Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008 3 năm 2001)

92 419 0
Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008   3 năm 2001)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, đề tài

A . MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương là một mảng đề tài thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cũng như sinh viên khoa Lịch Sử. Qua đó góp phần làm phong phú hơn lịch sử dân tộc cũng như làm rõ hơn những nét đặc thù, những đặc điểm riêng của lịch sử địa phương và những đóng góp của địa phương trong sự phát triển chung của dân tộc. Cho đến nay đã nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử các tỉnh, huyện, xã, lịch sử Đảng bộ … ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên trong một thời gian dài, các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các đề tài chính trị, lịch sử và cuộc đấu tranh giai cấp, ít đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội, hoặc nếu thì chỉ để phục vụ các đề tài chính trị. Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu về các sở kinh tế, các nhà máy, nghiệp ở địa phương là một yêu cầu cấp thiết để làm rõ những vấn đề kinh tế - xã hội, những thành tựu đạt được và những hạn chế. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhắm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 1.2. Hiện nay trong công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước, xi măng là một mặt hàng chiến lược vị trí quan trọng nhằm thúc đẩy xây dựng sở hạ tầng cho xã hội. Thực hiện mục tiêu của Bộ xây dựng năm 2010 sản lượng xi măng đã lên đến 50 – 51,5 triệu tấn. Như vậy, việc sản xuất xi măng để thực hiện chiến lược của đất nước là một yêu cầu bức thiết. Sau quá trình khảo sát thăm dò nguyên liệu và chuẩn bị xây dựng, ngày 09/06/1999, dự án Xi măng Hoàng Mai tiến hành khởi công đồng loạt các hạng mục công trình chính thuộc dây chuyền sản xuất. Sau 32 tháng khởi công xây dựng, ngày 06/03/2003 Công ty xi măng Hoàng Mai đã chính thức 1 đi vào hoạt động. Ngày 27/03/2008 theo quyết định của hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã chuyển công ty xi măng Hoàng Mai thành công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, công ty xi măng Hoàng Mai đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và địa bàn 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh nói riêng. Đặc biệt, từ khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã vượt qua nhiều khó khăn, nhanh chóng những bước phát triển vượt bậc: sản lượng xi măng hằng năm đạt 1,4 triệu tấn/ năm. Công ty không sản xuất xi măng mác thấp PCB 30 mà tập trung sản xuất xi măng mác cao PCB 40 và PCB 40 làm nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm. Lương bình quân của công nhân trung bình 6 triệu đồng / tháng. Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã đón nhận nhiều giải thưởng giá trị của Thủ tướng chính phủ trao tặng. Vì vậy, nghiên cứu về công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa không chỉ ý nghĩa khoa học mà còn ý nghĩa thực tiễn nhất định, từ đó gợi mở những vấn đề quan trọng và rút ra những bài học kinh nghiệm nhắm góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Với những lý do đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa’’ ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010 ) làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài “Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa’’ ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010 ) là một đề tài mới, cho đến nay chưa công trình nào đề cập một cách đầy đủ. Tuy nhiên để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu dưới góc độ khác nhau của các công trình sau: 2 2.1 Trong quyển “ Xi măng Hoàng Mai 10 năm xây dựng và trưởng thành’’ ( 1995 -2005) do Ban giám đốc thường vụ Đảng ủy, thường vụ công đoàn công ty xuất bản và lưu hành nội bộ, ra đời đã phản ánh về quá trình xây dựng, phát triển sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên chức công ty trong 10 năm với những thành tựu đáng ghi nhận, tuy chưa thật đầy đủ. 2.2 Trong quyển “ Những tấm gương tiêu biểu trong 10 năm đổi mới ở Nghệ An” do Ban tuyên giáo tỉnh ủy ấn hành đã giới thiệu những đơn vị điển hình nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới ở tỉnh Nghệ An, trong đó công ty xi măng Hoàng Mai. 2.3 Các báo cáo của Ban chấp hành huyện ủy Quỳnh Lưu khóa 15, 16 đã phản ánh về tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó đề cập đến sự phát triển của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai. 2.4 Các bản báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng ủy, Ban lãnh đạo công ty từ năm 2000 đến năm 2010, những tập tranh ảnh, bìa họa báo… đã giới thiệu về truyền thống của công ty, những thành tựu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. 2.5 Trong quyển “ Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu’’ Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã giới thiệu tuy còn sơ lược, về chủ trương thành lập và quá trình ra đời của công ty và lịch sử phát triển của Đảng bộ huyện song chưa đề cập đến sự phát triển nhanh chóng của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai kể từ khi cổ phần hóa. 2.6 Trong bài “ Quỳnh Lưu phát huy nội lực để khai thác tiềm năng” của tác giả Hồ Đức Thành cũng đã nhắc đến những tiềm năng để phát triển sản xuất xi măng của Công ty xi măng Hoàng Mai. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến Công ty xi măng Hoàng Mai dưới góc độ: chủ trương thành lập, quá trình hình thành và 3 phát triển của công ty qua các giai đoạn, những thành tựu to lớn mà công ty đạt được. Tuy nhiên, để làm rõ về Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa thì chưa một công trình nào đề cập đầy đủ, nếu cũng chỉ phản ánh khái quát ở mặt này, mặt khác. Mặc dù vậy, những tài liệu trên đây sẽ là sở, là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài khóa luận của mình. Lựa chọn đề tài “Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010 ) ”, chúng tôi muốn trình bày về quá trình hình thành, phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai, những thành tựu công ty đã đạt được trong những năm cổ phần hóa… Qua đó rút ra những nhận xét, những bài học kinh nghiệm quý báu ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hôm nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa’’ chúng tôi đề cập một cách toàn diện hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai, những thành tựu của Công ty trên các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm cổ phần hóa. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành, những triển vọng phát triển của ngành xi măng cả nước nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng. Thực tiễn đó cũng góp phần chứng tỏ sự đúng đắn khoa học trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết về sự phát triển đô thị, vấn đề môi trường, về việc xây dựng nếp sống công nghiệp, văn minh công nghiệp… nhằm đưa đất nước tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới. 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích của đề tài trước hết chúng tôi tiến hành đề cập đến điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa. Qua đó góp phần khẳng định thêm lần nữa sự đúng đắn sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty. Về không gian: Đề tài chủ yếu được xác định trong không gian huyện Quỳnh Lưu, nơi đặt Công ty xi măng Hoàng Mai. Về thời gian: Đề tài giới hạn từ khi Công ty xi măng Hoàng Mai tiến hành cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010). Mặc dù vậy, việc xác định không gian và thời gian của đề tài chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì huyện Quỳnh Lưu chỉ là một đơn vị hành chính thuộc phạm vi của tỉnh Nghệ An, trong khi đó hoạt động của công ty không chỉ nằm trên địa bàn của huyện mà bao gồm cả hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đề cập đến một số sự kiện không liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . 4.1. Nguồn tư liệu. Bên cạnh việc tham khảo các tư liệu nghiên cứu về Công ty xi măng Hoàng Mai trên bình diện cả nước, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác nguồn tư liệu lịch sử địa phương phục vụ trực tiếp cho đề tài, các báo cáo tổng kết, sơ kết hàng năm, các số liệu thống kê của Công ty xi măng Hoàng Mai cũng như của huyện Quỳnh Lưu và các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành công tác ®iÒn dã, khảo sát thực tế tại Công ty xi măng Hoàng Mai. Gặp gỡ trao đổi với Ban Giám đốc Công ty, các 5 cán bộ công nhân đã và đang công tác tại Công ty nhằm thu thập thêm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng trong khóa luận này là: - Phương pháp lịch sử. - Phương pháp logic. - Phương pháp liên ngành: Thống kê, đối chiếu, so sánh. - Kết hợp với các phương pháp điền dã sưu tầm lịch sử địa phương. 5. Đóng góp của khóa luận. Luận văn đã trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai, cũng như những hoạt động của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa. Thông qua luận văn giúp người đọc nhận thấy rõ hơn vai trò quan trọng của ngành sản xuất xi măng, cũng như của Công ty xi măng Hoàng Mai trong phát triển sản xuất công nghiệp địa phương cũng như phát triển ngành công nghiệp trong cả nước. Luận văn đã góp phần vào việc nghiên cứu xây dựng và bổ sung nguồn tài liệu về lịch sử địa phương, một vấn đề mà trước đây ít được mọi người chú trọng. 6. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 2 chương. Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai. Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010). 6 B. néi dung CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu khi nhà máy xi măng Hoàng Mai ra đời 1.1.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu là huyện địa đầu phía Bắc tỉnh Nghệ An, một vùng đồng bằng ven biển phía Đông Bắc, khá trù phú và giàu có. Đây là một vùng đất cư dân sinh sống lâu đời, bằng chứng là di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhân dân Quỳnh Lưu đã cùng nhân dân cả nước đứng lên chống ngoại xâm , bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước và lập nên nhiều chiến công hiển hách. Dưới thời Trần, Hồ, Quỳnh Lưu là đất thuộc hai huyện Phù Lưu và Quỳnh Lâm. Thời thuộc Minh Quỳnh Lưu là đất ba huyện Phù Lưu, Quỳnh Lâm và Trà Thạnh. Đầu thời Lê cũng vậy. Năm Quang Tự thứ 10, Vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước để thống thuộc các phủ huyện vào các thừa tuyên, mới hợp cả Diễn Châu và Nghệ An làm một gọi là Nghệ An thừa tuyên. Từ năm 1469, Diễn Châu chỉ là một phủ của Nghệ An, phủ Diễn Châu hai huyện Đông Thành ( Yên Thành và Diễn Châu ngày nay ), Quỳnh Lưu ( tức Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn ngày nay ). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đặt 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh độc lập nhau. Quỳnh Lưu thuộc phủ Diễn Châu của tỉnh Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) tách 7 tổng phía Tây của Quỳnh Lưu lập ra huyện Nghĩa 7 Đường ( năm 1886 đổi thành Nghĩa Đàn ). Bốn tổng còn lại ở phía Đông gồm Phú Hậu, Thanh Viên,Quỳnh Lâm và Hoàng Mai gọi là huyện Quỳnh Lưu lệ vào phủ Diễn Châu. Năm 1919 Quỳnh Lưu trở thành một huyện độc lập của tỉnh Nghệ An, không còn là huyện cấp dưới của Diễn Châu như trước đây. Thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp nhân dân ta trở thành chủ nhân của đất nước, quyền quyết định mọi việc trên mảnh đất của mình. Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã đổi các phủ sang huyện loại bỏ cấp tổng [ 22;8 ]. Hiện nay, Quỳnh Lưu diện tích đất tự nhiên là 60.706 ha, trong đó đất nông nghiệp là 15.427,64 ha. Năm 2007, dân số là hơn 360.000 người. Đơn vị hành chính gồm 41 xã và 2 thị trấn, trong đó 8 xã thuộc miền núi. Quỳnh Lưu tọa độ vị trí địa lý: - Cực Bắc: 19 0 22’12” vĩ độ Bắc - Cực Nam: 19 0 0’15” vĩ độ Bắc - Cực Tây: 106 0 05’15” kinh tuyến Đông - Cực Đông: 105 0 47’50” kinh tuyến Đông Huyện Quỳnh Lưu đường biên giới dài 122 km, trong đó đường biên giới đất liền 88 km và 34 km đường bờ biển. Khoảng cách từ huyện lị là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lị là thành phố Vinh khoảng 60km. Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp Tĩnh Gia ( Thanh Hóa), chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh. Phía Nam và Tây Nam giáp Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31 km. Vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành ( thường gọi là đồng bằng Diễn - Yên – Quỳnh ), phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33 km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía Đông huyện Quỳnh Lưu 8 giáp biển Đông. Đã bài thơ miêu tả cảnh núi non trùng điệp, nhấp nhô của huyện Quỳnh Lưu như sau: Nghệ,Thanh phân giới từ đây Đón đưa núi nọ non này gần xa. Đường mây văng vẳng tiều ca Líu lo chim nói gió hoà đìu hiu. Nhấp nhô đá dựng giữa đèo Trời Nam mảnh biếc một chiều giăng ngang. ( Lê Hữu Trác – Phó bảng Phan Võ dịch ) Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình khá đa dạng, chia làm 3 vùng: vùng trung du và bán sơn địa; vùng đồng bằng; vùng biển và ven biển. Đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau. Quỳnh Lưu vị trí quan trọng về quốc phòng vì nó nằm vào thế Nam Thanh – Bắc Nghệ, các tuyến giao thông chiến lược, là bàn đạp ra Bắc vào Nam và lên miền Tây. Ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua với điểm “dừng chân’’ là ga Hoàng Mai, ga Cầu Giát và mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,đường sông phủ khắp toàn huyện… Quỳnh Lưu còn tuyến đường sắt địa phương nối từ ga Giát qua ga Tuần lên huyện Nghĩa Đàn .Đây là một trong số rất ít các tuyến đường các tuyến đường sắt quốc gia với vùng đất đỏ Phủ Quỳ [ 22; 8 ]. Với nhiều lợi thế trong khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, Quỳnh Lưu đang là một trong ba trọng điểm lớn về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An ( Vinh, Quỳnh Lưu, Phủ Quỳ ). Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và dồi dào như đá vôi, đất sét, cao lanh… Quỳnh Lưu rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 7 điểm đá vôi đã được thăm dò và khai thác với diện tích hàng trăm ha và trữ lượng hàng trăm triệu tấn, quy 9 mô tập trung. Quỳnh Lưu mỏ sét Hoàng Mai với trữ lượng 60 triệu tấn đã được Việt Nam và Rumani thăm dò, phân tích, cho thấy nguồn tài nguyên quý giá này làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng rất tốt. Mỏ sét Quỳnh Vinh trữ lượng 17 triệu tấn, ở gần vị trí xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Mai đã được đầu tư thăm dò, khai thác phục vụ cho các Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Hoàng Mai. Đất cao lanh làm gạch ngói tập trung ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lâm, Quỳnh Văn đủ cung cấp cho các lò công suất 7 – 20 triệu viên / năm trong thời gian 20 – 30 năm tới. Ngoài ra đất tốt làm gốm sứ, đá ốp lát, chì, kẽm, than đá… là những nguồn tài nguyên thiên nhiên hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng cho ngành kinh tế nói chung, công nghiệp Quỳnh Lưu nói riêng. Tóm lại, Quỳnh Lưu là hình ảnh thu nhỏ của Nghệ An. Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, bên cạnh những đặc điểm chung, Quỳnh Lưu còn mang thêm những đặc điểm riêng biệt. Tất cả đều ảnh hưởng đến các loại hình kinh tế, đến đời sống nhân dân. Trong lịch sử, nhân dân Quỳnh Lưu đã bỏ ra nhiều trí tuệ và sức lực để chinh phục tự nhiên, cải tạo đất đai, khai khẩn cày bừa… làm cho Quỳnh Lưu bộ mặt địa hình với đất đai thành thuộc, với nhiều xóm làng trù mật như hiện nay. 1.1.2 Một vài nét khái quát về thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu. Thời nguyên thủy cách chúng ta 5000 – 6000 năm đã cư dân sinh sống trên đất Quỳnh Lưu. Họ sống trên các đồi điệp, để lại một nền văn hóa mà các nhà khảo cổ học, sử học gọi là “Văn hóa Quỳnh Văn”. Người nguyên thủy sống ở Quỳnh Lưu từ văn hóa Quỳnh Văn (sơ kỳ đồ đá mới ) đến văn hóa Đông Sơn ( đồ đồng ) ở Đồn Đền ( Quỳnh Hậu ). Vùng ven biển do các dòng khí hải lưu xuôi ngược, do hiện tượng sóng nhào, gió, sự bồi tụ các loại nhuyễn thể nói chung là trầm tích biển, cát, phù sa… hình thành nên 10 . triển của công ty xi măng Hoàng Mai từ năm 1995 đến tháng 3 năm 2008. Công ty xi măng Nghệ An ( tiền thân của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ngày nay. của Công ty xi măng Hoàng Mai. Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008

Ngày đăng: 12/12/2013, 00:03

Hình ảnh liên quan

hàng bằng nhiều hình thức như khuyến mại cho người mua sản phẩm của công ty, người mua hàng có thể trả chậm theo hình thức bảo lãnh của ngân  hàng, công ty tổ chức đưa hàng đến tận công trình khi khách hàng yêu cầu…  Khi có những ý kiến của khách hàng gửi - Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008   3 năm 2001)

h.

àng bằng nhiều hình thức như khuyến mại cho người mua sản phẩm của công ty, người mua hàng có thể trả chậm theo hình thức bảo lãnh của ngân hàng, công ty tổ chức đưa hàng đến tận công trình khi khách hàng yêu cầu… Khi có những ý kiến của khách hàng gửi Xem tại trang 52 của tài liệu.
Tình hình sản xuất kinh doanh thực hiện so với kế hoạch cả năm 2008 - Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008   3 năm 2001)

nh.

hình sản xuất kinh doanh thực hiện so với kế hoạch cả năm 2008 Xem tại trang 61 của tài liệu.
* Tình hình công nợ hiện nay - Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008   3 năm 2001)

nh.

hình công nợ hiện nay Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng dự báo các chi tiêu kinh tế ngành xi măng giai đoạn 2009 – 2010 như sau : - Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008   3 năm 2001)

Bảng d.

ự báo các chi tiêu kinh tế ngành xi măng giai đoạn 2009 – 2010 như sau : Xem tại trang 80 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan