chiếu chưa. Đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần kim loại màu Tuyên Quang. Kế toán TSCĐHH tại công ty đã đạt hiệu quả cao hay chưa và đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp hay chưa. Về mặt giải pháp: Từ việc nghiên thực trạng của công ty và dựa trên nền tảng lý thuyết để đưa ra một số giải pháp về sử dụng chứng từ, sử dụng tài khoản hay sổ kế toán hay phương pháp hạch toán … nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐHH tại công ty. Bên cạnh đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang.  Những vấn đề cần nghiên cứu để được nội dung trên. Xuất phát từ nền tảng lý luận và vận dụng vào thực tiễn của công ty thì để làm rõ nội dung đã nêu ở trên ta cần nghiên cứu các nội dung sau: a.Chứng từ sử dụng. Để hạch toán TSCĐHH doanh nghiệp sử dụng một số mẫu chứng từ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC như: - Biên bản giao nhận TSCĐ mẫu 01-TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ mẫu 02-TSCĐ - Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành mẫu 04-TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ mẫu 05-TSCĐ SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại - Biên bản kiểm TSCĐ mẫu 06- TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mẫu 07- TSCĐ - Phiếu thu mẫu 01-TT - Phiếu chi mẫu 02-TT Ngoài ra còn sử dụng một sô chứng từ được ban hành theo quyết định khác như: Hóa đơn giá trị gia tăng (01-GTGT) Các chứng từ tự lập gồm: Tờ trình, quyết định về TSCĐHH, hợp đồng mua bán Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ rồi mới ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. - Kế toán TSCĐ, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp kí duyệt. - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán. b.Vận dụng tài khoản trong hạch toán. Để kế toán TSCĐHH doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau: TK 211- TSCĐHH, TK 214- Khấu hao TSCĐHH, TK 111- Tiền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân hàng, TK 411- Nguồn vốn kinh doanh, TK 414- Nguồn vốn xây dựng bản, TK241- Xây dựng bản dở dang, TK 136- Phải thu nội bộ … Trình tự hạch toán TSCĐHH theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. − Trình tự hạch toán tăng , giảm TSCĐHH (Phụ lục số 01) − Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐHH (Phụ lục số 02) − Trình tự hạch toán sữa chữa lớn TSCĐHH ( Phụ lục số 03) c. Sổ kế toán sử dụng + Theo hình thức Nhật kí chung - Sổ kế toán gồm: Sổ Nhật ký chung và các sổ cái tài khoản: Tk 211, tk 214, tk 411, tk 441, tk 111, tk 112, tk 641, tk 642, tk 627… - Trình tự ghi sổ kế toán: SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan trực tiếp đến TSCĐ, kế toán TSCĐ và kế toán trưởng kiểm tra các chứng từ gốc và ghi vào nhật ký chung, ghi thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ Cuối tháng căn cứ vào Nhật ký chung để chuyển vào sổ cái TK 211, tk 214, tk 411, tk 441, tk 111, tk 112, tk 641, tk 642, tk 627… Cuối tháng, quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu với số liệu của bảng tổng hợp các sổ chi tiết để lập BCTC. +Theo hình thức Nhật kí sổ cái Trong hình thức Nhật ký- Sổ cái, hạch toán TSCĐHH được thực hiện trên các sổ: Nhật ký sổ cái ( các trang TK211,TK214,TK441,TK414, Tk431, TK411,TK111,TK112) các sổ chi tiết TSCĐ - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí- sổ cái - Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quán đến TSCĐHH, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán kiểm tra và xác định TK ghi Nợ - Có. Mỗi chứng từ gốc được ghi trên 1 dòng, đồng thời ở cả 2 phần bên nhật ký và bên sổ caí TK211,TK214,TK441,TK414, Tk431, TK411,TK111,TK112. - Cuối tháng khóa sổ kiểm tra đối chiếu( tổng số PS nợ và tổng số phát sinh trong sổ cái đối chiếu với tổng số tiền ở phần nhật ký). Nếu bằng nhauthif chính xác. Và căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. +Theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Sổ kế toán: theo hình thức chứng từ ghi sổ để hạch toán TSCĐHH gồm: sổ cái các . TK211,TK214,TK441,TK414, Tk431, TK411,TK111,TK112. Các chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TSCĐ. - Trình tự sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Hàng ngày , khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan trực tiếp đến TSCĐHH, kế toán căn cứ vào chứn từ gốc kế toánTSCĐ lập các chứng từ ghi sổ số (…), ghi nợ, TK211, TK214, TK441, TK414, Tk431, TK411, TK111, TK112. Và ghi sổ chi tiết TSCĐHH. SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Sau khi lập xong kế toán TSCĐ gửi cho kế toán tổng hợp để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản: TK211, TK214, TK441, TK414, Tk431, TK411, TK111, TK112. Cuối tháng , quý, năm căn cứ vào sổ cái để để lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản. Tổng hợp trên bảng cân đối: Số phát sinh= Số tiền chứng từ ghi sổ. Sau khi kiểm tra khớp lập bảng cân đối kế toán. +Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ: Các loại sổ: trong hình thức Nhật ký – Chứng từ, hạch toánTSCĐHH được thực hiện trên sổ chi tiết TSCĐHH, sổ nhật ký chứng từ số 9 và sổ cái TK211, TK214, TK441, TK414, Tk431, TK411, TK111, TK112 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ: Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan trực tiếp đến TSCĐHH, kế toán kiểm tra và ghi chép vào nhật ký chứng từ số 9, nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2… và sổ chi tiết TSCĐHH. Cuối tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ số 9 ghi sổ cái các TK214, và các nhật kí chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2…. Ghi vào sổ cái TK 211, TK111,TK112. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập BCTC. +Hình thức kế toán trên máy: Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu số kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kế toán liên quan trực tiếp đến TSCĐHH, kế toán liên quan trực tiếp đến TSCĐHH, kế toán TSCĐ kiểm tra và nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thong tin được tự động nhập vào sổ kế toàn tổng hợp( sổ cái hoặc nhật lý- sổ cái…) của các tài khoản : và các sổ, thẻ kế toán chi tiết TSCĐHH TK 211, TK214, TK411, TK441, TK414, TK431, TK331, TK111, TK112 Hàng tháng hoặc bất cứ thời điểm nào kế toán thực hiện khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Thực hiện in các sổ chi tiết tài khoản, đối chiếu với Báo cáo tài chính. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM LOẠI MÀU TUYÊN QUANG. 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 2.1.1.Phương pháp điều tra. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của TSCĐHH, tình hình sử dụng TSCĐ, và để đánh giá tình hình kế toán TSCĐHH tại công ty em đã sử dụng phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu điều tra cho những người liên quan. Thời gian điều tra từ 28/3/2010 đến 03/04/2010. Các bước điều tra phỏng vấn được thực hiện như sau: Bước 1: Sau khi sảo sát qua tình hình công ty, cũng như tình hình kế toán TSCĐHH tại công ty, em đã lập ra 1 bảng câu hỏi điều tra dưới dạng trắc nghiệm tìm hiểu về tình hình hoạt động hiện tại của công ty và thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty. Bước 2: Em in ra làm 5 phiếu điều tra và phát cho 5 người gồm: 1 bác Giám đốc công ty, 1 chị Kế toán trưởng, 1 chị kế toán TSCĐ, 2 chị kế toán viên. Bước 3: Số phiếu điều tra được phát đi là 5 phiếu. Với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các chú và anh chị, em đã thu về 5 phiếu hợp lệ. Bước 4: Sau đó, em đã phân tích các dữ liệu từ kết quả các phiếu điều tra trắc nghiệm đem lại và kết quả phân tích được trình bày tại phần 2.3 của bài. SV: Dương Thị Thùy Giang Lớp: K43D4

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan