Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

123 423 0
Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá, dịch vụ đa dạng và phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường. Để xây dựng một thương hiệu mạnh, các Công ty thường sử dụng các công cụ chiêu thị như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Nhưng ngày nay, khách hàng có xu hướng bỏ qua và ít chú ý đến các mẫu quảng cáo, còn khuyến mại chỉ thực sự có hiệu quả khi kết hợp với các công cụ còn lại. “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” nhận định phản ánh một xu hướng chung hiện nay. Trước đây thuật ngữ PR còn khá mới mẻ và xa lạ với chúng ta, còn có nhiều người chưa biết đến. Nhưng bây giờ, cùng với sự phát triển của khoa học, nền kinh tế cũng đang phát triển không ngừng, sự cạnh tranh trong các ngành nghề càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn thì PR càng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tạo ra, duy trì và bảo vệ danh tiếng của một tổ chức trước tất cả các thành phần mà tổ chức giao dịch. Với sự tăng trưởng không ngừng của ngành bia đang thu hút sự đầu tư rất lớn không những từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Dự báo trong tương lai thị trường bia, rượu, nước giải khát sẽ được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ ngày một gia tăng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để giành giữ thị phần. Vì vậy việc xây dựng một thương hiệu mạnh trong tâm trí khách hàng được xem là mục tiêu hàng đầu của Công ty TNHH Bia Huế. Mặc dù chỉ là một doanh nghiệp bia địa phương với xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ có những chiến lược đúng đắn, tích cực trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nên Công ty Bia Huế không chỉ được biết đến như một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hàng Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào đầu Việt Nam mà còn là đơn vị đầy năng nỗ, nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. Để tạo được thương hiệu vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng Công ty đã phải phấn đấu bằng cả quá trình lâu dài. Một trong những công cụ hữu hiệu góp phần xây dựng thành công hình ảnh của Công ty Bia Huế như ngày nay chính là hoạt động “PR ( Public Relation_Quan hệ cộng đồng)”. Mục tiêu cuối cùng mà hoạt động PR hướng đến là quảng bá thương hiệu đến đông đảo quần chúng hay cũng chính khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của Công ty. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động PR mang lại cho Công ty chỉ mới dừng lại bằng sự đánh giá chủ quan từ phía Công ty. Vì vậy muốn biết hoạt động PR của Công ty thực hiện đã thực sự tốt hay chưa, quy mô và ý nghĩa của các hoạt động có thoả mản sự mong đợi của khách hàng hay không, thì còn phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng. Chính những lý do trên khiến em mạnh dạn chọn đề tài để nghiên cứu cho mình là “Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của Công ty TNHH Bia Huế”. Đề tài sẽ cố gắng tập trung giải quyết các câu hỏi sau: - Mức độ nhận thức của khách hàng đối với hoạt động PR của Công ty? - Khách hàng cảm nhận và đánh giá đối với các hoạt động PR của Công ty như thế nào? - Các hoạt động PR của Công ty tác động như thế nào đến việc nhận thức và tiêu dùng sản phẩm của khách hàng? 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của Công Ty Bia Huế 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các lí luận về hoạt động công chúng (PR) - Phân tích và đánh giá tình hình triển khai hoạt động PR của Công Ty Bia Huế + Phân tích tình hình triển khai hoạt động PR của Công ty Bia Huế + Đánh giá của khách hàng về các hoạt động PR của Công ty Bia Huế - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PR của Công Ty 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công chúng mà hoạt động PR của Công ty hướng đến (Người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế) 4. Phạm vi nghiên cứu Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào -Phạm vi nội dung: phân tích đánh giá của khách hàng về các hoạt động cộng đồngCông ty TNHH Bia Huế đã và đang thực hiện. -Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp: từ năm 2008 đến năm 2010 Số liệu sơ cấp: năm 2010 -Phạm vi không gian: Thành phố Huế 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích thống kê Trên cơ sở các tài liệu tổng hợp được, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. - Phương pháp thu thập số liệu o Số liệu thứ cấp:  Lấy số liệu từ Công ty TNHH Bia Huế: Bảng cân đối kế toán, bảng tình hình nguồn nhân lực, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tiêu thụ sản phẩm, bảng ngân sách PR, và một số thông tin liên quan đến các hoạt động PR của Công ty.  Phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia của Công ty Bia Huế Anh Nguyễn Tiến Bộ - Giám đốc Tiêu thụ và Tiếp thị của Công ty Bia Huế Anh Phan Châu Điểu - Trưởng bộ phận PR của Công ty Bia Huế o Số liệu sơ cấp: từ việc phỏng vấn điều tra trực tiếp khách hàng bằng Phiếu thăm dò ý kiến. Trong Phiếu thăm dò ý kiến, dùng các thang đo:  Thang đo biểu danh  Thang đo thứ tự  Thang đo Likert -Phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu được xác định theo công thức: Trong đó: Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào p: tỷ lệ ước tính khách hàng biết đến các hoạt động PR của Công ty Bia Huế, giả định là 50%. g: sai số cho phép = 5% α = 5%: khoảng tin cậy cho phép Z 1-e/2 = 1,96: giá trị Z tương ứng với khoảng tin cậy cho phép Cỡ mẫu được tính theo công thức là trên là 384 đối tượng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên tập trung nghiên cứu trong qui mô mẫu là 160. Lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: Liệt kê danh sách các phường, xã, tuyến phố trong mỗi phường, và số hộ gia đình trong mỗi tuyến phố của địa bàn thành phố Huế theo trật tự trong bảng chữ cái, đánh số thứ tự các phường, xã, tuyến phố, hộ gia đình, chọn ngẫu nhiên đơn giản một đơn vị (phường, xã, tuyến phố, hộ gia đình) lần lượt trong từng danh sách, rồi cách đều k đơn vị lại chọn một đơn vị vào mẫu. (k là tỉ lệ giữa số đơn vị quan sát của tổng thể với quy mô mẫu). Từ phương pháp này ta có thể lấy ra danh sách số phường, xã, tuyến phố trong mỗi phường, xã đã chọn và số hộ trong mỗi tuyến phố, để phân bổ số mẫu điều tra. Cụ thể thông tin phân bổ mẫu là: Với 160 mẫu, ta phân bổ qua 4 phường được chọn ra trong danh sách như sau: An Cựu (số mẫu: 50); Thuận Hoà (số mẫu: 34); Kim Long (số mẫu: 33); Vĩ Dạ (số mẫu: 43). Tiếp tục phân bổ số mẫu điều tra của các phường theo mỗi tuyến phố, hộ dân theo danh sách xác định. -Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp cá nhân -Kết quả điều tra: Thu được 160 mẫu hợp lệ/160 phiếu phỏng vấn cá nhân trực tiếp. -Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê: dùng phần mềm SPSS 16.0. oTính tần số (Frequencies): Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình X=∑X i *f i /∑f i Trong đó X: Giá trị trung bình f i : tần số của giá trị i X i : lượng biến thứ i ∑f i : tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ oCác đại lượng thống kê mô tả (Descriptives): chỉ được tính với các biến định lượng. Các đại lượng thống kê mô tả được dùng là: Mean: trung bình cộng Sum: tổng cộng Std. Deviation: độ lệch chuẩn Minimum: giá trị bé nhất Maximum: giá trị lớn nhất Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào SE mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình oKiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính Cặp giả thuyết thống kê Giả thuyết H 0 : Hai biến độc lập với nhau. Đối thuyết H 1 : Hai biến có liên hệ với nhau. Nếu hai biến kiểm định là biến Định danh - Định danh hoặc Định danh - Thứ bậc thì đại lượng dùng để kiểm định là đại lượng Chi Square. Nếu hai biến kiểm định là biến Thứ bậc thì sử dụng đại lượng: Tau-b, Tau-c của Kendall, d của Somer, gamma của Goodman và Kruskal. Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết Sig (2-sided) Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H 0 Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H 0 o Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của tổng thể (One Sample T Test) Cặp giả thuyết thống kê Giả thuyết H 0 : µ = Giá trị kiểm định (Test value). Đối thuyết H 1 : µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value). α: Mức ý nghĩa của kiểm định Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết Sig (2-tailed) Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H 0 Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H 0 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Hoạt động quan hệ công chúng (PR) 1.1.1.1 Định nghĩa, ưu điểm, hạn chế của PR  Một số định nghĩa về PR Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR: Theo James E.Gruing và Todd Hunt: PR đơn giản là một hoạt động truyền thông giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức đó. Theo Rex Harlow: PR là một hoạt động quản lý đặc biệt, nó giúp thiết lập và duy trì sự truyền thông, sự hiểu biết, sự chấp nhận, sự hợp tác qua lại giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức đó; có liên quan đến việc quản lý những vấn đề phát sinh; giúp quản lý việc thu thập và phản hồi ý kiến công chúng; xác định và nhấn mạnh trách nhiệm phục vụ sự quan tâm của công chúng. Định nghĩa được nhiều người chấp nhận: PR là một quy trình/quá trình (Process) gồm chuỗi các hành động sự thay đổi, các chức năng để tạo ra một kết quả. Có một cách để mô tả quy trình này là RACE: - Research (nghiên cứu): Vấn đề gì đang quan tâm? - Action (hành động): Sẽ làm gì cho vấn đề? - Communication (giao tiếp): Làm thế nào để công chúng biết đến? - Evaluation (đánh giá): Công chúng đạt được lợi ích gì và hiệu quả như thế nào? Nói ngắn gọn: PR đơn giản là sử dụng tất cả mọi phương tiện nhằm cung cấp kiến thức và thay đổi nhận thức của một đối tượng nào đó.  Ưu điểm của hoạt động PR PR là một quá trình thông tin hai chiều. Doanh nghiệp (chủ thể của hoạt động PR) không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn lắng nghe các ý kiến phản hồi từ đối tượng được tuyên truyền. Thông qua đó, chủ thể của PR biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối tượng về hàng hoá, dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. PR mang tính khách quan cao. PR thường dùng các phương tiện trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện .) cho nên mọi thông điệp đến với các nhóm đối tượng tiêu dùng dễ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào nhận thông tin về hàng hoá, dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn, ít bị cảnh giác “Hội chứng quảng cáo”, nhất là khi những người viết bài, những người tham luận là những nhà khoa học, các yếu nhân. Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng một ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng hoá mang thương hiệu được tuyên truyền. Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện truyền thông, quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội nhận được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể hình dung về quyền lợi người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi, thân thiện hơn nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của kem đánh răng P/S đã khám, chữa răng miễn phí cho rất nhiều người các vùng khác nhau, vì thế mà thương hiệu này được người tiêu dùng yêu mến và lựa chọn. PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên phương tiện truyền thông, trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chât tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của tuyên truyền.  Những hạn chế của PR Thông tin không đến được với một lượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn do hoạt động PR chỉ tập trung được ở một nhóm đối tượng trong một khu vực định trước. Thông điệp đưa ra thường không gây “ấn tượng mạnh” và khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo. Trong một số trường hợp sẽ khó kiểm soát nội dung thông điệp do phải tải qua bên thứ ba (nhà báo, chuyên gia, sự kiện, .). Hoạt đông PR luôn gắn liền với một nhóm đối tượng cụ thể và gắn liền với hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Xuất phát từ đó, để tiến hành hoạt động PR nhằm quảng bá cho thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể cho hoạt động Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào này. Chiến lược PR không thể tách rời khỏi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nó cần nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể và tập trung vào một chủ thể nhất định. Chủ thể được hướng đến có thể là một sản phẩm, một thương hiệu hàng hoá cụ thể (ví dụ như sản phẩm OMO, Lifebuoy, .) một quốc gia/ một thương hiệu quốc gia (Việt Nam- điểm đến của thiên niên kỷ mới; Thailand’s Brand .). Cần chú ý rằng, tập khách hàng của doanh nghiệp khác với tập khách hàng của sản phẩm, mục đích tuyên truyền cho doanh nghiệp khác với mục tiêu tuyên truyền cho hàng hoá, sự quan tâm của khách hàng đến doanh nghiệp khác với sự quan tâm của họ đối với hàng hoá. Vì thế chủ đề và nội dung tuyên truyền cần gắn chặt với tính chất, đặc điểm và những lợi thế ưu việt của sản phẩm sẽ tuyên truyền, mục tiêu hoạt động của công ty, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp và của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh; đặc điểm về tâm lý,văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật của nhóm đối tượng trong một địa bàn nhất định; các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty. 1.1.1.2 Chức năng của PR PR có nhiều chức năng, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến là: - Tạo ra và tăng cường sự tín nhiệm, nhận thức và thông cảm. - Đánh thức và khuấy động sự quan tâm, chú ý. - Tạo ra và duy trì việc truyền thông và mối quan hệ. - Tạo ra sự đồng lòng, hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau. - Tác động đến dư luận công chúng. - Giải quyết xung đột, xử lý khủng hoảng. - Tăng số lượng khách hàng. - Duy trì danh tiếng về sản phẩm và dịch vụ. PR đặc biệt hữu hiệu trong các trường hợp như: Tung sản phẩm mới ra thị trường; làm mới sản phẩm cũ; nâng cao uy tín; doanh nghiệp có ngân sách hạn chế; doanh nghiệp gặp khủng hoảng. 1.1.1.3 Đối tượng của hoạt động PR Đối tượng hoạt động PR chính là giới công chúng. Mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để thông qua đó tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Khách hàng được coi như một loại công chúng có ảnh Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy công chúng là khách hàng? Công chúng không phải chỉ là những khách hàng, họ bao gồm những thành phần bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có khoảng 10 đối tượng công chúng mà doanh nghiệp phải hướng đến như: - Các cơ quan truyền thông: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình, . - Cơ quan quản lý Nhà nước (công quyền): Các tổ chức Nhà nước có ảnh hưởng chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật. - Các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, những người đang sinh sống trên địa bàn, nơi doanh nghiệp hoạt động. Họ có thể có những mối quan tâm chung với doanh nghiệp về môi trường, về cơ sở hạ tầng, an ninh công cộng hay những vấn đề xã hội khác . - Giới hoạt động xã hội: Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường . - Giới đầu tư và các tổ chức tài chính: Các cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần, các bên liên doanh liên kết, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các ngân hàng và tổ chức tín dụng - Nhân viên công ty - Khách hàng: Những người đã, đang và sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp - Nhà cung cấp - Các nhà đại lý, trung gian - Đối thủ cạnh tranh Công chúng có thể là một cá nhân (như khách hàng) hoặc cũng có thể là một tổ chức (cơ quan chính phủ hay các hiệp hội). Như vậy: Công chúng của doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân có liên quan đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Xác định đối tượng của hoạt động PR cũng chính là việc xác định nhóm công chúng mục tiêu cho doanh nghiệp. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của các chiến lược truyền thông, xác định tốt các nhóm công chúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được các thông điệp và chiến thuật truyền thông phù hợp để đạt được mục tiêu. Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào  Các đối tượng công chúng phổ biến đối với hầu hết các loại tổ chức ( Nguồn:Anne Fregory(2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ ) 1.1.1.4 Các hoạt động cơ bản của PR  Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông Đây là các hoạt động nhạy cảm và rất quan trọng. Gồm các công việc là: Tổ chức họp báo để giới thiệu sản phẩm mới và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; soạn thảo các thông cáo báo chí, tổ chức các buổi thông tin, chỉ dẫn mang tính chất cập nhật cho các nhà báo về hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt khi giới thiệu những thương hiệu mới mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh; sắp xếp các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biệt về doanh nghiệp, về tư vấn tiêu dùng hàng hoá . Tuỳ theo mục đích tuyên truyền và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động giới thiệu sản phẩm hoặc giới thiệu các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đã làm cũng như chính sách chất lượng mà các doanh nghiệp đã theo đuổi .  Tổ chức các sự kiện Tổ chức sự kiện là làm một hoạt động của một người/nhóm người/ cộng đồng (cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp .) thành một sự kiện có thể gây ra dư luận nhanh, mạnh và rộng rãi với sự tác động của báo chí, và các phương tiện truyền thông đại Lê Thị Kim Phụng – K41 Marketing Trang 10 Công chúng Phân nhóm theo tiêu chí rộng Thủ lĩnh ý kiến Nhóm gâp ấn tượng Giới truyền thông Cộng đồng địa phương Nước ngoài Khách hàng Chính phủ Ngân hàng quốc tế Tổ chức quốc tế Đối tác kinh doanh Tài chính Truyền thông tài chính Cổ đông/ chủ sở hữu Ngân hàng Tổ chức tài chính Thành phố Chính phủ Đại biểu quốc hội Uỷ ban chuyên ngành Dịch vụ công Chính quyền địa phương Nội bộ Nhân viên Quản lý/Giám đốc Nhân viên tiềm năng Công đoàn Những người làm nghỉ hưu Thương mại Nhà cung cấp Nhà bán sỉ/ bán lẻ Khách hàng Khách hàng tiềm năng Đối thủ cạnh tranh CÔNG TY

Ngày đăng: 11/12/2013, 20:36

Hình ảnh liên quan

Sau đây là bảng tóm tắt kết quả SXKD của Công ty trong 3 năm qua: - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

au.

đây là bảng tóm tắt kết quả SXKD của Công ty trong 3 năm qua: Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.1.3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

2.1.3.1.

Mô hình cơ cấu tổ chức Xem tại trang 24 của tài liệu.
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

2.1.4..

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 1: Sản phẩm Bia Huda - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Hình 1.

Sản phẩm Bia Huda Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 2: Sản phẩm Bia Festival - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Hình 2.

Sản phẩm Bia Festival Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 4: Sản phẩm Bia Carlsberg - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Hình 4.

Sản phẩm Bia Carlsberg Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng báo giá của một số sản phẩm chính của Công ty Bia Huế như sau: - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng b.

áo giá của một số sản phẩm chính của Công ty Bia Huế như sau: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4: Bảng báo giá năm 2011 của Công ty Bia Huế - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 4.

Bảng báo giá năm 2011 của Công ty Bia Huế Xem tại trang 33 của tài liệu.
Có thể thấy tính cạnh tranh thông qua bảng giá của các loại bia như sau: - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

th.

ể thấy tính cạnh tranh thông qua bảng giá của các loại bia như sau: Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 6.

Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế năm 2008-2010 qua từng thị trường, so sánh thực tế/ kế hoạch 2010 - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 7.

Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế năm 2008-2010 qua từng thị trường, so sánh thực tế/ kế hoạch 2010 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 8: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2008-2010 - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 8.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2008-2010 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 9. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 9..

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 12: Khách hàng biết đến CT Bia Huế - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 12.

Khách hàng biết đến CT Bia Huế Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 13: Khách hàng biết các nhãn hiệu của CT Bia Huế Các nhãn hiệu của CT Bia HuếSố KH% - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 13.

Khách hàng biết các nhãn hiệu của CT Bia Huế Các nhãn hiệu của CT Bia HuếSố KH% Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 16: Số KH dùng sản phẩm của CTBH - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 16.

Số KH dùng sản phẩm của CTBH Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 15: Nhãn hiệu bia KH biết nhiều nhất qua hoạt động PR Nhãn hiệuTần số/150Tỷ lệ %% tích luỹ - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 15.

Nhãn hiệu bia KH biết nhiều nhất qua hoạt động PR Nhãn hiệuTần số/150Tỷ lệ %% tích luỹ Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 17: Kiểm định One-Sample T-Test về giá trị trung bình mức độ hài lòng của KH đối với giá, sản phẩm, phân phối, khuyến mãi, tiếp thị - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 17.

Kiểm định One-Sample T-Test về giá trị trung bình mức độ hài lòng của KH đối với giá, sản phẩm, phân phối, khuyến mãi, tiếp thị Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 18: Kết quả kiểm định Chi-bình phương về mối quan hệ giữa độ tuổi của khách hàng với nhận biết các hoạt động PR của Công ty Bia Huế - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 18.

Kết quả kiểm định Chi-bình phương về mối quan hệ giữa độ tuổi của khách hàng với nhận biết các hoạt động PR của Công ty Bia Huế Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 19: Liên hệ giữa độ tuổi của khách hàng với nhận biết các hoạt động PR của Công ty Bia Huế - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 19.

Liên hệ giữa độ tuổi của khách hàng với nhận biết các hoạt động PR của Công ty Bia Huế Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 22: Kiểm định One-Sampl eT Test về giá trị trung bình mức độ yêu thích của KH đối với các hoạt động PR của Công ty Bia Huế, với giá trị kiểm định T - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 22.

Kiểm định One-Sampl eT Test về giá trị trung bình mức độ yêu thích của KH đối với các hoạt động PR của Công ty Bia Huế, với giá trị kiểm định T Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 23: Kết quả kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov về phân phối chuẩn của các biến mức độ yêu thích của NTD đối với các hoạt động cộng đồng  - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 23.

Kết quả kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov về phân phối chuẩn của các biến mức độ yêu thích của NTD đối với các hoạt động cộng đồng Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 24: Kết quả kiểm định Kruskal- Wallis về sự khác nhau mức độ yêu thích các hoạt động PR giữa các nhóm tuổi - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 24.

Kết quả kiểm định Kruskal- Wallis về sự khác nhau mức độ yêu thích các hoạt động PR giữa các nhóm tuổi Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 26: Kết quả kiểm định Kruskal- Wallis về sự khác nhau mức độ yêu thích các hoạt động PR giữa các nghề nghiệp. - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 26.

Kết quả kiểm định Kruskal- Wallis về sự khác nhau mức độ yêu thích các hoạt động PR giữa các nghề nghiệp Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 27: Kiểm định One-Sampl eT Test về giá trị trung bình mức độ ấn tượng của KH đối với các hoạt động cộng đồng của Công ty Bia Huế,  - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 27.

Kiểm định One-Sampl eT Test về giá trị trung bình mức độ ấn tượng của KH đối với các hoạt động cộng đồng của Công ty Bia Huế, Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 31: Kiểm định One-Sampl eT Test về giá trị trung bình mức độ đồng ý của khách hàng đối với các ý kiến đánh giá hoạt động PR của Công ty Bia Huế,  - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 31.

Kiểm định One-Sampl eT Test về giá trị trung bình mức độ đồng ý của khách hàng đối với các ý kiến đánh giá hoạt động PR của Công ty Bia Huế, Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 33: Ảnh hưởng của hoạt động PR đến việc tiêu dùng sản phẩm - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

Bảng 33.

Ảnh hưởng của hoạt động PR đến việc tiêu dùng sản phẩm Xem tại trang 77 của tài liệu.
Để nâng cao hình ảnh của thương hiệu, Công ty Bia Huế có nên tham gia tài trợ cho các gameshow lớn hay không, có nên tạo mối quan hệ gắn bó với báo và các  giới truyền thông khác, có nên tổ chức sự kiện, tài trợ tại các thị trường còn yếu, có  nên tổ chức - Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế

n.

âng cao hình ảnh của thương hiệu, Công ty Bia Huế có nên tham gia tài trợ cho các gameshow lớn hay không, có nên tạo mối quan hệ gắn bó với báo và các giới truyền thông khác, có nên tổ chức sự kiện, tài trợ tại các thị trường còn yếu, có nên tổ chức Xem tại trang 80 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan