Đề tài phân tích mối quan hệ chiphí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH đăng long

82 388 0
Đề tài phân tích mối quan hệ chiphí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH đăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Bước chân vào nền kinh tế thế giới đã mở ra thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ rộng lớn, đầu tư quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh, giành lấy thị phần trên thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Trước sự cạnh tranh đó, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển cần phải lựa chọn cho mình một con đường phù hợp với doanh nghiệp mình và những quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt và kịp thời trong định giá bán sản phẩm, hoạch định chiến lược bán hàng như thế nào để đạt được hiệu quả cạnh tranh vớ i các doanh nghiệp khác và mang lại lợi nhuận kỳ vọng. Để có được các quyết định đúng đắn, kịp thời thì nhà quản trị cần phải căn cứ vào nhiều nguồn thông tin do nhiều bộ phận cung cấp mà thông tin do kế toán quản trị cung cấp giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch, sẽ là công cụ đắc lực phục vụ cho các nhà quản trị trong việc quản lý, kiểm soát và ra quyết đị nh. Quyết định của nhà quản trị là vô cùng quan trọng, làm thế nào để đạt được lợi nhuận mong muốn, đòi hỏi nhà quản trị phải lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất. Trong đó, phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận là xem xét mối quan hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, biến phí, định phí và lợi nhuận, là cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định trong kinh doanh, lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ nhằm khai thác hiệu quả sản xuất kinh doanh. [5] Cũng chính vì vậy mà em quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty TNHH Đăng Long ”, việc nghiên cứu này không chỉ giúp em có thể tìm hiểu trên lý thuyết mà còn đi sâu vào thực tế tạ i công ty TNHH Đăng Long để có thể hiểu rõ hơn về đề tài này. 2 2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài Trong ngắn hạn, năm 2011 sẽ tiếp tục chứng kiến sự phục hồi ở những nền kinh tế trên thế giới. Hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được hồi phục nhanh hơn sau khi có sự phục hồi chậm trong năm 2010. Hơn nữa, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong nh ững thị trường đầu tư hấp dẫn và nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Những điều này tạo ra những ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam để có thể duy trì tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2011. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớ n hơn, nhất là trong bối cảnh hậu khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản.[10] Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận sẽ là cơ sở giúp nhà quản trị đư a ra những quyết định sáng suốt trong kinh doanh, lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ nhằm khai thác hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đề tài này không còn xa lạ, đã được nhiều doanh nghiệp và các nhà quản trị áp dụng vào thực tế tại doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Vận dụng vào tình hình thực tế tại công ty TNHH Đăng Long, một doanh nghiệp ch ế biến gỗ xuất khẩu, phân tích sự tác động qua lại giữa các nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí và kết cấu hàng bán, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại đó đến lợi nhuận, phân tích điểm hoà vốn, lợi nhuận … sẽ là cơ sở để nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình. 3 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Thu thập dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ những số liệu bên trong doanh nghiệp, các tài liệu tham khảo bên ngoài liên quan đến đề tài. 3 Xử lý dữ liệu đã thu thập được: thông qua các phương pháp diễn dịch, mô tả, tổng hợp để có thể đưa ra kết luận và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. 4 Đối tượng nghiên cứu Các chi phí phát sinh, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận đạt được tại công ty TNHH Đăng Long. 5 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận như một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích, sự tác động qua lại giữa các nhân tố khối lượng tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí và kết cấu mặt hàng, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại đó đến lợi nhuận. - Từ thực tiễn đi vào phân tích mối quan h ệ C-V-P tại công ty TNHH Đăng Long, nhằm giúp cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp đưa ra các quyết định như lựa chọn về giá bán, chi phí, xây dựng chiến lược bán hàng … - Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và đi vào phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức kế toán quản trị trong công ty. Thời gian nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2010. Không gian nghiên cứu : Công ty TNHH Đăng Long 6 Những đóng góp của đề tài Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và đi vào phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty TNHH Đăng Long đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền s ản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược marketing. 4 7 Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài bố cục thành 3 chương như sau : Chương 1 : Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận. Chương 2 : Phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty TNHH Đăng Long. Chương 3 : Nhận xét và đưa ra kiến nghị. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN 1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. [6] Do đặc thù của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định quản lý kịp thời, nên việc phân loại chi phí trong kế toán quản trị khác với kế toán tài chính. Trong kế toán tài chính, chi phí thường được phân loại theo đối tượ ng chịu chi phí hoặc theo chức năng của chi phí. Trong kế toán quản trị thường phân loại chi phí theo mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị, tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng.[8] Cách phân loại chi phí chủ yếu sử dụng trong kế toán quản trị là phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động (số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động .). Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp.[8] 1.1.1 Chi phí khả biến (Variable costs) Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng, và ngược lại. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. [5] * Chi phí khả biến thực thụ (biến phí tuyến tính) [8] Chi phí khả biến thực thụ là những chi phí khả biến có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động. [5] 6 Nếu ta gọi: a: Giá trị chi phí khả biến tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động. x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được. Ta có tổng giá trị chi phí khả biến (y) sẽ là một hàm số có dạng: y = ax Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của chi phí khả biến theo mức độ hoạt động như sau: y (Biến phí) y = ax x (Mức độ hoạt động) (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] Đồ thị 1.1 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến * Chi phí khả biến cấp bậc [5] Chi phí khả biến cấp bậc là những loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi chi phí khả biến cấp bậc có dạng như sau: y (Chi phí khả biến cấp bậc) x (Mức độ hoạt động) (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] Đồ thị 1.2 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc 7 * Dạng phi tuyến của chi phí khả biến và phạm vi phù hợp [5] Trong thực tế người ta thấy rằng có rất nhiều loại chi phí khả biến không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của nó có thể là những đường cong khá phức tạp. Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét. Nếu ph ạm vi càng nhỏ thì đường cong sẽ càng tiến dần về dạng đường thẳng. Phạm vi được qui định bởi sức sản xuất tối thiểu và sức sản xuất tối đa của đơn vị được xem là phạm vi phù hợp để nghiên cứu những chi phí khả biến loại này. Đồ thị 1.3: Phạm vi phù hợp của chi phí khả biến không thực thụ 1.1.2 Chi phí b ất biến Một khoản mục chi phí được xem là loại chi phí bất biến khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì tính theo tổng số tiền nó không thay đổi, còn tính theo một đơn vị căn cứ ứng xử nó sẽ thay đổi. [3] * Chi phí bất biến bắt buộc Chi phí bất biến bắt buộc là những chi phí bất biến có tính chất cơ cấu, liên quan đến cấu trúc tổ chức c ủa một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi, nếu muốn thay đổi loại chi phí bất biến này phải cần một khoảng thời gian tương đối dài. Chẳng hạn như khấu hao nhà xưởng, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí về lương… Về phương diện toán học, chi phí bất biến bắt buộc thể hiện theo phương trình: Phạm vi phù hợp Chi phí Mức độ hoạt động (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] 8 y = a với a là hằng số. Đường biểu diễn chi phí bất biến bắt buộc như sau: * Chi phí bất biến không bắt buộc [5] Chi phí bất biến không bắt buộc là những chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự toán của doanh nghiệp, do hành động của nhà quản trị quyết định khối lượng định phí này trong từng kỳ kinh doanh. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồ i dưỡng nghiên cứu… Chi phí bất biến không bắt buộc có hai đặc điểm : - Có bản chất ngắn hạn. - Có thể giảm chúng trong những trường hợp cần thiết. Đường biểu diễn chi phí bất biến không bắt buộc như sau: Chi phí Mức độ hoạt động (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] Đồ thị 1.4: Chi phí bất biến bắt buộc y = a Chi phí Mức độ hoạt động (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] Đồ thị 1.5: Chi phí bất biến không bắt buộc 9 * Phạm vi phù hợp của chi phí bất biến không bắt buộc (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng trong các trường hợp chi phí bất biến, nhất là các chi phí bất biến có bản chất không thực thụ. Khi một công ty mở rộng mức độ hoạt động, có thể mua thêm các trang thiết bị sẽ làm cho chi phí bất biến tăng lên. Tuy nhiên, chi phí bấ t biến được nghiên cứu trong phạm vi phù hợp và trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. [5] 1.1.3 Chi phí hỗn hợp [5] Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở một mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định. Nếu ta gọi: y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích. Mức độ hoạt động Phạm vi phù hợp Chi phí Đồ thị 1.6: Phạm vi phù hợp của chi phí bất biến không bắt buộc 10 a: Biến phí cho một đơn vị hoạt động. b: Tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ. x: Số lượng đơn vị hoạt động. thì phương trình biểu diễn sự biến thiên của chi phí hỗn hợp là một phương trình bậc nhất có dạng: y = ax + b Có thể minh hoạ sự biến đổi của chi phí hỗn hợp trên đồ thị như sau: y Chi phí y = ax + b x Mức độ hoạt động (Nguồn: Kế toán quản trị) [5] Đồ thị 1.7. Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp Nhằm phục vụ việc lập kế hoạch, phân tíchquản lý chi phí, cần phải phân tích các chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và yếu tố bất biến. Việc phân tích này được thực hiện bằng một trong ba phương pháp: phương pháp c ực đại, cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất. Phương pháp cực đại, cực tiểu (the high-low method) Phương pháp cực đại, cực tiểu tiến hành phân tích chỉ theo số liệu ở hai "điểm" thời gian có mức độ hoạt động đạt cao nhất và thấp nhất với giá trị chi phí hỗn hợp tương ứng của chúng. Một cách khái quát, phương pháp này được thực hi ện qua trình tự các bước như sau:

Ngày đăng: 10/12/2013, 15:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan