Tài liệu Làm việc với Windows Server 2008 Task Scheduler – Phần 2 pptx

6 447 1
Tài liệu Làm việc với Windows Server 2008 Task Scheduler – Phần 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm việc với Windows Server 2008 Task Scheduler Phần 2 Ngu ồn : quantrimang.com  Brien M. Pose y Quản trị mạng - Trong phần hai này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách tạo các nhiệm vụ và xem nhiệm vụ nào được lập lịch trình để có thể chạy trên hệ thống của bạn. Giới thiệu Trong phần đầu tiên của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một số tính năng khác nhau của Windows Server 2008 Task Scheduler. Trong phần hai này, chúng tôi sẽ tiếp tục loạt bài bằng cách giới thiệu cách t ạo một nhiệm vụ và một số nhiệm vụ được thiết lập một cách mặc định. Tạo một nhiệm vụ Việc tạo một nhiệm vụ khá đơn giản trong Windows Server 2008 Task Scheduler. Bắt đầu quá trình tạo nhiệm vụ bằng cách kích vào liên kết Create Basic Task trong panel Actions của giao diện điều khiển Task Scheduler. Khi bạn thực hiện như vậy, Windows sẽ khởi chạy Create Basic Task Wizard. Màn hình chào của wizard sẽ yêu cầu bạn nhập vào đó tên cho nhiệm vụ mà bạn đang tạo. Bạn cũng có thể nhập vào phần mô tả nhưng đây là phần không bắt buộc. Lý do bạn nên nhập vào phần mô tả một số chỉ dẫn là để phân biệt giữa các nhiệm vụ với nhau một cách dễ dàng và chính xác. Khi bạn đã nhập vào tên và phần mô tả cho nhiệm vụ mà bạn đang tạo, hãy kích Next, khi đó bạ n sẽ được đưa đến màn hình Task Trigger của wizard. Màn hình này sẽ cho phép bạn chỉ định những sự kiện nào phải xuất hiện để kích hoạt nhiệm vụ. Hầu hết các tùy chọn trên màn hình đều liên quan đến việc lập lịch trình. Cho ví dụ, bạn có thể lập lịch trình cho một nhiệm vụ để có thể chạy hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc tại một mốc thời gian được xác định từ trước. Rõ ràng bạn không phải chạy nhiệm vụ trên một lịch trình. Bên cạnh đó bạn còn có thể kích hoạt nhiệm vụ chạy trong trường hợp máy tính khởi động hoặc khi ai đó đăng nhập, hoặc khi một sự kiện nào đó được ghi vào các bản ghi sự kiện Windows. Bạn có thể xem những gì có trong màn hình Triggers trong hình A bên dưới. Hình A: Bạn phải chỉ định Task Scheduler thời điểm bắt đầu nhiệm vụ. Khi bạn kích Next, bạn có thể thấy được màn hình yêu cầu nhập thêm các thông tin bổ sung phụ thuộc vào tùy chọn nào bạn đã chọn sử dụng như một bộ kích hoạt nhiệm vụ. Cho ví dụ, nếu bạn lập lịch trình cho một nhiệm vụ nhằm chạy tại một thời đ iểm nào đó hoặc vào một ngày cụ thể nào đó, màn hình tiếp theo sẽ yêu cầu bạn chỉ định ngày và thời gian khi nhiệm vụ chạy. Nếu bạn kích hoạt nhiệm vụ để chạy nhằm đáp trả một sự kiện được ghi vào các bản ghi sự kiện của Windows, khi đó màn hình kế tiếp sẽ nhắc bạn chọn bản ghi sự kiện mà bạn muốn kiểm tra, ngu ồn của sự kiện, mã sự kiện để tìm kiếm, như thể hiện trong hình B. Hình B: Bạn có thể thấy màn hình yêu cầu bạn cung cấp các thông tin bổ sung, các thông tin bổ sung này phụ thuộc vào tùy chọn nào mà bạn đã chọn trước đó Khi bạn đã cung cấp các thông tin cần thiết, hãy kích Next, khi đó bạn sẽ thấy màn hình Action, thể hiên trong hình C. Như những gì có thể thấy trong hình này, bạn có thể chọn bắt đầu chương trình, gửi email hoặc hiển thị thông tin mạng nhằm đáp trả cho một kích hoạt sự ki ện. Hình C: Bạn có thể chọn bắt đầu chương trình, gửi email hoặc hiển thị thông tin mạng nhằm đáp trả cho một kích hoạt sự kiện. Khi kích Next, bạn sẽ thấy một màn hình nhắc nhở nhập vào các thông tin bổ sung. Tuy nhiên ở đây các thông tin được yêu cầu sẽ phụ thuộc vào kiểu hành động mà bạn đã thực hiện. Cho ví dụ, nếu đã chọn khởi chạy chương trình thì bạ n sẽ bị nhắc nhở nhập vào tên của chương trình và các đối số tùy chọn mà bạn muốn chỉ định, thư mục khởi động. Còn trong trường hợp chọn gửi một thông báo email thì bạn phải cung cấp địa chỉ email, dòng chủ đề, nội dung trong thư, tên của máy chủ SMTP sẽ được sử dụng để truyền tải thông điệp. Và tất nhiên ban cũng có cả tùy chọn gắn thêm các đính kèm cho email. Kích Next, khi đó bạn sẽ thấy màn hình hiển thị tóm tắt của nhiệm vụ đã tạo. Một thứ mà chúng tôi thực sự thích vè màn hình này đó là nó gồm có một hộp kiểm mà bạn có thể chọn nếu muốn Windows mở trang thuộc tính của nhiệm vụ. Như đã đề cập trong phần đầu tiên của loạt bài này, trang thuộc tính của nhiệm vụ cho phép bạn truy cập vào các thiết lập nâng cao hơ n đối với nhiệm vụ. Thậm chí nếu bạn không có kế hoạch điều chỉnh bất cứ thiết lập nâng cao nào của nhiệm vụ, chúng tôi khuyên bạn hãy tiếp tục và mở trang thuộc tính của nhiệm vụ và kiểm tra tab General. Tab General gồm có một vài tùy chọn đều kiểm soát xem người dùng có phải đăng ký theo thứ tự cho nhiệm vụ để chạy hay không và nhiệm cụ có cần chạy với các đặ c quyền cao hay không. Mặc định, Windows Server 2008 yêu cầu người dùng phải đăng ký theo thứ thự cho nhiệm vụ. Rõ ràng, điều này thường không thực tế cho các nhiệm vụ liên quan đến máy chủ, chính vì vậy bạn có thể sẽ thích thay đổi. Kích hoạt nhiệm vụ nào? Thứ cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn là cách bạn có thể chỉ ra nhiệm vụ nào được cấu hình để chạy trên hệ thống của bạn. Bạn có thể thấy tất cả các nhiệm vụ mà bạn đã tạo bằng cách chọn mục Task Scheduler Library trong giao diện điều khiển. Như những gì bạn có th ể thấy trong hình D, việc chọn mục này sẽ là cho Windows hiển thị tất cả các nhiệm vụ được lên lịch trình cũng như trang thuộc tính cho nhiệm vụ có liên qua. Hình D: Bạn có thể thấy các nhiệm vụ đã được lập lịch trình bằng cách chọn mục Task Scheduler Library Các nhiệm vụ bảo trì hệ thống Nếu quan sát vào hình trên, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều các mục con bên trong mục Task Scheduler Library này. Các mục con này điều liên quan đến các nhiệm vụ bảo trì hệ thống khác nhau mà Microsoft đã thiết kế để Windows có thể thực hiên một cách tự động. Cho ví dụ, nếu bạn quan sát vào hình E, bạn có thể thấy Windows được cấu hình để “defragment” ổ đĩa cứng lúc 1:00 AM vào thứ Tư hàng tuần. Rõ ràng, đây là một trong những nhiệm vụ built in. Nếu quan sát vao các mục con khác, bạn sẽ thấy có khá nhiều nhiệm vụ đi kèm có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của hệ điều hành Windows. Các nhiệm vụ đi kèm này rất quan trọng cho việc giữ cho Windows chạy một cách hài hòa, chính vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên để lại các tùy chọn mặc định đó. Hình E: Microsoft đã tạo một số các nhiệm vụ đi kèm được thiết kế để hệ thống chạy tối ưu. Kết luận Trong loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về Windows task scheduler và sự khác nhau như thế nào giữa giao diện mới với các giao diện trước kia trong các phiên bản Windows cũ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng giới thiệu cho bạn cách lập lịch trình các nhiệm vụ và cách xem các nhiệm vụ nào hiện đã được lập lịch trình để chạy.   . Làm việc với Windows Server 20 08 Task Scheduler – Phần 2 Ngu ồn : quantrimang.com  Brien M. Pose y Quản trị mạng - Trong phần hai này chúng. Trong phần đầu tiên của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một số tính năng khác nhau của Windows Server 20 08 Task Scheduler. Trong phần

Ngày đăng: 12/12/2013, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan