Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH lữ hành hương giang

83 547 1
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH lữ hành hương giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu được đi nhiều nơi, được tham quan du lịch,…ngày càng được quan tâm nhiều hơn và càng thiết thực hơn đối với mỗi người. Với những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới với mức tăng trường bình quân hàng năm từ 7%-8%. Cơ cấu kinh tế cũng đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, các ngành dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng cao hơn và giữ vị trí quan trọng hơn. Trong xu thế đó, ngành du lịch cũng ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của ngành “công nghiệp không khói” trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành du lịch có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển vững chắc, tiêu biểu là hoạt động lữ hành. Nắm băt được cơ thời cơ đó, các công ty và trung tâm du lịch tại Huế đã thành lập nhanh chóng và hình thành một hệ thống lớn có sự cạnh tranh khá gay gắt, tập trung chủ yếu ở mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó để đứng vững trên thương trường các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả để giành ưu thế trong cạnh tranh. Theo chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, xây dựng Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế, công ty cần có một chiến lược và chính sách kinh doanh hiệu quả để làm “vũ khí” trong cạnh tranh và thực hiện được mục tiêu đề ra. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu s Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. s Đánh giá sức cạnh tranh của Công ty thông qua mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter. s Đề xuất các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương • Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang. • Thời gian nghiên cứu: do những hạn chế về thời gian và khả năng nên đề tài tập trung nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp từ năm 2009- 2011. Đồng thời thu thập dữ liệu thứ cấp từ tháng 3-4/2012. • Không gian nghiên cứu:  Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang – Huế  Địa chỉ: Số 07. Lê Hồng Phong, Tp Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu • Dữ liệu thứ cấp: sách báo,báo cáo của công ty,internet… • Dữ liệu sơ cấp: lấy thông tin bằng phát bảng hỏi điều tra khách du lịch.  Phương pháp chọn mẫu: • Xác định cỡ mẫu: Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cỡ mẫu tổng thể nghiên cứu, ta áp dụng công thức Cochran(1977). n= 2 2 )1( e ppz − n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu Z: Là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn e: Mức độ sai lệch trong chọn mẫu Tính chất của p + q =1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p =q = 0,5 nên p.q = 0,25. Do gặp phải nhiều khó khăn trong thu nhập số liệu, cũng như những giới hạn về thời gian, nên tôi xác định mức độ chính xác là 95% tương ứng với Z = 1.96 và sai số cho phép e= 0,09. Lúc đó cỡ mẫu ta cần chọn sẽ là: 2 2 09,0 5,0*5,0*96,1 = n = 118,57 Vậy n= 119 khách  Phương pháp điều tra: Thông qua hướng dẫn viên đi theo tour để phát bảng hỏi cho khách du lịch trên đường di chuyển về điểm trả khách. SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương Tiến hành phỏng vấn trong vòng 4 tuần, trên tổng cộng 8 tour, mỗi tour điều tra trung bình từ 15 – 20 khách và thu được kết quả như sau: + Số bảng hỏi phát ra: 150 bảng + Số bảng hỏi thu về: 127 bảng + Số bảng hỏi hợp lệ: 124 bảng  Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn khách hàng tôi tiến hành tổng hợp để nhập dữ liệu vào phần mềm spss, làm sạch dữ liệu. • Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả. • Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 với kiểm định One Sample T- Test để khẳng định xem giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. * Kiểm định One-sample T-test. + Giả thiết H 0 : giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị kiểm định. + Đối thiết H 1 : giá trị trung bình của tổng thể khác giá trị kiểm định. H 0 : 0 µµ = . H 1 : 1 µµ ≠ . + Nguyên tắc bác bỏ giả thiết: Sig. < 0,05: bác bỏ giả thiết H 0. Sig. > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H 0. SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch. 1.1.1. Khách du lịch. 1.1.1.1. Khái niệm. Khách du lịch có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau.  Theo khoản 2, Điều 4, Chương I Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.  Theo Tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO): “Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao nơi đến, có thời gian lưu trú ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời gian quy định tuỳ từng quốc gia.” 1.1.1.2. Phân loại khách du lịch  Khách du lịch quốc tế (Internation Tourist): là khách du lịch mà có điểm xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ của 2 quốc gia khác nhau. Khách du lịch quốc tế bao gồm 2 loại: • Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound Tourist ): Khách du lịch quốc tế đi vào là khách du lịch là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước ngoài vào quốc gia nào đó đi du lịch. • Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist): Khách du lịch quốc tế đi ra bao gồm những khách du lịch là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.  Khách du lịch nội địa (Internal Tourist): Khách du lịch nội địa là những công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang định cư của quốc gia đó đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Ngoài ra người ta còn phân khách du lịch ra thành các loại như khách du lịch công vụ, khách du lịch thương gia… SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương 1.1.2. Kinh doanh lữ hành. Để hiểu được kinh doanh lữ hành là gì chúng ta có thể tiếp cận theo hai cách sau đây dựa trên những nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ nhất, Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động di chuyển đó. Theo cách tiếp cận này thì kinh doanh lữ hành là việc tổ chức các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ được sắp đặt từ trước nhằm thoả mãn đúng các nhu cầu của con người trong sự di chuyển đó để thu lợi nhuận. Thứ hai, đề cập phạm vi hẹp hơn nhiều. Để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Theo cách tiế cận này thì có hai định nghĩa sau đây của Tổng cục Du Lịch Việt Nam (TCDL- quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995). • Định nghĩa về kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch chọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và hướng dẫn du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. • Định nghĩa về kinh doanh đại lý lữ hành Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel-Agency-Business) là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu chú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. 1.1.3. Công ty lữ hành. 1.1.3.1. Khái niệm Xuất phát từ những mục tiêu khác nhau trong việc nghiên cứu lữ hành, cùng với sự biến đổi theo thời gain của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng trong từng giai đoạn, những quan điểm về lữ hành luôn có nhũng nội dung mới. Về công ty lữ hành, ở thời kì đầu tiên chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lý sản phẩm cho các hãng ô tô, tàu biển, khách sạn…mà thực chất là đại lý SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương du lịch, được định nghĩa như một tư cách pháp nhân kinh daonh chủ yếu dưới hình thức đại diện, đại lý các nhà sản xuất (khách sạn, hãng ô tô, tàu biển) bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục tiêu thu tiền hoa hồng. Khi đã phát triển ở một mức cao hơn so với việc làm một trung gian thuần tuý, các công ty lữ hành đã tạo ra sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các dản phẩm riêng lẻ tạo thành mọi chương trình du lịch hoàn chỉnh phục vụ du khách. Lúc này công ty lữ hành không chỉ dừng lại là người đi bán sản phẩm đại diện cho các nhà cung cấp nữa mà là khách hàng của họ. Trong cuốn “Từ điển quản lí du lịch khách sạn, nhà hàng”, công ty lữ hành được đinh nghĩa rất đơn giản là các pháp nhân tổ chức và bán các chương trình du lịch. Ở Việt Nam. “Doanh nghiệp lữa hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục tiêu sinh lời bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thục hiện các chương trình đã bán cho khách du lịch”. (Theo Thông tu hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của Chính phủ về tổ chức và quản lí doanh nghiệp du lịch TCDL – số 715/TCDL ngày 09/07/1994). Theo định nghĩa chung hiện nay: “Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lịch vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ, hoặc thục hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”. 1.1.3.2 Vai trò Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, rút ngắn thậm chí xóa vỏ khoẳng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch. Tổ chức và bán các chương trình du lịch trọn gói, liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú ăn uống hay tham quan vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của khách. Hiện nay, những tập đoàn kinh doanh lữ hành lớn với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại có thể cung cấp các dịch vụ bao gồm từ các hang hang không, chuỗi khách sạn tới hệ thống ngân hàng…đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng. SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương Tóm lại, với những hoạt động của mình các công ty lữ hành mang lại nhiều tiện lợi cho khách du lịch, giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc tìm kiếm thông tin và tổ chức chuyến du lịch. Bên cạnh đó, công ty lữ hành sẽ đảm bảo mang đến cho các nhà cung cấp dịch vụ những nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch. 1.1.3.3 Sản phẩm kinh doanh Có thể chia sản phẩm của công ty thành 3 nhóm cơ bản:  Các dịch vụ trung gian Sản phẩm dịch vụ chủ yếu do các đại lí du lịch cung cấp, các đại lí sẽ thực hiện bán sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các dịch vụ này chủ yếu gồm: • Đăng kí chổ và bán vé máy bay. • Đăng kí chổ và bán vé trên các phương tiện khác như ô tô, tàu thủy, đường sắt… • Mô giới cho thuê xe ô tô. • Mô giới và bán bảo hiểm du lịch. • Bán các chương trình du lịch. • Đặt phòng khách sạn. • Các dịch vụ mô giới trung gian khác.  Các chương trình du lịch trọn gói Cung cấp các dịch vụ trọn gói là hoạt động kinh doanh đặc trưng của các công ty lữ hành, các công ty này liên kết sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ tạo thành một sản phẩm trọn gói hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp.  Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp Theo đà phát triển, các công ty lữ hành dần mở rộng phạm vi hoạt động của mình trở thành người trực tiếp sản xuất các sản phẩm du lịch. Đây thường là những công ty lữ hành lớn trên thế giới, hoạt động hầu hết trong những lĩnh vực liên quan đến du lịch và có mạng lưới trên nhiều nước. • Kinh doanh nhà hàng • Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí. • Kinh doanh vận chuyển du lịch hàng không, đường thủy… SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương • Kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trong tương lai, khi hoạt dộng du lịch càng phát triển và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch thì hệ thống sản phẩm sẽ phong phú và đa dạng hơn. Đã tồn tại rất nhiều khái niệm về công ty lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau về công ty lữ hành. Mặt khác bản thân hoạt du lịch nói chung và hoạt động lữ hành nói riêng có nhiều biến đổi theo thời gian. ở mỗi một giai đoạn phát triển của hoạt động này luôn có những nội dung và hình thức mới. Trong thời kỳ đầu tiên, các công ty lữ hành tập chung vào các hoạt động trung gian, làm đại lý bán cho các nhà cung cấp như khách sạn, hãng hàng không …khi đó các công ty lữ hành được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là người đại diện, đại lý cho các nhà sản xuất (khách sạn, nhà hàng, hãng ôtô tầu biển…) bán các sản phẩm đến tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng. Khi đã phát triển ở mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần thuý, các công ty lữ hành đã tạo ra các sản phẩm bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng lẻ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ôtô, tàu thuỷ, các phương tiện khác và các chuyến tham quan thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh và bán cho khách với mức giá gộp. ở đây, công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà còn trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Ở Việt Nam theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị Định 09/CP của chính phủ về tổ chức và quản lý Doanh nghiệp du lịch TCDL-số715/TCDL ngày 9/7/1994 đã định nghĩa công ty lữ hành như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập với mục đích sinh lời bằng việc giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch” 1.2. Cơ sở lí luận về cạnh tranh 1.2.1. Định nghĩa về cạnh tranh Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong canh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong thế kỉ XX, nhiều lí thuyết canh tranh hiện đại ra đời như lí thuyết “lợi thế canh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương thương mại quốc tế phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, giúp cho chủ thể tham gia biết quý trọng những cơ hội và lợi thế canh tranh mà mình có được, mang lại sự phồn thịnh cho đất nước. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo lường bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được những vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. (9) Michael E.Porter cho rằng: “Cạnh tranh là vấn đề cơ bản giải quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cạnh tranh cũng xác định tính phù hợp của các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến kết quả sau cùng, chẳng hạn như cải tiến, liên kết văn hóa hoặc sự thực thi đúng đắn”. 1.2.2. Các mô hình cạnh tranh 1.2.2.1. Lý thuyết cạnh tranh của Mc.Kinsey. Để làm rõ hơn những yếu tố tác động đến cạnh tranh, Mc.Kinsey đã đề xuất mô hình 7S (Hình 1). Dưới góc độ nghiên cứu của Mc.Kinsey, ông cho rằng để có năng lực cạnh tranh thì hệ thống tổng thể của doanh nghiệp không chỉ bao gồm phần cứng mà còn phải có cả phần mềm. Phần cứng bao gồm chiến lược, cấu trúc, hệ thống và phần mềm bao gồm phong cách quản lý, bộ máy nhân viên, tay nghề và những giá trị được chia sẻ. Các yếu tố này cần phải được kết hợp và vận hành một cách linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng với nhau, và như vậy sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường mục tiêu. Trong đó, những giá trị chia sẻ sẽ là trung tâm điều phối các yếu tố SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương phần cứng và phần mềm, tại đó, các thông tin và nguồn lực sẽ được phân bổ một cách hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình tạo ra sức cạnh tranh so với đối thủ. Hình 1: Mô hình cạnh tranh của Mc.Kinsey (7S) 1.2.2.2. Mô hình các lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công trong ngành, nhất thiết phải trả lời được hai câu hỏi quan trọng, phải nhận ra khách hàng cần gì ở mình? và làm thế nào doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh? Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải tập trung vào phân tích môi trường ngành dựa trên mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc phân tích này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp biết mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách hiệu quả với năm lực lượng cạnh tranh trong ngành. Năm tác lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã đưa ra mô hình năm tác lực cạnh tranh gồm (1) Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành, (2) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng, SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 10 Những giá trị được chia sẻ Shared value STRATEGY Chiến lược STAFFS Bộ máy nhân viên STRUCTURE Cấu trúc STYLE Phong cách quản lý SKILLS Kỹ năng tay nghề SYSTEM Hệ thống . cầu của họ. 1.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty lữ hành. giá sức cạnh tranh của Công ty thông qua mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter. s Đề xuất các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty

Ngày đăng: 12/12/2013, 12:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan