060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

32 682 3
060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn quản trị rủi ro, luận văn khách sạn, luận văn du lịch vip, chuyên đề khách sạn du lịch, luận văn quản trị trực tuyến, chuyên đề dịch vụ bổ sung

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: "GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY TOPCARE TRÊN ĐỊA BÀN NỘI" 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài nâng cao năng lực cạng tranh Trong nền kinh tế thị trường khốc liệt như hiện nay, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nó được coi là động lực cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Cạnh tranh là môi trường, nó tạo sức ép phát triển cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những chế độ độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan và một trong những quy luật đó là quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh thì chỉ có một, nhưng mỗi doanh nghiệp lại có những cách khác nhau để đối phó với sự tác động của quy luật này sao cho hợp lý và mang lại được lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của mình. Và những cách mà doanh nghiệp thường dùng để tồn tại và phát triển trên thị trường hay gọi là cạnh tranh như: không ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến công nghệ, phương thức quản lý, nâng cao tay nghề, trình độ cho công nhân viên của công ty mình, …. Tất cả nhằm đưa ra được sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, giữ chữ tín …. nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về cả chất lượng cũng như số lượng sản phẩm và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường đồng thời vượt qua được các đối thủ của mình trên thị trường. Kết quả của cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển trên thị trường, doanh nghiệp nào phải phá sản giải tán ra khỏi thị trường. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã và đang trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng, mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải hết sức quan tâm. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là việc Việt Nam ra nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành vấn đề sống còn. Mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt. Hiện nay các doanh NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 1 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp nghiệp của ta vẫn còn đang rất yếu kém về khả năng cạnh tranh. Chính vì thế nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề chung cho toàn xã hội. Lĩnh vực kinh doanh điện máy ngày càng phát triển, nhu cầu người tiêu dùng không ngừng tăng. Hàng loạt các hệ thống siêu thị điện máy xuất hiện trên thị trường và vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao để có thể cạnh tranh tồn tại, phát triển trên thị trường. Qua thời gian thực tập tại hệ thống siêu thị điện máy TOPCARE của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Ngôi sao châu á, có cơ hội học hỏi và tìm hiểu về hoạt động của công ty, em nhận thấy TOPCARE đã nhanh chóng thích nghi được với cơ chế thị trường. So với những ngày đầu thành lập, thị phần của công ty trên thị trường đã ngày càng được mở rộng và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Với các sản phẩm điện máy chất lượng cùng phong cách dịch vụ chuyên nghiệp hệ thống siêu thị điện máy TOPCARE đã dần tạo được vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng, tồn tại rất nhiều đối thủ trên thị trường làm cho mức độ cạnh tranh của ngành kinh doanh điện máy ngày càng khó khăn và khốc liệt hơn. Trong khi đó nguồn lực tài chính, cơ sơ vật chất, nhân sự của công ty còn hạn chế. Các chính sách, công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Nhất là trong bối cảnh bão giá hiện nay. Tất cả những hạn chế đó đã làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Ngôi sao châu á trên thị trường. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu hay những cơ hôi, thách thức của công ty trong quá trình hoạt động, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Đó là một yếu tố khách quan của quy luật cạnh tranh. Đối với hệ thống siêu thị điện máy TOPCARE hình thành trên thị trường không lâu, cùng với nó là sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như Pico,HC . Chính vì thế mà doanh nghiệp luôn rất coi trọng tới công tác nâng cao khả năng cạnh tranh trên khu vực thị trường Nội. Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống siêu thị diện máy TOPCARE, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy Topcare trên địa bàn Nội”. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 2 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Về lý luận: Phần lý thuyết trình bày các vấn đề về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, vai trò của cạnh tranh và các nội dung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng nêu ra những cơ sở để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Về thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng dến khả năng cạnh tranh của hệ thống siêu thị điện máy. Phân tích các công cụ, các chỉ tiêu, các nguồn lực tạo nên khả năng cạnh tranh của hệ thống siêu thị điện máy và so sánh với một số đối thủ cạnh tranh trong ngành. Giải pháp: Xuất phát từ việc phân tích, đánh giá thực tế hiện trạng của công ty, trên cơ sở đó thấy được những thành tựu và những mặt còn tồn tại ở hệ thống siêu thị. Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau: -Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. -Phân tích thực trạng và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị điện máy trong thời gian qua, so sánh với một số đối thủ cạnh tranh trong ngành. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị điện máy TOPCARE trên địa bàn Nội. 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy Topcare trên địa bàn Nội - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động hệ thống siêu thị điện máy Topcare trên địa bàn Nội với dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian 3 năm từ 2008 – 2010. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đến năm 2015. - Loại sản phẩm: các sản phẩm điện máy - Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới lý luận, thực tiễn về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hệ thống siêu thị điện máy Topcare NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 3 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp trên thị trường Nội và các giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị điện máy 1.5.1 Một số khái niệm về cạnh trạnhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.5.1.1 Khái niệm cạnh tranh Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động cạnh tranh trở nên đa dạng, phức tạp và gay gắt. Khái niệm về cạnh tranh như chúng ta đã biết, đã được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế: Cạnh tranhbản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng về phía mình. Trong cuốn chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, Nhà xuất bản lao động năm 2000 thì “cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường” Tóm lại, chúng ta có thể hiểu “cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường với nhau nhằm giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vị thuận lợi. Đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội”. Cạnh tranh là quy luật tất yếu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh như là một sự lựa chọn duy nhất. 1.5.1.2 Phân loại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo GS. TS. Nguyễn Bách Khoa trình bày trong bài viết: "Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp" được đăng trên tạp chí khoa học thương mại của trường đại học Thương mại thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung được hiểu là: tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của sản NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 4 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp phẩm trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trong một thị trường mục tiêu xác định. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doang nghiệp, người ta thường sử dụng các tiêu chí có thể lượng hóa trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu các tiêu chí này được tập trung dựa trên hai khía cạnh chính: năng lực cạnh tranh nguồn của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh marketing của doanh nghiệp.  Năng lực cạnh tranh nguồn của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh nguồn của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố thuộc về bản chất nội tại của doanh nghiệp, các yếu tố này không thể hiện ra bên ngoài như: Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp, trình độ lao động trong doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình trên thương trường trước các đối thủ cạnh tranh một cách lâu dài.  Năng lực cạnh tranh Marketing ( Thị trường ) của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh Marketing ( hay năng lực cạnh tranh thị trường ) của doanh nghiệp bao gồm: Hệ thống kênh phân phối, các chương trình marketing, các dịch vụ khách hàng, hoạch định chiến lược marketing Những nhân tố này sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh biểu hiện ra bên ngoài thị trường. Doanh nghiệp sẽ giành được chiến thắng so với các đối thủ cạnh tranh trong cuộc cạnh tranh nhằm tạo ra và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Biểu hiện bề ngoài của khả năng cạnh tranh là khả năng tạo ra, duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường mục tiêu. 1.5.2 Phân định nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị điện máy Áp dụng phương pháp luận của tác giả Nguyễn Bách Khoa và vận dụng vào đặc điểm và điều kiện đặc thù của ngành kinh doanh điện máy, chuyên đề xây dựng một số chỉ tiêu xác định năng lực cạnh tranh tổng hợp chung cho doanh nghiệp kinh doanh siêu thị điện máy bao gồm: 1.5.2.1 Vị thế tài chính Vốn là sự biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp. Vốn là cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ nhân đã có câu: "buôn tài không bằng dài vốn", những doanh nghiệp có ưu thế về vốn sẽ có lợi thế trong cạnh tranh so với các doanh nghiệp thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá vị thế tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến lược marketing và khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 5 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Khả năng nguồn tài chính mạnh cần được cân nhắc khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và việc phân tích này bao gồm các tham số: Lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ vốn vay, mức dự trữ và hiệu suất lợi tức cổ phần. Các sản phẩm điện tử hiện nay chiếm một tỷ trọng khá cao trong tỷ trọng đầu tư tài chính của các hệ thống siêu thị điện máy, điều này khẳng định vai trò chiến lược của chuỗi sản phẩm này trong định hướng phát triển tại công ty. Để đánh giá vị thế tài chính của chuổi sản phẩm điện máy tại hệ thống siêu thị chuyên đề tập chung vào phân tích hai chỉ tiêu chính là: tài sản và nguồn vốn. 1.5.2.2 Quản lý và lãnh đạo Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu lực và hiệu quả của thực tế quản trị và năng lực lãnh đạo trong phạm vi doanh nghiệp. Việc đánh giá thực tiễn quản trị có năng lực và hiệu quả ra sao trong so sánh với các đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết. Những thách thức đối với doanh nghiệp càng lớn thì tầm quan trọng của việc lãnh đạo hữu hiệu càng lớn. Năng lực lãnh đạo là một chỉ tiêu rất khó đánh giá vì nó bị chi phối bởi các yếu tố khách quan mà thực tế hoạt động kinh doanh mang lại. Bởi vậy chỉ tiêu này chỉ phân tích dựa trên hai nhân tố chính là hiệu quả hoạt động của bộ máy lãnh đạo và hình thức quản lý CBCNV mà công ty đang sử dụng. 1.5.2.3 Kỹ năng nhân sự Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Điều đó trước hết là do con người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Lao động còn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình kinh doanh … Việc phân tích tác nhân này bao hàm những cân nhắc về trình độ lực lượng lao động, những yêu cầu về kỹ năng, đào tạo, các kế hoạch tuyển dụng, khả năng hiện tại và tương lai của đội ngũ nhân sự, điều kiện làm việc và tinh thần của lực lượng lao động bao gồm cả việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp. Đối với hệ thống siêu thị điện máy việc đánh giá nhân tố này được thực hiện thông qua việc phân tích hai chỉ số: Trình độ của lực lượng lao động và động lực, tinh thần làm việc. 1.5.2.4 Hệ thống phân phối Hệ thống phân phối là cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của mình cho khách hàng. Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi mạng lưới phân phối ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế ứ đọng hàng hóa hoặc thiếu hàng. Nó quyết định đến các chính sách marketing và NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 6 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp phát triển thị trường. Một mạng lưới phân phối tốt có thể giúp tăng thị phần đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ marketing của doanh nghiệp như: cung cấp thông tin đến khách hàng và phản hồi thông tin khách hàng về doanh nghiệp. Đánh giá yếu tố nầy có thể dựa vào tiêu chí số lượng chi nhánh, hình thức phân phối. 1.5.2.5 Chất lượng dịch vụ Ngoài các công cụ cạnh tranh trên, dịch vụ trước trong, và sau bán cũng là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạn tranh của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giữ được chân khách hàng, nâng cao doanh số, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực. Các dịch vụ doanh nghiệp có thể thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như: Tư vấn cho khách hàng khi mua sản phẩm, hỗ trợ các dịch vụ lắp đặt, bảo hành . 1.5.2.6 Thương hiệu sản phẩm, uy tín doanh nghiệp Thương hiệu: Là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Trước hết, đó là một hình tượng về hàng hóa hoặc doanh nghiệp; mà đã là một hình tượng thì chỉ có cái tên, cái biểu trưng thôi chưa đủ nói lên tất cả. Yếu tố quan trọng ẩn đằng sau và làm cho cái tên, cái biểu trưng đó đi sâu vào tâm lý khách hàng chính là chất lượng hàng hóa, dịch vụ; cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và cới cộng đồng; những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do những hàng hóa và dịch vụ đó mang lại… Uy tín doanh nghiệp: là yếu tố mà doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để tạo dựng. Các doanh nghiệp đều cố gắng tạo dựng uy tín cho mình bằng việc nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ đưa ra nhiều hậu mãi ưu đãi. Một doanh nghiệp có uy tín cao khi sản xuất ra sản phẩm thì sẽ được người tiêu dùng chấp nhận dễ dàng hơn, họ sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và họ mua sản phẩm của doanh nghiệp đó theo thói quen, lối mòn. Khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm quen thuộc hoặc những sản phẩm của các hãng nổi tiếng mà không cần phải suy tính nhiều, do vậy việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp là một công việc mà tất cả các doanh nghiệp đều làm và đó là một công cụ cạnh tranh quan trọng trong kinh doanh. 1.5.2.7 Giá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm là thước đo tiêu chuẩn cho giá trị của sản phẩm. Giá là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh, vì vậy việc nâng cao nănglực cạnh tranh cho doanh nghiệp không thể bỏ qua giá bán sản phẩm. Giá cả đóng vai trò trong các công cụ quan trọng của trao đổi (giữa bên bán và bên mua) và cạnh tranhtrên thị trường; là phương tiện NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 7 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp để giải quyết mâu thuẫn giữa bên bán và bên mua. Việc đánh giá tiêu chí này không hề đơn giản bởi khách hàng thì luôn mong muốn mua được sản phẩm với giá rẻ, còn người bán thì luôn mong muốn thu được lợi nhuận lớn nhất có thể. Việc đánh giá tiêu chí này được thực hiện thông qua hai chỉ tiêu: Giá bán sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh và so với khả năng mua hàng của người tiêu dùng. 1.5.2.8 Chất lượng sản phẩm Sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ mà người bán mong muốn và cần phải đem trao đổi trên thị trường đến tay người mua; qua đó đạt được nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh của mình. Chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm mà nhờ đó sản phẩm được ưa thích, đắt giá và ngược lại. Chất lượng là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, đó vừa là mục tiêu, vừa là căn cứ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chất lượng sản phẩm tác động trực tiếp tới quyết định lựa chọn mua của khách hàng. Việc đánh giá nhân tố này được thực hiện thông qua tiêu chí đánh giá nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm cung ứng cho Siêu thị. Dựa trên lý thuyết về năng lực cạnh tranh và các đặc thù riêng biệt của ngành kinh doanh điện máy em xin đưa ra mô hình hệ tham số xác định NLCT tổng hợp của DN như sau: Bảng 1.1: Mô hình hệ tham số xác định NLCT tổng hợp của DN kinh doanh siêu thị điện máy STT Các chỉ tiêu Trọng số (Ki) Mức độ đánh giá (Pi) 1 Vị thế tài chính 2 Quản lý và lãnh đạo 3 Kỹ năng nhân sự 4 Uy tín và thương hiệu 5 Giá bán sản phẩm 6 Chất lượng sản phẩm 7 Hệ thống phân phối 8 Chất lượng dịch vụ Trong đó trọng số (Ki) của các tham số được đánh giá tùy vào mức độ ảnh hưởng của chúng đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và được đánh giá trong khoảng từ 0.0 đến 1 sao cho tổng Ki=1. Mức độ đánh giá của các tham số được đánh giá dựa vào chất lượng của các tham số trong thực tế và được cho điểm dựa vào thang điểm 4 (trong đó:4- tốt, 3- khá, 2- trung bình, 1- yếu). NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 8 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua 2 chỉ số: a. Sức cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp: DSCTDN = Tổng (Ki.Pi) Trong đó: DSCTDN : Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp Pi : Điểm bình quân tham số i của tập mẫu đánh giá Ki : Trọng số bình quân của tham số i b. Sức cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp: DSCTDN DSCTSS = DSCTĐS Trong đó: DSCTSS : Chỉ số cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp DSCTĐS : Chỉ số cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh trực tiếp CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY TOPCARE NguyÔn tuÊn Anh Líp K43a4– 9 Trng i Hc Thng Mi Khoa Qun Tr Doanh Nghip 2.1 Phng phỏp h nghiờn cu cỏc nhõn t nh hng n nng lc cnh tranh ca siờu th in mỏy TOPCARE 2.1.1 Phng phỏp thu thp d liu phc v cho quỏ trỡnh phõn tớch v nghiờn cu ti cú s dng mt s cỏc phng phỏp thu thp s liu: i vi cỏc d liu s cp lun vn s dng phiu iu tra v phng vn cỏc chuyờn gia cú v trớ cụng tỏc liờn quan trc tip n vn nghiờn cu. i vi cỏc d liu th cp chuyờn cú s dng cỏc bỏo cỏo hot ng kinh doanh, s liu ca cỏc phũng ban liờn quan n vn nghiờn cu. 2.1.2 Phng phỏp x lý d liu x lý cỏc d liu ó thu thp c chuyờn cú s dng mt s phng phỏp v cụng c phõn tớch d liu nh: Phng phỏp thng kờ truyn thng da trờn tn sut xut hin, cú phõn tớch trng s. Cụng c chớnh c s dng trong phõn tớch d liu l phn mm SPSS v EXCEL. 2.2 ỏnh giỏ tng quan tỡnh hỡnh v nh hng ca nhõn t mụi trng n nng lc cnh tranh ca siờu th in mỏy Topcare trờn a bn H Ni 2.2.1 Gii thiu v siờu th in mỏy Topcare Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Đầu T và Thơng Mại Ngôi sao Châu Địa chỉ: Cơ sở Topcare 1: 87 Láng Hạ - Q.Ba Đình - Nội Cơ sở Topcare 2: 335 Cầu Giấy Q.Cầu Giấy - Nội Website: http://www.topcare.vn/ Hotline: 04.85821888 Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Điện máy. Chỉ sau một thời gian góp mặt tại thị trờng Điện máy Việt Nam, Topcare đã sớm trở thành một thơng hiệu lớn. Bằng vị thế, và mối quan hệ thân thiết với các thơng hiệu Điện máy nổi tiếng trên thế giới nh: Sony, Panasonic, Nokia, LG, Sam Sung, Daewoo, JVG nên Topcare luôn là điểm đến tin cậy cho ngời tiêu dùng, với hàng ngàn sản phẩm Điện tử, Điện lạnh, Kỹ thuật số, Viễn thông, Thiết bị tin học, Đồ gia dụng Với năng lực quản lý lãnh đạo linh hoạt hiệu quả, đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình,cùng với sự ủng hộ từ phía khách hàng. Hệ thống siêu thị Điện máy Topcare trong thời gian qua luôn giữ mức phát triển đều và bền vững, với doanh thu giai đoạn hiện tại, duy trì mức 90 - 120 tỷ đồng/tháng. Nguyễn tuấn Anh Lớp K43a4 10 . "GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY TOPCARE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI" 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài nâng cao năng. triển của hệ thống siêu thị diện máy TOPCARE, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy Topcare

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:44

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Mụ hỡnh hệ tham số xỏc định NLCT tổng hợp của DN kinh doanh siờu thị điện mỏy - 060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

Bảng 1.1.

Mụ hỡnh hệ tham số xỏc định NLCT tổng hợp của DN kinh doanh siờu thị điện mỏy Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu đầu tư tài sản của Siờu thị Topcare năm 2008-2010 - 060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

Bảng 2.1.

Bảng cơ cấu đầu tư tài sản của Siờu thị Topcare năm 2008-2010 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp đỏnh giỏ nănglực cạnh tranh của Topcare và đối thủ - 060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

Bảng 2.3.

Bảng tổng hợp đỏnh giỏ nănglực cạnh tranh của Topcare và đối thủ Xem tại trang 17 của tài liệu.
2.3 Kết Quả phõn tớch cỏc dữ liệu thu thập - 060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

2.3.

Kết Quả phõn tớch cỏc dữ liệu thu thập Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu đầu tư tài sản của Siờu thị Topcare năm 2008-2010 - 060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

Bảng 2.4.

Bảng cơ cấu đầu tư tài sản của Siờu thị Topcare năm 2008-2010 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3.1:Bảng tổng hợp đỏnh giỏ nănglực cạnh tranh của Topcare và đối thủ - 060 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị điện máy topcare trên địa bàn hà nội

Bảng 3.1.

Bảng tổng hợp đỏnh giỏ nănglực cạnh tranh của Topcare và đối thủ Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan