tieu luan rui ro trong thanh toan xuat nhap khau

23 372 1
tieu luan rui ro trong thanh toan xuat nhap khau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tieu luan rui ro trong thanh toan xuat nhap khau

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU 1 Khái niệm thanh toán xuất nhập khẩu. Thanh toán xuất nhập khẩu là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước.Các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên đề ra để giải quyết và thực hiện, được quy định lại thành những điều kiện gọi là các điều kiện thanh toán quốc tế.Nó được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hiệp định thương mại, các hợp đồng mua bán ngoại thương, ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thanh toán xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng trong kinh doanh quốc tế, phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau: - Đối với người xuất khẩu, hoạt động thanh toán phải đạt các mục đích: Đảm bảo chắc chắn thu được tiền hàng, đủ, kịp thời tiền hàng và trong điều kiện cụ thể càng nhanh càng tốt. Đảm bảo giữ vững giá trị thực tế của số ngoại tệ thu được khi có những biến động xảy ra. Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường đã và đang có, tìm kiếm phát triển thị trường mới. - Đối với người nhập khẩu, hoạt động thanh toán phải đạt các mục đích: Đảm bảo chắc chắn nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn. Trong điều kiện các chi tiết khác không thay đổi thì thanh toán tiền hàng càng - chậm càng tốt, góp phần làm quá trình nhập khẩu theo đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. 2 Vai trò của thanh toán xuất nhập khẩu 1 2.1. Thanh toán xuất nhập khẩu là đòi hỏi tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế: Với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động giao lưu quốc tế, các nước không thể chỉ bó hẹp các hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Điều đó tất yếu làm phát sinh các mối quan hệ giữa người mua và người bán, người cho vay và người nợ, người đầu tư và người nhận đầu tư trên phạm vi quốc tế. Nhu cầu trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu tất yếu sẽ xẩy ra đòi hỏi đến thanh toán xuất nhập khẩu để giải quyết hài hoà các mối quan hệ. 2.2. Thanh toán xuất nhập khẩukhâu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu: Thanh toán xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng góp phần thực hiện giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu.Khi quá tình thanh toán được đảm bảo thực hiện thì mới có sự chuyển dịch hàng hoá.Chính vì vậy, thanh toán là điều kiện cần để quá trình phân phối hàng hoá xảy ra, là cầu nối giữa người xuất và người nhập khẩu gắn liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên. Việc thực hiện các điều kiện thanh toán có nghiêm túc hay không ảnh hưởng tới uy tín và độ bền vững trong quan hệ mua bán giữa các bên trên thương trường. 2.3. Thanh toán xuất nhập khẩu là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh: Thanh toán xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay của vốn sản xuất và kinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các bên tham gia. Thông qua hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu mà người ta có thể đánh giá khả năng tài chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị kinh doanh. 2.4. Thanh toán xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động đối ngoại của ngân hàng: Thanh toán xuất khẩu là một mặt hoạt động của thanh toán xuất nhập khẩu cũng như dịch vụ ngân hàng đối ngoại của các Ngân hàng thương mại. Đấy cũng là hình thức để tài trợ ngoại thương đối với các đơn vị xuất khẩu. Hoạt động thanh toán xuất khẩu 2 vững mạnh góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, thu hút khách hàng, góp phần cải tiến và hỗ trợ cho các sản phẩm của ngân hàng, mở rộng quan hệ đối ngoại và tạo điều kiện để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Và ngược lại, khi các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay vốn kinh doanh tiền tệ, . hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho thanh toán xuất nhập khẩu phát triển. 3 CHƯƠNG II RỦI RO TRONG CÁC PHUONG THỨC THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Thanh toán là nghiệp vụ quan trọng và phức tạp trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do đó, rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ này là thường xuyên xảy ra. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ là việc chứng từ không được thanh toán mà còn là bất kỳ một sự chậm tễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.Một trong những lo ngại nhất của người mua là thanh toán rồi nhưng không nhận được hàng hóa như cam kết, lo ngại nhất của người bán là giao hàng rồi nhưng không thu được tiền đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm quy định Ba đối tượng chính chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là: - Nhà xuất khẩu: người xuất khẩu có thể gặp rủi ro xuất hàng mà không được thanh toán, hoặc thanh toán chậm do các nguyên nhân khách quan như chế độ chính trị của nước nhập khẩu thay đổi, gặp thiên tai bất khả kháng trên đường vận tải, . hoặc các nguyên nhân chủ quan như bị lừa lọc do không tìm hiểu kỹ đối tác, do hợp đồng ngoại thương quy địch không chặt chẽ, ràng Rủi ro trong thanh toán thường biểu hiện ở việcnhà nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, tức là không mở L/C, hoặc mở L/C không đúng với quy định của hợp đồng,bộ chứng từ hoặc L/C có sai sót nhưng người bán không phát hiện ra để chỉnh sửa kịp thời (trong trường hợp thanh toán bằng L/C) hoặc người mua không trả tiền hay trả thiếu tiền hàng (trong trường hợp áp dụng các phương thức thanh toán khác như chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ…). Người mua giả mạo chứng từ nhận hàng để được nhận hàng mà không phải thanh toán – - Nhà nhập khẩu: người nhập khẩu cũng có thể bị mất tiền mà không nhận được hàng hoá, hoặc không nhận được hàng đúng quy cách, phẩm chất, số lượng như trong hợp đồng đã ký kết, hoặc nhận hàng chậm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, giá cả hàng hoá đó trên thị trường biến động bất lợi cho họ.Rủi ro trong thanh toán thường biểu hiện ở việc người bán vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ không giao chứng từ cho người mua (do người bán không giao hàng), hoặc người bán giao chứng từ không phù hợp, người 4 mua không thể nhận được hàng mà vẫn phải trả tiền. Người bán lập bộ chứng từ giả để lấy tiền mà không phải giao hàng. - Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu/nhập khẩu: rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng; do năng lực của cán bộ thực hiện cong tác thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế. Trên giác độ là nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và ngân hàng, phần này sẽtập trung phân tích các vấn đề liên quan đến các rủi ro và một số giải pháp hạn chếrủi ro trong các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu như: • Phương thức chuyển tiền. • Phương thức ghi sổ • Phương thức nhờ thu. • Phương thức tín dụng chứng từ 1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1.1. Khái niệm phương thức chuyển tiền Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đómột khách hàng trả tiền (người mua, nhà nhập khẩu….) yêu cầu ngân hàng phục vụmình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, nhà xuất khẩu,người nhận tiền…) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền: (1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh)- ngân hàng trả tiền. (4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng. 5 1.2. Rủi ro khi áp dụng phương thức chuyển tiền Nghiệp vụ chuyển tiền là phương thức đơn giản, trong đó người chuyểntiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng chỉ làtrung gian và chỉ hưởng hoa hồng mà không bị ràng buộc bất kì trách nhiệm nào. Việc trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩucó thể sau khi nhận được hàng nhưng không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dâydưa kéo dài thời hạn trả tiền để chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không được đảm bảo. Chính vì vậy mà trong ngoại thương phươngthức chuyển tiền này chỉ áp dụng trong trường hợp các bên mua bán có uy tín và tincậy lẫn nhau hoặc thường dùng để thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhậpkhẩu như: bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện…. 2. Phương thức ghi sổ (Open account) 2.1. Khái niệm phương thức ghi sổ Đây là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng thìghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi; việc thanh toán cáckhoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận. Nhưvậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán nợ còn khất lại. 2.2. Rủi ro trong phương thức ghi sổ  Rủi ro đối với nhà xuất khẩu - Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc chủ tâm trì hoãnkéo dài thời gian thanh toán. Về lý thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thểđược bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó lòng mà kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. - Nếu hóa đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro tỷ giákhi ngoại tệ giảm giá. - Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi sổ phải gánh chịu chi phí kiểmsoát tín dụng và thu tiền.  Rủi ro đối với nhà nhập khẩu - Nếu hóa đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro tỷ giákhi ngoại tệ lên giá. 6 - Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc hàng giao không đúng thời gian,không đúng chủng loại và chất lượng. 3. Phương thức nhờ thu (Collections) 3.1. Khái niệm phương thức nhờ thu Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người XK, sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho người NK, lập bộ chứng từ thanh toán, kèm theo thư uỷ nhiệm, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người NK hoặc yêu cầu họ ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi đến thời hạn, trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán do mình lập ra. Các bên liên quan trong phương thức nhờ thu - Ngưới có yêu cầu nhờ thu (Principal): là người uỷ thác ngân hàng phục vụ mình thu hộ ở người phải trả,là người XK hay cung ứng dịch vụ,là người thực hiện hành vi giao chứng từ và chỉ thị cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền. - Ngân hàng chuyển giao ( Remitting Bank ): là ngân hàng được người có nhu cầu nhờ thu giao chỉ thị nhờ thu và các chứng từ cần thiêt để nhờ thu hộ tiền ở người mua. - Người trả tiền ( Drawee ): là đối tượng mà ngân hàng xuất trình chứng từ tới để đòi tiền hoặc yêu cầu ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu. - Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): là bất kỳ ngân hàng nào ngoại trừ ngân hàng chuyển giao,tham gia thực hiện quá trình nhờ thu. - Ngân hàng xuất trình ( Presenting Bank ): trong trường hợp người phải trả tiền nhờ thu không có quan hệ tài khoản trực tiếp với ngân hàng Thu hộ, thì ngân hàng Thu hộ sẽ chuyển chứng từ nhờ thu tới một ngân hàng khác có quan hệ trực tiếp với người mua, yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu kỳ hạn. Các loại nhờ thu: 7 - Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán trongđó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu,chỉ ký phát tờ hối phiếu(hoặc nhờ thu tờ Séc) đòi tiền nhà nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghitrên tờ hối phiếu, không kèm theo một điều kiện nào cả. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary – Collection): là phươngthức thanh toán mà nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩukhông những chỉ dựa trên cơ sở hối phiếu mà còn trên bộ chứng từ hàng hóa gửikèm với hối phiếu, nếu nhà nhập khẩu không đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận lênhối phiếu thì ngân hàng sẽ không giao bộ chứng từ. + Nhờ thu kèm chứng từ dạng D/P (Documents against payment): Thanh toánđổi chứng từ – nhờ thu trả ngay, nhà nhập khẩu chỉ nhận được các chứng từ sở hữuhàng hoá sau khi thực hiện thanh toán. + Nhờ thu kèm chứng từ dạng D/A (Documents against Acceptance): Chấp nhậnthanh toán đổi chứng từ – nhờ thu trả chậm, nhà nhập khẩu nhận chứng từ sở hữuhàng hóa sau khi ký chấp nhận hối phiếu trả tiền vào thời điểm được xác định sau. 3.2. Rủi ro của phương thức nhờ thu 3.2.1. Rủi ro trong phương thức Nhờ thu trơn Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu trơn không căn cứ vào bộchứng từ hàng hóa, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát, do đó:  Rủi ro đối với nhà xuất khẩu • Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà XK chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán. • Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém. • Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toánhay từchối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. 8 • Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà nhà nhập khẩu không thể thanh toánhoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, kinh doanh nhà nhập khẩutrở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩucó thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.  Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và phải thực hiệnnghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đinhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể không đảm bảo đúng chất lượng,chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. 3.2.2. Rủi ro trong phương thức Nhờ thu kèm chứng từ Trong phương thức này nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa vàchưa được thanh toán cũng như không có bảo lãnh thanh toán ngay từ lúc gửi hàngđi.Rủi ro thanh toán hoàn toàn thuộc về nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu không trảtiền khi đã nhận được hàng. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thuđược hay không ngân hàng cũng thu thủ tục phí, ngân hàng không chịu trách nhiệmnếu bên nhập khẩu không thanh toán. Nên nếu là tổ chức xuất khẩu ta chỉ sử dụngphương thức này khi có tín nhiệm hoàn toàn với nhà nhập khẩu, hoặc có giá trị xuấtkhẩu nhỏ, mang tính chất thăm dò thị trường hay hàng hóa bị ứ đọng khó tiêu thụ… Phương thức nhờ thu kèm chứng từ thủ tục đơn giản, và chi phí rẻ, nhưngmức độ rủi ro đối với nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu cao hơn so với phương thứctín dụng chứng từ.  Rủi ro đối với nhà xuất khẩu Tập trung chủ yếu việc thanh toán không được thực hiện sau khi hàng giao.Nó bao gồm: 9 - Nếungân hàng xuất trình có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậuquả đều do nhà xuất khẩu phải tự gánh chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợpnhà xuất khẩu không hề liên quan đến việc chỉ định ngân hàng xuất trình. - Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc. - Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho (hay theolệnh của) ngân hàng xuất trình với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước. Ngoàira, ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểmhàng hóa, giao hàng hay dỡ hàng hóa. - Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa như dàn xếp việc lưu kho, muabảo hiểm hàng hóa thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thấthay hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nhà xuất khẩu thường phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến công việc bảovệ hàng hóa của ngân hàng. - Ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng từ, nhưng ngânhàng này lại chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó nhà xuất khẩu nhậnđược tiền chậm hoặc không nhận được tiền. - Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán, trong khi hanghóa đã được gửi từ trước. Dù nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu theo hợpđồng đã ký, nhưng điều này mất nhiều thời gian, trong khi, hàng hóa có thể đãbốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh chuyên chở hàng về nước. - Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứngtừ nào - Nếu hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu không chịu rủi ro tỷ giácho đến khi nhận được tiền. - Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mà nhànhập khẩu chịu (như đã thỏa thuận) mà nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, ngânhàng xuất trình vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu theo lệnh nhờ thu để đượcthanh toánkhấu trừ chi phí phát sinh, số tiền còn lại trả cho ngân hang chuyển chứng từ để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Điều này làm nhà xuất khẩu mất một khoản chi phí không muốn.  Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Phương thức nhờ thu kèm chứng từ phần lớn rủi ro thuộc về nhà xuất khẩu,tuy nhiên nhà nhập khẩu vẫn đứng trước các rủi ro sau: 10 . tạp trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do đó, rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ này là thường xuyên xảy ra. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phần lớn phát

Ngày đăng: 11/12/2013, 11:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan