Tài liệu Hiệu sách Melanie pdf

6 188 0
Tài liệu Hiệu sách Melanie pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường hợp 5: Hiệu sách Melanie Mark Selleck luôn muốn làm chủ một cơ sở kinh doanh của riêng minh, không may là anh không bao giờ có đủ vốn để thực hiện giấc mơ ấy. Sau khi tốt nghiệp trung học Mark làm việc vặt cho vài công ty nhưng hình như anh không bao giờ được thăng vượt quá chức thư ký hay thủ quỹ. Chỗ làm việc cuối cùng của anh là một cửa hiệu bán quà lưu niệm đang thành đạt. Nhiệm vụ của anh là nhận và giao hàng trữ kho, anh phải kiểm tra hàng nhập dựa trên đơn đặt hàng của công ty, phát hiện sai sót, anh còn giúp thu ngân khi cửa hiệu đông khách. Mark là vợ anh - Melanie có hai con Mark là người đàn ông tốt đối với gia đình, anh luôn kết thúc công việc lúc 4 giờ chiều và về nhà đúng giờ mỗi ngày, không làm thêm buổi tối hay ngày nghỉ cuối tuần dù cần tiền. Anh coi trọng thời gian dành cho gia đình, không cho phép bất cứ việc gì làm ảnh hưởng đến mặt này trong cuộc sống của mình. Mark làm việc cho hiệu bán quà lưu niệm được hai năm thì nghe nói về trung tâm thương mại nhỏ mới mở tại Springfield. Nghe có vẻ hay, Mark quyết định kiểm tra xem triển vọng ra sao. Tìm thấy trung tâm nằm ở khu vực cách xa nhà khoảng 80 km. Mark rất ngạc nhiên khi thấy nó thay đổi qúa nhanh. Trung tâm này gồm khoảng 20 cửa hiệu có siêu thị hiệu thuốc, quỹ tiết kiệm, nhà hàng, tiệm nữ trang cửa hàng bán dụng cụ thể thao, hiệu kính. ,Anh trò chuyện với người quản lý trung tâm - Fred Stokes và được biết họ còn một cửa hiệu chưa cho ai thuê giá 4000 đô la một tháng. Cửa hiệu nay chưa được sửa chữa hoàn chỉnh nên Mark phải làm tiếp sao cho trông được mắt.Người quản lý còn nói nếu sử dụng các tiện ích thì phải trả thêm tiền tiền bảo dưỡng sẽ chia đều cho tất cả những người thê chịu, ngoài ra nếu thuế hay bảo hiểm tăng lên, người thuê cũng phải trả. Nếu muốn thuê phải thế chân hai tháng và trả trước một tháng , nghĩa là Mark sẽ phải trả 12000 đô la ngay khi ký hợp đồng. Thời hạn thuê là ba năm, trước khi hết hạn hợp đồng sáu tháng có thể thương lượng thuê tiếp ba năm nữa. Mark bảo với người quản lý là anh định mở hiệu sách, anh ta hạn cho anh trong vòng 30 ngày phải trả lời có thuê cửa hiệu hay không. Mark về gặp Melanie lòng rất phấn khởi về viễn cảnh của hiệu sách. Anh tin nó sẽ làm ra rất nhiều tiền. Khi họ bàn kế hoạch kinh doanh với cha mẹ Mark và Melanie, cả hai bên đều rất hoan nghênh, họ còn đề nghị giúp đỡ hai vợ chồng. Theo ý kiến của cha mẹ Mark, họ đến gặp Hội Quản trị Doanh nghiệp nhỏ, hội này cử một hội viên – Fred Davis giúp đỡ Mark. Fred cho Mark một danh sách các nhà xuất bản mà các hiệu sách lẻ thường lấy sách. Anh ta còn viết một bức thư hộ Mark gửi cho các nhà xuất bản, nêu ý định mở hiệu sách ở Springfield, đề nghị được gặp đại diện thương mại để thảo luận về giá cả, tỷ lệ chiết khấu, thời hạn bán chịu, trả lại sách ế và các vấn đề thiết yếu khác. Fred tìm hiểu một số hiệu sách đang hoạt động và báo cho Mark biết, cần có 25.000 đô la để mua kệ sách, thiết bị, bảng hiệu và sửa sang lại cửa hàng. Ngoài ra còn cần khoảng20.000 đô la làm vốn lưu động và ít nhất 100.000 đô la cho hàng dự trữ. Tiền đặt cọc thuê nhà, bảo hiểm và các khoản khác cần thêm khoảng 22.000, như vậy tổng vốn đầu tư sẽ là 167.000 đô la. Fred nói, anh ta sẽ không làm gì tiếp nữa cho đến khi Mark đủ tiền. Mark cảm ơn sự giúp đỡ của Fred và nói khi nào đủ vốn, anh sẽ liên lạc ngay với Fred để bàn tiếp về các vấn đề tài chính và chi tiết hoạt động. Trước khi chia tay, Fred khuyên Mark nên tìm địa điểm khác ngoài Springfield vì 80km là đoạn đường quá dài cho mỗi ngày đi làm. Mark trả lời đó có thể là một vấn đề, nhưng anh tin có thể giải quyết được. Thế là Mark đã có những thông tin cơ bản mà anh cần, anh và Melanie lại đến gặp ch mẹ nhờ giúp vốn. Cha mẹ vợ Mark cho mượn 125.000 đô la, họ đem nhà đi thế chấp ngân hàng được 75.000 đô la (thế chấp lần thứ hai) và bán toàn bộ trái phiếu được 50.000 đô la. Cha mẹ Mark cho mượn 69.000 đô la gồm 50.000 đô la tiền thế chấp nhà, và toàn bộ tiền tiết kiệm 19.000 đô la. Cộng tất cả Mark nhận trả tiền thế chấp ngân hàng cho hai bên cha mẹ và trả cho mỗi bên 1.000 đô la hàng tháng cho đến hết nợ. Cả hai bên cha mẹ đều nhấn mạnh rằng, họ không thể có thêm tiền nữa, nên nếu Mark thất bại họ sẽ khốn đốn trong nhiều năm. Mark và Melanie đảm bảo với cha mẹ là họ biết rõ việc mình làm và sẽ nỗ lực làm việc để thành công. Mark không quay lại Hội Quản trị Doanh nghiệp nhỏ nữa, anh quyết định tự mình lo lấy tất cả. Anh cho rằng không có thời gian để phung phí nữa, vì anh muốn khai trương cửa hàng càng nhanh càng tốt. Đầu tiên Mark ký hợp đồng thuê nhà và mở tài khoản tại quỹ tiết kiệm ở ngay trung tâm. Sau đó anh nói chuyện với nhân viên kế toán đã giúp anh lập hệ thống kế toán, người này khuyên Mark nên thành lập Công ty TNHH, tốt nhất là công ty nhỏ. theo lời khuyên đó Mark đi gặp luật sư thuê làm thủ tục lập công ty, ông ta đòi 450đô la. Mark thấy chẳng lợi ích gì khi phải trả 450 đô la để thành lập một công ty rõ ràng là sẽ thành công, anh quyết định không thành lập công ty mà để cơ sở kinh doanh đứng tên mình. Anh lấy tên “Hiệu sách Melanie” đăng ký với chính quyền và phải nộp 100 đô la lệ phí. Người nhân viên kế toán đề nghị làm dịch vụ giá 250 đô la mọt tháng, nhưng Mark từ chối, anh ta nói anh ta còn phải đóng thuế doanh thu, thuế liên bang, thuế an ninh xã hội và tất cả các công việc giấy tờ chỉ tốn có 250 đô la. Mark vẫn từ chối. Anh cho rằng Melanie có thể lo vấn đề tài chính, vì cô đã học kế toán ở trường trung học. Bất luận thế nào Mark cũng ý thức về tính quan trọng của việc giảm chi phí. Ngoài ra, công việc kinh doanh của anh, như anh đánh giá là “quá đơn giản”, thuê người ngoài thì sẽ tốn nhiều tiền trong khi anh có thể tự làm lấy. Hợp đồng thuê nhà của Mark lấy tên “Hiệu sách Melanie” nhưng chính anh tự ký hợp đồng. Trước đó rất lâu, tất cả các đại diện các nhà xuất bản nhận được thư Mark đều đã gọi điện cho anh. Mark hỏi mua những tác phẩm kinh điển cơ bản, anh định tập trung vào những cuốn đang bán chạy nhất. Anh ước tính lãi gộp sẽ vào khoảng 30 đến 35%, ngoài ra sẽ kiếm thêm vào những kịp khuyến mãi đặc biệt. đại diện thương mại các nhà xuất bản còn đề nghị bày biện giúp Mark khi có sách đến, họ đồng ý nhận lại sách ế, miễn là trong thời hạn quy định. Họ đồng ý cho Mark thời hạn trả tiền là 30 ngày sau khi anh mua sách vài lần, gián tiếp thừa nhận cho anh nợ tiền. Sau khoảng một tháng, cửa hiệu đã sẵn sàng mở cửa. Mark thuê ba người làm việc cùng anh ban ngày và hai người bán buổi tối. Tất cả đều là nhân công bán thời gian. Mark thuê một người quản lý làm việc buổi tối với mức lương 12.000 đô la/năm. Các nhân viên khác được trả 5 đô la/giờ, đó là mức lương chung tại trung tâm này. Mark quyết định giờ làm việc của cửa hàng anh phải trùng khớp với các cửa hiệu khác. Anh sẽ mở cửa bảy ngày trong tuần từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Mark tính tiền lương hàng ngày phải chi là 175 đô la (trừ người quản lý) hay 1.225 đô la tuần. Anh quyết định rút tiền chi tiêu cá nhân từ doanh thu tiền mặt hàng ngày, nhưng cố giới hạn ở con số 500 đô la mỗi tuần. Việc kinh doanh đã gây được tiếng vang ngay khi bắt đầu. Tuần đầu tiên, doanh số đạt 15.000 đô la, dường như lúc nào cũng có khách trong cửa hiệu. Doanh thu giảm dần, nhưng Mark phát hiện ra nó trồi sụt thất thường, có những tuần giảm xuống dưới 5.000 đô la, có tuần lại lên tới 10.000 đô la thậm chí 15.000 đô la.Dù lên hay xuống thì Mark cũng rất hài lòng với bản thân và khả năng điều hành nhân viên của mình. Lúc đầu anh ở lại cửa hiệu đến 5 giời chiều, nhưng sau đó yên tâm với người quản lý của mình anh về với gia đình vào lúc 4 giờ. Vì công việc làm ăn có vẻ tốt, Mark và Melanie chọn mua nhà gần Sringffield. Họ tìm thấy một căn nhà xin xắn giá 150.000 đô la, trong đó Mark trả 25.000 đô la bằng tiền mặt. Mặc dù Mark không làm báo cáo tài chính từ khi bắt đầu kinh doanh, anh vẫn biết doanh thu chỉ vào khoảng 25.000 đô la một tháng là anh sẽ có lời 9.000 đô la/tháng vì vậy việc trả tiền mua ngôi nhà dường như cũng là một khoản chi hợp lý. Mark thường dành thời gian nói chuyện với khách hàng, và nói chung, giúp đỡ họ khi có thể. Những người bán hàng của các nhà xuất bản giúp Mark khá nhiều. Họ luôn giữ cho cửa hiệu được cung cấp đủ sách bán chạy nhất, và luôn cho Mark những lời khuyên về cách điều hành kinh doanh sao cho có lãi nhiều hơn. Hiệu sách mở cửa được khoảng tám háng thì bắt đầu sinh vấn đề. Lúc tiền mặt của Mark chỉ có 1.500 đô la thì các nhà xuất bản đòi anh tiền nợ quá hạn. Sau khi tính lại các báo cáo hàng tháng, Mark rất ngạc nhiên khi biết mình nợ các nhà xuất bản hơn 80.000 đô la. Để thoát khỏi họ, anh đến gặp người bạn làm ở quỹ tiết kiệm của ngân hàng hỏi vay 80.000 đô la. Ngân hàng yêu cầu báo cáo tài chính, thế là Mark sử dụng mẫu của ngân hàng tự thảo báo cáo. Mark chẳng có khái niệm gì về số tiền anh đang nợ, cũng như tình hình tài chính của mình, nhưng anh đã sử dụng các con số sau để bảo đảm khoản vay: Tiền mặt Nợ phải thu Hàng tồn Thiết bị Tổng tài sản có Nợ phải trả Hối phiếu phải trả Vốn của ông Selleck Tổng nợ, vốn $1.500 10.000 150.000 30.000 $191.500 20.000 0 171.500 $191.500 Khi được hỏi mục đích vay tiền, Mark nói anh cần tiền để sửa nhà và tăng hàng dự trữ. Ngân hàng yêu cầu Mark và Melianie cùng ký. Thực sự Mark tin rằng, hàng tồn kho của anh trị giá gần 75.000 đô la tại thời điểm vay tiền, nhưng anh không chắc lắm. Dù sao, anh đã trở hết nợ cho các nhà xuất bản bằng tiền mới vay ngân hàng nên lại được nhận sách mới, nhờ đó doanh số tăng và hàng ngày anh thu được tiền mặt nhiều hơn, nhưng mỗi tuần anh lại phải rút thêm tiền để trả tiền thế chấp của cha mẹ và cha mẹ vợi, hay bắt đầu trả nợ họ như đã hứa, anh vẫn tin tưởng là trong vài tháng nữa anh sẽ có khả năng làm việc đó. Mọi người vẫn thoả mãn với lời giải thích của anh và còn khuyến khích anh tiếp tục chiến đấu. Mấy tháng sau, người quản lý đêm của Mark bỏ việc với lý do anh ta phải về Florida ngay để lo cho mẹ già. Để tiết kiệm tiền Mark quyết định không thuê người khác. Sau đó vài tuần Debbie Manos, nhân viên thu ngân ca ngày và là “cánh tay phải” của Mark cũng xin nghỉ việc gấp vì lý do cá nhân. Kiểm tra bảng cân đối của ngân hàng, Mark thấy anh chỉ còn khoảng 3.000 đô la, không đủ trả tiền thuê cửa hàng - đã quá hạn mấy ngày, hay trả lương nhân viên. Còn nữa, anh biết lấy đâu ra tiền mang về chi tiêu gia đình. May thay doanh thu tăng giúp anh đủ trả tiền thuê cửa hàng, lương nhân viên và đem về cho Melanie 700 đô la. Nhưng sau dó Cục thuế tiểu bang đến gặp anh, hậu quả là toàn bộ tiền trong tài khoản của Mark bị tịch thu, vì anh chưa nộp đồng thuế thu từ hàng bán lẻ nào. Nhà chức trách chẳng động lòng chúc nào; họ thống báo với Mark rằng, vấn đề tài chính trong kinh doanh phải do chủ kinh doanh chứ không phải do người tiêu dùng chịu. Cuối cùng Mark mời nhân viên kế toán đến thuê làm báo cáo tài chính, anh ta chấp nhận làm bản báo cáo đúng quy cách, nhưng không đảm bảo quá trị như sau: Tiền mặt trong quỹ Tiền mặt gửi ngân hàng Hàng tồn Tài sản lưu động khác Tài sản cố định Tổng tài sản có Nợ phải trả 800 3.000 50.000 15.000 20.000 $88.800 126.675 80.000 Hối phiếu phải trả Thuế ước tính phải trả Tài sản nợ khác Tổng nợ Trừ: thâm hụt Tổng nợ và vốn 35.000 25.000 266.675 (177.875) $88.800 Nhân viên kế toán nhấn mạnh, bảng cân đối chỉ là ước tính dựa trên cơ sở những thông tin Mark cung cấp, còn về tình trạng vỡ nợ của Mark thì có thể có nhiều lời giải thích. Mark có cảm giác là anh đã làm tốt mọi việc, thế mà bây giờ tình hình lại có vẻ ảm đạm. Anh nợ hai bên cha mẹ tiền anh vay, nợ tiền thế chấp của anh và nợ 266.675 đô la trong kinh doanh. Như để làm cho tình hình xấu hơn, người quản lý trung tâm đến yêu cầu anh đóng cửa hiệu sách, vì anh đã gây khiếm khuyết trong hợp đồng. Tin tức truyền đi rất nhanh, ngân hàng nhanh chóng đòi lại món tiền anh vay; khoản vay không kỳ hạn phải trả bất kỳ lúc nào. Khi ngân hàng phát hiện báo cáo Mark nộp cho họ là sai nhưng vẫn có hiệu lực, họ lập tức kiện anh tội lừa đảo chiếm đoạt tiền. Mark và Melanie khẩn cầu ch mẹ họ giúp Mark thoát vòng tù tội. Câu hỏi: 1. Mark có chuẩn bị khi bước vào kinh doanh không? Anh thiếu những kỹ năng gì? 2. Những nguyên nhân chính làm Mark thất bại là gì? Giải thích rõ. 3. Một “người của gia đình” có thể làm kinh doanh mà không thất bại không? Hay phải hy sinh gia đình để thành công trong kinh doanh? 4. Theo bạn, tại sao người quản lý đem và Debbie Manos bỏ việc? 5. Một kế hoạch kinh doanh có giúp Mark tránh được thất bại không? 6. Mark nên làm gì bây giờ? . danh sách các nhà xuất bản mà các hiệu sách lẻ thường lấy sách. Anh ta còn viết một bức thư hộ Mark gửi cho các nhà xuất bản, nêu ý định mở hiệu sách ở. mở hiệu sách, anh ta hạn cho anh trong vòng 30 ngày phải trả lời có thuê cửa hiệu hay không. Mark về gặp Melanie lòng rất phấn khởi về viễn cảnh của hiệu

Ngày đăng: 12/12/2013, 06:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan