Đề tài PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA dưới góc NHÌN văn hóa

73 354 1
Đề tài PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA dưới góc NHÌN văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ---oOo--- PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Người thực hiện đề tài : ThS.PHẠM THỊ BÍCH HẰNG Giảng viên Khoa Đông Phương 2 MỤC LỤC DẪN LUẬN 3 CHNG I : NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 7 I. Những vấn đề chung .7 II. Điều kiện tự nhiên liên quan đến kinh doanh truyền thống Trung Hoa 12 III. Điều kiện xã hội liên quan đến kinh doanh truyền thống Trung Hoa 18 CHNG II : PHNG THỨC KINH DOANH THỜI PHONG KIẾN TRUNG HOA . 31 I. Quá trình hình thành ngành kinh doanh của người Hoa .31 II. Cách thức tổ chức .38 III. Vị trí và vai trò của ngành kinh doanh trong xã hội Phong kiến Trung Hoa 43 IV. Một s ố quốc gia buôn bán với Trung Hoa thời Phong Kiến 47 CHNG III : NHỮNG BÌNH DIỆN VN HÓA CỦA PHNG THỨC KINH DOANH TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA 51 I. Văn hóa nhận thức về KINH DOANH .51 II. Văn hóa tận dụng KINH DOANH .578 III. Văn hóa ứng xử trong KINH DOANH .655 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .722 3 DẪN LUẬN Người Trung Hoa vốn dĩ rất được kính nể vì những kỳ tích họ đạt được trong mọi lãnh vực kinh tế. Điển hình như nông nghiệp, dù diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 15% tổng diện tích cả nước, nhưng sản lượng nông nghiệp chẳng những cung cấp đủ lương thực cho mọi người dân trong nước mà còn có sản lượng dư để xuất khẩu n ữa. Trong lãnh vực kinh doanh, họ cũng là những nhà kinh doanh kiệt xuất, đến nỗi khi họ đến cư trú ở bất kỳ quốc gia nào thì phần lớn đều đóng vai trò chủ chốt và là những đại gia trong làng kinh doanh. Sở dĩ họ có bản lĩnh như thế vì: 1. Người Trung Hoa không chỉ dùng đến những “kinh nghiệm truyền khẩu” theo kiểu “cha truyền con nối” mà họ đã sớm đúc kết thành nh ững học thuyết. Bởi vì, người Trung Hoa rất chịu khó ghi chép và có óc hệ thống hoá rất cao. 2. Tính cộng đồng được hình thành trên cơ sở gia đình mở rộng nên rất chặt chẽ và thể hiện rõ nét. Do đó, chỉ cần ở đâu có người Hoa là họ nhanh chóng bắt tay nhau để cùng làm ăn. 3. Tính nhất quán từ tư duy đến hành vi đều nằm trong một trật tự nhất định. Do đó, nói đến Trung Hoa, người ta nghĩ ngay đến một đất nước “cổ kính”, có một truyền thống văn hóa liên tục và lâu đời, được công nhận là một trong năm chiếc nôi văn hóa của thế giới. Bên cạnh đó, những phát triển vượt bậc của Trung Hoa trong thời kỳ hiện nay khiến cho nhiều nhà nghiên cứu không thể không chú ý đến “hiện tượng Trung Hoa”. Trung Hoa nổi lên như một hiện tượng khiến nhiều cường qu ốc trên thế giới cũng phải e dè. Các nhà kinh tế còn cho rằng : thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Trung Hoa. 4 Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ như hôm nay, và tiến trình ấy cũng là cơ hội để Việt Nam có những bước tiến vượt bậc khi hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Trong số các nước đang hợp tác đầu tư vào Việt Nam thì Trung Hoa là một đối tác không nhỏ, các công ty của họ đã đầu tư vào Việt Nam ở khá nhiều lĩnh vực. Do đó, việc tìm hiểu văn hóa kinh doanh củ a Trung Hoa để Việt Nam có thể trở thành đối tác cân sức là điều cần thiết. Đa số người Trung Hoa rất thành đạt trong con đường kinh doanh và có thể nói tài năng của họ chỉ đứng sau người Do Thái. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của họ? Đi tìm câu trả lời đòi hỏi một công trình nghiên cứu toàn diện về tất cả mọi lĩnh vực : đất nước, con người, v ăn hóa, kinh tế, chính trị … Trong giới hạn về khả năng và sự hiểu biết, người viết chỉ muốn nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể đó là : văn hóa kinh doanh của người Trung Hoa. Lĩnh vực này sẽ được phân nhỏ thành nhiều đề tài để thực hiện như : - Tính tôn ty và tính dân chủ trong các lý thuyết quản trị truyền thống Trung Hoa. - Phương thức kinh doanh truyền thố ng Trung Hoa dưới góc nhìn văn hóa. - Văn hóa kinh doanh của người Trung Hoa qua tư liệu điện ảnh. Trong đề tài thứ hai, tìm hiểu phương thức kinh doanh truyền thống Trung Hoa dưới góc nhìn văn hóa có nghĩa là vừa tìm hiểu những yếu tố văn hóa chi hối kinh doanh và vừa vận dụng những phương pháp của ngành văn hóa học để nghiên cứu vấn đề, cụ thể là vận dụng phương pháp liên ngành, nghĩ a là những thành tựu của các ngành khoa học điển hình như : sử học, nhân học, xã hội học, văn hóa học… và phương pháp loại hình. Tiếp đến, người viết sẽ sưu tầm tư liệu, dùng phương pháp phân tích và tổng hợp để rút ra những đặc điểm trong văn hóa kinh doanh truyền thống Trung Hoa. 5 Thực tế đã chứng minh rằng, kinh doanh là con đường làm giàu nhanh nhất. Kinh doanh ngày nay bao gồm ba lĩnh vực là sản xuất hàng hóa, buôn bán và dịch vụ, cả ba đều có chung mục đích cơ bản là kiếm lời. Nhà kinh doanh tìm mọi cách để thu về lợi nhuận nhiều nhất và nhanh nhất. Do kinh doanh là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, thiên về vật chất, nên trước đây người ta chỉ biết tìm cách làm cho đồng vốn c ủa mình sinh lãi chứ ít ai nghĩ đến kinh doanh cũng phải có văn hóa. Tuy nhiên, sự thất bại của nhiều tập đoàn kinh tế phương Tây khiến người ta phải nhìn nhận lại vấn đề. Đồng thời, người ta bắt đầu quan quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh, làm cho cái lợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh doanh có văn hoá) là xu hướng chung của các doanh nghiệp muốn tồ n tại và phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trong thời Phong kiến nói đến kinh doanh ít ai nghĩ đến nó bao gồm ba lĩnh vực sản xuất, buôn bán và dịch vụ, mà thường chỉ nghĩ đến những hoạt động thương mại là chính mà cụ thể là buôn bán kiếm lời. Riêng về mặt buôn bán ngày nay cũng không giống ngày xưa, buôn bán ngày nay luôn có những dịch vụ đi kèm như quảng cáo, tiếp thị… mà lúc khởi đầu kinh doanh chỉ gói gọn trong khuôn khổ trao đổi buôn bán mà thôi. Trung Hoa được cho là một quốc gia luôn có sự thay đổi giữa các giai đoạn thống nhất và chia rẽ chính trị, thỉnh thoảng quốc gia này lại bị các nhóm dân tộc bên ngoài chinh phục, một số nhóm thậm chí đã bị đồng hóa vào bên trong dân tộc Trung Hoa. Những ảnh hưởng chính trị và văn hóa từ nhiều thành phần dân tộc của Châu Á tràn tới cùng những đợt sóng di dân liên tục, đã hòa trộn để tạo thành hình ảnh của văn hóa kinh doanh ngày nay. Do đó, tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Trung Hoa không phải là một vấn đề nhỏ, hay đơn giản. Nó bao gồm rất nhiều khía cạnh 6 phức tạp, nếu như chỉ nhìn để miêu tả những gì người Trung Hoa thể hiện, thì cách nhìn ấy sẽ rất phiếm diện. Do đó, khi nghiên cứu đề tài, người viết phải cẩn thận xem xét từng khía cạnh mà đầu tiên là tìm hiểu phương thức kinh doanh truyền thống thời Phong Kiến Trung Hoa nhằm rút ra những yếu tố chi phối cách thức kinh doanh hiện nay của người Trung Hoa. Bên cạnh đó, đề tài còn nh ằm tìm hiểu sự thành công trong kinh doanh của người Trung Hoa để rút ra bài học thực tiễn cho ngành kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, người viết cũng mong muốn đề tài sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những nhà kinh doanh Việt Nam để họ có được những hiểu biết nhất định về đối tác của mình nếu có giao thương với các công ty Trung Hoa. Đề tài được trình bày trong khoảng 68 trang kể cả phần dẫn nhập và kết luậ n. Nội dung chính được chia thành ba chương : - Chương 1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn Với dung lượng khoảng 20 trang. Trong đó, người viết trình bày những vấn đề chung mang tính lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu vào đề tài. - Chương 2 Phương thức kinh doanh thời Phong kiến Trung Hoa. Dung lượng khoảng 20 trang. Chương này trình bày những yếu tố chính yếu mang tính tổng quan về cách thức tổ chức, vị trí và vai trò của ngành kinh doanh truyền thống Trung Hoa cũng như trình bày tổng quan về một số quốc gia buôn bán với Trung Hoa thời Phong kiến. - Chương 3 Bình diện văn hóa của kinh doanh truyền thống Trung Hoa. Với dung lượng khoảng 20 trang. Chương này người viết trình bày đề tài qua ba vấn đề : văn hóa nhận thức, tận dụng và văn hóa ứng xử trong kinh doanh của người Trung Hoa. 7 CHƯƠNG I : NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Những vấn đề chung Để trình bày đề tài một cách rõ ràng, người viết sẽ khởi đi từ những vấn đề chung, đó là những tiền đề giúp hiểu đề tài một cách thấu đáo. Vấn đề trước tiên là phân biệt các loại hình văn hóa. Đó là cách thức phân loại văn hóa theo những tiêu chí cụ thể. Ví dụ : nếu dùng không gian làm tiêu chí, ta sẽ có loại hình văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Nếu dùng kinh tế làm tiêu chí, ta sẽ có loại hình văn hóa gố c du mục và loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Nếu dùng tôn giáo làm tiêu chí, ta có loại hình văn hóa tôn giáo thế giới và loại hình văn hóa tôn giáo dân tộc … Trong đề tài này, người viết sẽ sử dụng kết hợp cả hai tiêu chí không gian và kinh tế để xem xét các vùng văn hóa và đúc kết những khác biệt của các vùng văn hóa dựa vào những nghiên cứu của các chuyên gia. Phương Đông và phương Tây như những khái niệm văn hoá được hình thành trong khu vực cựu lục địa Á-Âu (Eurasia). Ph ương Đông = Đông Nam; phương Tây = Tây Bắc. Sự khác biệt văn hóa của các vùng miền trên dựa vào sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Chính sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ấy đã hình thành nên những khác biệt về văn hóa. Sự khác biệt ấy được trình bày trong bảng sau : TIÊU CHÍ GỐC NÔNG NGHIỆP GỐC DU MỤC Vị trí địa lý Phương Đông – Đông Nam Phương Tây – Tây Bắc 8 Cựu lục địa Á Âu Khu vực Cận Đông – Trung Đông – Viễn đông + những gì không thuộc Châu Âu Châu Âu Địa hình Phức tạp: cao nhất, sâu nhất Đơn giản Khí hậu Nóng ẩm – sông nước Lạnh khô – băng tuyết Tiền kinh tế Hái lượm Săn bắt Kinh tế Trồng trọt Chăn nuôi Đơn vị trao đổi Lúa (thực vật) Bò (động vật) Văn minh Thực vật Động vật Nghệ thuật Hình thực vật Hình động vật Lối sống Định cư Du cư Thức ăn Thực vật Động vật Phong tục ăn uống Ăn chay Không ăn chay Lễ hội Cầu mùa (Tây nguyên) Chăn bò (Thụy Sĩ) Phát triển kinh tế Nông nghiệp Buôn bán Tổ chức xã hội Nông thôn Đô thị Tính chất đô thị Chính trị Công – thương nghiệp Tính chất KT - XH Nông nghiệp Công nghiệp Văn hóaVăn minh Gắn với văn hóa Gắn với văn minh Ứng xử với đồ vật không dùng đến Lưu giữ - Bỏ đi 9 Ứng xử với môi trường tự nhiên Tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên Coi thường – tham vọng chế ngự thiên nhiên Lối tư duy nhận thức Thiên về tổng hợp – coi trọng các mối quan hệ Thiên về phân tích, coi trọng yếu tố Nguyên tắc tổ chức cộng đồng Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ. Trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam. Cách thức tổ chức cộng đồng - Chủ động, thích nghi, linh hoạt (do môi trường, sinh hoạt). Coi trọng lệ hơn luật. - Tùy tiện - Có truyền thống tuân thủ các nguyên tắc. Coi trọng pháp luật. Có kỷ luật. - Cứng nhắc Nguyên tắc ứng xử với môi trường XH Dân chủ, trọng cộng đồng Quân chủ, trọng cá nhân Cách thức ứng xử với môi trường XH Dung hợp trong tiếp nhận Mềm dẻo, hiếu hòa trong ứng phó. Độc tôn trong tiếp nhận. Cứng rắn và hiếu thắng trong ứng phó. Tuy nhiên, những khác biệt kể trên chỉ mang tính tương đối, vì trong từng vùng từng miền sẽ lại có những đặc điểm rất riêng và cụ thể. Có khi tuy là vùng nông nghiệp có cách ứng xử văn hóa tương thích với loại hình gốc nông nghiệp, nhưng nhiều khi do điều kiện xã hội thay đổi, người ta cũng rất dễ tiếp nhận những cách ứng xử của văn hóa gốc du mục. Đó c ũng là biểu hiện của quy luật lượng – chất, lượng đổi đến một ranh giới nhất định thì chất cũng sẽ đổi theo; hay như quy luận liên hệ trong triết lý âm dương, đó là : trong âm có dương và trong dương có âm. Theo bảng trên thì vùng văn hóa gốc du mục sau này sẽ phát triển thương nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chế độ xã hội trong 10 vùng nông nghiệp do định cư khá yên ổn, lại theo chủ trương tự cung tự cấp, do đó nhu cầu trao đổi buôn bán không nhiều. Dân nông nghiệp thường tận dụng những gì trong môi trường sống để tự đáp ứng những nhu cầu của mình trong những điều thiết yếu như : ăn, mặc, ở, đi lại. Trong khi cư dân du mục chỉ có đàn gia súc không thể tự cung tự cấp m ọi nhu cầu thiết yếu. Do đó, họ cần có sự trao đổi hàng hóa nhằm có đủ những sản phẩm khả dĩ đáp ứng được những nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó, cuộc sống du cư cũng giúp họ nhìn thấy “độ chênh lệch” của các sản phẩm của vùng này so với vùng khác và có thể từ đó đã phát sinh trong họ ý định buôn bán, trao đổi hàng hóa để tìm kiếm lợi nhu ận. Mối quan tâm của con người mọi thời dường như chỉ gói gọn trong hai chữ DANH và LỢI. Bởi vì, đó cũng là con đường dẫn người ta đến GIÀU và SANG. Tuy nhiên, do con người còn bị chi phối bởi văn hóa dân tộc và tính cách riêng nên có thể hướng sự coi trọng của mình đến mặt này hay mặt khác. Có dân tộc coi trọng danh hơn lợi, có dân tộc trọng lợi hơn danh, nhưng cũng có dân tộc coi trọng cả hai thứ. Ng ười coi trọng danh thường lưu tâm đến những giá trị tinh thần, kẻ coi trọng lợi lại phóng tầm nhìn của mình về vật chất. Người Trung Hoa sẽ coi trọng gì? Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, trên thế giới ngoài hai vùng Phương Đông, phương Tây thì có một vùng khá lớn được gọi là vùng chuyển tiếp. Tuy vùng này vẫn thường được xếp vào Phương Đông, nhưng khi so sánh với những vùng thuần nông như Đông Nam Á, hay Nam Á thì vùng này có sự khác biệt khá l ớn. Đó là sự khác biệt về địa hình : nơi đây có nhiều núi, cao nguyên và sa mạc; và một số khác biệt về văn hóa như chất dương tính

Ngày đăng: 10/12/2013, 18:18

Hình ảnh liên quan

Địa hình Phức tạp: cao nhất, sâu nhất  - Đề tài PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA dưới góc NHÌN văn hóa

a.

hình Phức tạp: cao nhất, sâu nhất Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan