Chiến lược kinh doanh của UNILEVER VIỆT NAM

2 1K 5
Chiến lược kinh doanh của UNILEVER VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến lược kinh doanh của UNILEVER VIỆT NAM 09/09/2010 05:03 PM Unilever là một trong những tập đoàn của Anh và Hà Lan nổi tiếng trên toàn thế giới trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Với mục tiêu mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường toàn cầu Unilever Việt Nam được xem là 1 bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever. Chỉ trong 1 thời gian ngắn từ khi công ty đi vào hoạt động, các sản phẩm của công ty đã được biết đến rộng khắp trên phạm vi cả nước Để đạt được thành quả đó, công ty đã đề ra những chiến lược với những phân tích rõ ràng. Unilever Việt Nam xác định rõ ràng mục tiêu và sứ mạng của công ty “Công ty Unilever Việt Nam sẽ được biết đến như là công ty đa quốc gia hoạt động thành công nhất tại Việt Nam và giá trị của công ty được đo lường bởi: Quy mô kinh doanh của công ty, sức mạnh của các chi nhánh, các dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, lợi nhuận cao hơn bất cứ đơn vị nào khác và sự phân phối các sản phẩm của công ty sẽ làm cải thiện điều kiện sinh sống của người Việt Nam.” Unilever Việt Nam có những khả năng vượt trội do nắm giữ công nghệ nguồn trên thế giới về sản xuất sản phẩm này với giá nhân công và chi phí rất rẻ tại Việt Nam làm các sản phẩm của công ty đạt chất lượng tốt, chi phí thấp phục vụ đại đa số người dân tại Việt Nam. Công ty nhận định môi trường Việt Nam, chính trị và pháp luật không phải là trở ngại quá lớn, tuy nhiên, cái công ty phải đối mặt là vấn đề về lao động và chế độ đối với người lao động. Thêm vào đó, người Việt Nam dễ dàng chấp nhận cái mới, quan điểm cách tân, sẵn sàng chào đón cái mới phù hợp với tư duy và cách sống của họ. Vì vậy, việc quảng bá sản phẩm tại Việt Nam không mấy khó khăn. Về kinh tế, thu nhập của người Việt Nam ở mức trung bình và khá là 1 trở ngại đối với công ty Unilever, do đó, công ty thực hiện chiến lược “ năng nhặt, chặt bị” vừa làm thích nghi hoá sản phẩm của mình với địa phương, vừa đưa ra các sản phẩm giá rẻ phù hợp với thị trường và phải có lợi nhuận. Tuy nhiên, khi nghiên cứu thị trường Việt Nam công ty gặp phải đối thủ cạnh tranh là P&G với các sản phẩm hàng đầu thế giới tương tự như Unilever. Nhưng do thâm nhập thị trường sớm hơn với sự hiểu biết sâu sắc hơn nên Unilever Việt Nam đã nắm trong tay những lợi thế nhất định. Đồng thời do khi theo đuổi chiến lược phục vụ đại đa số người tiêu dùng đi ngược với chiến lược của P&g là phân đoạn thị trường có thu nhập cao hơn, do vậy Unilever chiếm ưu thế hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của mình tại Việt Nam. Với sự phân tích cặn kẽ và đề ra các chiến lược thích hợp, công ty Unilever Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt những bước tiến tiến bộ. ( TRÍCH TỨ tailieu.vn) Ý kiến cá nhân Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, các vấn đề kinh tế được xem trọng hơn rất nhiều, trong bất kỳ công ty nào khi muốn thực hiện những dự định của mình, muốn công ty mình ngày càng đi lên thì phải có các kế hoạch cụ thể, để được như vậy việc hoạch định ra các chiến lược, phân tích cặn kẽ môi trường, các yếu tố tác động đến dự án trở thành 1 bước vô cùng quan trọng. Unilever, 1 trong những công ty nước ngoài phát triển bậc nhất ở Việt Nam thông qua việc tìm hiểu từ chính trị, luật pháp, phong tục của người Việt Nam đã đưa ra các chiến lược phù hợp, đạt được hiệu quả cao trong thị trường Việt Nam. Để đạt được những thành công ấy là sự nỗ lực không ngừng, tìm hiểu không ngừng và kiểm tra thực hiện các chiến lược ấy. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết đưa ra các chiến lược lâu dài, cần phải tìm hiểu kỹ càng những tình huống có thể xảy ra, đồng thời khi đưa ra các chiến lược cần phải có 1 sự chính xác rõ ràng vì doanh nghiệp Việt Nam thường thua kém các công ty nước ngoài bởi vấn đề tài chính không mạnh. Điều quan trọng là cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao máy móc, kỹ thuật hiện đại giảm giá thành sản phẩm. Sau bài tìm hiểu trên, tôi càng hiểu rõ sự quan trọng của chiến lược kinh doanh và hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phát triển trên bước đường hội nhập quốc tế. Họ và tên : Nguyễn Thị Kim Huê MSSV :08110701-Lớp DHKD4 Trường Đại học công nghiệp TPHCM Email: trasua248@yahoo.com.vn Trường hợp điển hình UNILEVER thay đổi các chiến lược kinh doanh ( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 6703) Ông Alan Brown của Unilever China cho biết một lý do khiến công ty ông phải tụt sau đối thủ Proctor & Gamble tại Trung Quốc là vì P&G chọn các đối tác liên doanh cho phép họ nắm quyền quản lý công ty, trong khi đó Unilever lại chọn đối tác muốn nắm chắc trong tay quyền kiểm soát quản lý. Ông Brownn nói: "P&G đã làm đúng, vì họ nắm thế mạnh hơn (sau khi thành lập liên doanh). Quý vị luôn muốn tự mình kiểm soát vận mệnh của mình". Ông Brown cho rằng Unilever chịu thiệt vì "cái rào cản" không nắm quyền kiểm soát quản lý cho đến năm 1999, khi công ty thay được cơ cấu liên doanh của mình. Nhưng đến lúc ấy thì P&G đã đi trước 9 năm rồi. Đối tác mạnh đã cản trở sự tăng trưởng của Unilever như thế nào? Ông Brown đưa ra một ví dụ: ngay sau khi thành lập một công ty liên doanh với một hãng sản xuất kem đánh răng Trung Quốc, những bất đồng bắt đầu xuất hiện. Khi Unilever yêu cầu đối tác loại bỏ một thành phần trong công thức kem, đối tác đã bác bỏ đề nghị ấy. Sự xung đột ấy tiếp tục kéo dài suốt năm 1999. Ông Brown cho rằng sai lầm đầu tiên của Unilever là khi mua nhãn hiệu ấy công ty không biết sản phẩm ấy có chứa thành phần đó. Sai lầm thứ hai là công ty đã không nhận ra ngay đối tác Trung Quốc là nhà cung cấp chính của thành phần này, và do đó không chịu loại bỏ nó ra khỏi công thức. Sai lầm thứ ba là việc thành lập một công ty liên doanh trong đó họ không có thế mạnh để đối phó với một công ty Trung Quốc lớn, đã đứng vững trên thị trường, muốn nắm trong tay quyền quản lý. Ông Brown nói: "Về cơ bản chúng tôi đã mất 5 năm tranh cãi với đối tác về công thức ấy". Mối bất hòa này cuối cùng rồi cũng được giải quyết vào năm 1999, khi Unilever cơ cấu lại các công ty kiên doanh của mình sang hình thức công ty cổ phần hữu hạn. Ông Brown nói, nước cờ này đã cho Unilever "nắm được quyền kiểm soát quản lý" các công ty liên doanh của mình tại Trung Quốc. Cuối cùng khi môi trường pháp lý thông thoáng hơn, Unilever muốn mua đứt cổ phần của đối tác và biến công ty thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Ngày đăng: 10/12/2013, 22:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan